56 19,45 Trước những hành
3.3.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa cho sinh viên thơng qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.3.2.1. Mục tiêu
Đổi mới phương pháp và hồn thiện hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của SV nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của SV trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.
3.3.2.2. Nội dung biện pháp
Phân tích, đánh giá các phương pháp và hình thức đã và đang thực hiện để kịp thời phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế. Xây dựng các phương pháp, mơ hình tổ chức đặc thù gắn với nhiệm vụ giáo dục VHƯX, đáp ứng nhu cầu hoạt động của SV và điều kiện tổ chức của nhà trường.
Bồi dưỡng và phát huy vai trò chủ thể của SV trong tất cả các khâu của hoạt động, đáp ứng nhu cầu và tính tự chủ của SV. Tổ chức cho SV thiết kế, thực hiện hoạt động, đóng góp ý tưởng và sáng tạo, mở rộng nhiều cách thức thể hiện, làm phong phú các phương pháp và hình thức hoạt động.
3.3.2.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện
Nhà trường cần xây dựng và triển khai kế hoạch chỉ đạo các tổ chức chính trị, giáo dục trong nhà trường tổ chức hoạt động GDNGLL nhằm giáo dục VHƯX cho SV. Trong kế hoạch, cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, phạm vi và thời gian tổ chức để các lực lượng liên quan thực hiện.
Xây dựng lực lượng tổ chức hoạt động trong và ngoài nhà trường. Phát huy vai trị tiên phong của Đồn thanh niên, Hội SV trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Phát huy tính chủ thể trong hoạt động của SV. Một số hình thức giáo dục VHƯX cho SV thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL như:
Tổ chức hội thi SV thanh lịch; Thi cặp đơi hồn hảo; Thi văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao theo định kì. Thi tìm hiểu và thể hiện về văn hóa, đạo đức.
Tổ chức triển lãm tranh, hội chợ theo các chủ đề giáo dục VHƯX. Các hoạt động sáng tạo theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
Tổ chức các hoạt động thực tế, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống của các dân tộc ở địa phương nơi trường đóng; Tuyên truyền, cổ động để giữ gìn và phát huy thành tựu văn hố của dân tộc.
Tọa đàm, thảo luận, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn về lối sống văn hoá, đạo đức SV trong thời đại mới gắn với yêu cầu phát triển nhân cách SV phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn mơi trường văn hố... Để thực hiện được biện pháp này thì các lực lượng giáo dục trong trường cần tham gia nhiệt tình, tích cực xây dựng và tổ chức hoạt động GDNGLL cho SV. Phát triển lực lượng nhà sư phạm có năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho SV đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đồn, Hội, đội ngũ cán bộ nịng cốt trong SV có khả năng tổ chức hoạt động GDNGLL. Các hoạt động được xây dựng và tổ chức cho SV phải đảm bảo tính mục đích của giáo dục VHƯX; phù hợp với đặc điểm SV; đảm bảo yếu tố vùng - miền trong tiếp cận các vấn đề văn hóa - giáo dục; đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các phương pháp và hình thức thể hiện; thu hút được số đông SV tham gia; đảm bảo được tính khả thi trong điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí.