Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục văn hoá văn hóa ứng xử cho sinh viên

Một phần của tài liệu 26872 (Trang 57 - 64)

56 19,45 Trước những hành

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục văn hoá văn hóa ứng xử cho sinh viên

cho sinh viên

Tìm hiểu vấn đề này chúng tơi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy/cơ có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giáo dục VHƯX cho SV?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14: Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc (đánh giá của giảng viên).

Mức độ ảnh hưởng Nhiều Bình

thường

K0 ảnh hưởng Nguồn thông tin

SL % SL % SL %

Sự tự nhận thức của bản thân 38 95,0 2 5,0 0 0 Truyền thống của dân tộc, của gia

đình 22 55,0 18 45,0 0 0

Nhân cách, lối sống và phương pháp

giáo dục của thầy/cô giáo 37 92,5 1 2,50 0 0 Các hoạt động của Đoàn, Hội SV 30 75,0 10 25,0 0 0 Các phương tiện thông tin đại chúng

(Mạng Internet, sách báo, đài phát thanh, truyền hình)

35 87,5 5 12,5 0 0

Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục VHƯX cho SV trước hết là sự tự nhận thức của bản thân (95,0%). Yếu tố thứ hai được GV đánh giá có nhiều ảnh hưởng là nhân cách, lối sống và phương pháp giáo dục của thầy/cô giáo (92,5%). Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là các phương tiện thông tin đại chúng (87,5%)

Như đã phân tích ở trên, do đặc thù là trường nghệ thuật nên sĩ số SV của một lớp học rất ít do đó thầy/cơ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với SV nên chính nhân cách, lối sống và phương pháp giáo dục của thầy/cơ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và lối sống của SV.

Cũng câu hỏi đó chúng tơi tiến hành điều tra trên SV, xem SV đánh giá ảnh hưởng đến VHƯX của mình là do những yếu tố nào. Kết quả thu được ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc (đánh giá của sinh viên).

Mức độ ảnh hưởng Nhiều Trung bình K 0 ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hưởng SL % SL % SL % Sự tự nhận thức của bản thân 266 92,4 22 7,64 0 0 Truyền thống dân tộc, gia đình 128 44,4 154 53,5 6 2,08 Nhân cách, lối sống và phương pháp

giáo dục của thầy/cô 244 84,7 32 11,1 12 4,17 Các hoạt động của Đoàn, Hội SV 117 40,6 121 42,0 50 17,4 Các phương tiện thông tin đại chúng

(Mạng Internet, sách báo, đài phát thanh, truyền hình...)

174 60,4 97 33,6 17 5,90

Sự tự nhận thức của bản thân cũng được SV xác định là yếu tố có ảnh hưởng

nhiều nhất đến VHƯX của SV (92,4%).

Với mơ hình lớp học rất ít SV nên mối quan hệ giữa GV và SV ở Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc là mối quan hệ liên nhân cách rất gần gũi. Do đó, yếu tố

“nhân cách, lối sống và phương pháp giáo dục của thầy/cô” được SV đánh giá là

yếu tố ảnh hưởng thứ hai (84,7%). Kết quả này cũng thống nhất với sự đánh giá của GV và cho thấy những triết lý của cha ông ta đến nay vẫn được thế hệ SV thừa nhận: “thầy là tấm gương cho người học noi theo, thầy có giỏi thì trị mới giỏi”.

Yếu tố thứ ba được SV cho là có sự ảnh hưởng nhiều đến sự tiếp thu kiến thức VHƯX đó là các phương tiện thơng tin đại chúng. Thế giới đang biến đổi hàng ngày, hàng giờ, lượng tri thức tăng lên theo cấp số nhân. Xuất hiện thuật ngữ mới chỉ thế giới phát triển đó là “thế giới phẳng” vì vậy SV có điều kiện tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau qua mạng Internet, qua sách báo, đài phát thanh, truyền hình. Do đó, SV lựa chọn đây là nguồn cung cấp thông tin rất nhiều cho các em về VHƯX là điều dễ hiểu.

Truyền thống dân tộc, của gia đình xếp ở vị trí thứ tư (chiếm 44,4%). Điều

này cho thấy, yếu tố thuộc về gia đình vẫn là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng về VHƯX của SV. Truyền thống đạo đức của dân tộc, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Đặc biệt với SV, các em đã hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan tâm, mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình…Mơi trường giáo dục gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống, hành vi ứng xử của các em. Một gia đình có nền nếp gia phong, cha mẹ yêu thương, quan tâm, lắng nghe và tôn trọng con cái, các thành viên trong gia đình yêu thương đùm bọc lẫn nhau…sẽ giúp các em có được nền tảng đạo đức vững chắc. Truyền thống gia đình sẽ hình thành nên phong cách sinh hoạt trong nề nếp, vệ sinh, gọn gàng, ăn nói hịa nhã, văn minh, lịch sự…Ngoài ra, truyền thống gia đình cịn khuyến khích những thái độ, hành vi tốt trong giao tiếp, ứng xử của các em. Từ thuở thơ ấu, bài học đầu đời dành cho con trẻ chính là việc chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con cơ bác khi tiếp xúc gặp gỡ. Khi có khách đến nhà, cha mẹ thương nhắc nhở con cái “Vòng tay chào ông/bà/bác/chú đi con”. Sự coi trọng việc giáo dục lễ phép cho con cái đã dần hình thành nên nhân cách tốt nơi các em. Một gia đình với lối sống có văn hóa, đạo đức sẽ mơi trường tốt để ươm mầm nhân cách tốt của con cháu [8, tr.25].

Các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội SV cũng đóng góp vai trị đáng kể trong việc cung cấp tri thức VHƯX cho SV (40,6%). Ứng xử có văn hóa giúp SV có được vị thế xứng đáng trong xã hội, tự tin trước tập thể, thể hiện trách nhiệm của công dân trẻ, là kênh để SV học hỏi nhiều điều mới mà sách vở, thầy/cô chưa có điều kiện đề cập đến. Tổ chức Đồn thanh niên, Hội SV là nguồn cung cấp thơng tin hiệu quả nhất giúp SV lĩnh hội nhanh, nhiều và chất lượng những kiến thức về VHƯX. Trong hoạt động của mình, Đồn thanh niên và Hội SV Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc đã làm rất tốt công việc này. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một lượng rất nhỏ SV cho rằng hoạt động của các tổ chức Đoàn, Hội chưa sôi nổi, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của SV. Một số ý kiến đánh giá của SV về vấn đề này:

cũng mới chỉ chú trọng đến những hoạt động liên quan đến chuyên môn được đào tạo của SV (Nhạc, Thanh nhạc, Họa, Múa...). Do đó, Đồn thanh niên, Hội SV cần phối hợp với Khoa kiến thức đại cương mở các lớp học ngoại ngữ, các câu lạc bộ ngoại ngữ (Tiếng Anh, tiếng Trung) để SV hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ trên lớp tốt hơn, SV có thêm phương tiện giao tiếp, tự tin hơn khi giao lưu với bạn bè. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp với bạn bè nước ngồi góp phần tiếp thu và hình thành ở SV những hành vi ứng xử có văn hóa.

- Trong hoạt động của mình Đồn Thanh niên và Hội SV mới chỉ tổ chức giao lưu với các trường cao đẳng, đại học thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch nên chưa học hỏi được nhiều nét VHƯX mới bởi lẽ các trường này đều là khối trường nghệ thuật nên có nhiều điểm tương đồng. Đoàn Thanh niên, Hội SV cần tăng cường mở rộng sự hợp tác với các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong phạm vi Việt Nam và xa hơn nữa là hợp tác quốc tế thơng qua những chương trình du học, giao lưu học thuật, hợp tác nghiên cứu, dã ngoại…Qua đó, SV có thể trao đổi văn hóa, phong tục…để cùng nhau phát triển, giúp SV khơng chỉ tiếp cận trí tuệ, văn minh thế giới mà còn làm đẹp VHƯX trong học đường.

Qua đây, chúng ta nhận thấy tại Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc những yếu tố thuộc về nhà trường không phải là nguồn quan trọng cung cấp tri thức VHƯX cho SV. Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay hầu như chỉ tập trung bồi dưỡng cho SV năng lực chun mơn, cịn phẩm chất chưa được coi trọng. Trò chuyện với các SV, một số SV khi được hỏi tên của các GV bộ môn, họ không thể nhớ nổi và cho rằng “học xong, thi xong là chúng em quên”. Khi hỏi một SV về ấn tượng của GV đã dạy, SV ấy trả lời rằng: “cơ/thầy có giọng nói to, rõ, lơi cuốn khơng buồn ngủ”. Chỉ có một SV trong số được hỏi đề cập tới một cô giáo quan tâm đến SV và hỏi thăm đời sống SV. Một số GV cũng nhận định: “Với các tiết học được xếp như hiện nay (4 tiết/buổi, một học kỳ kéo dài 15 tuần) đa số những môn học đều trải dài trên 15 tuần. Do đó, GV đến lớp chỉ mong hoàn thành nội dung mơn học đã là tốt rồi, khó mà có thời gian để tiếp xúc và tìm hiểu SV của mình”. Có lẽ nhà trường, trong đó cụ thể là đội ngũ nhà giáo cần phải lưu ý: ngồi việc bồi

dưỡng để các em có được năng lực vào đời nên cố gắng sắp xếp thời gian để tìm hiểu SV của mình cũng như bồi dưỡng cho các em kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng xử linh hoạt có văn hóa để SV trở thành những nhân cách toàn vẹn. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên và Hội SV cũng cần có những hoạt động thiết thực để lôi kéo SV tham gia giúp SV có những kinh nghiệm sống tích cực và có cách ứng xử văn minh, phù hợp với xã hội hiện đại.

Bên cạnh việc đã làm được cịn có một số công việc làm chưa tốt hoặc chưa làm được do gặp phải khó khăn và trở ngại. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tơi sử dụng câu hỏi số 9 trong phần phụ lục dành cho GV. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16: Khó khăn của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc trong cơng tác giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên.

TT Khó khăn, trở ngại SL %

1 Giảng viên thiếu nhiệt tình, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm 15 37,5 2 Giáo dục văn hóa ứng xử là nội dung mới 11 27,5 3 Hạn chế về thời gian do chưa phải là mơn học chính khóa 35 87,5

4 Sinh viên không quan tâm 10 25,0

5 Phương pháp và cách thức tổ chức chưa phù hợp 14 35,0

6 Thiếu tài liệu 35 87,5

Qua bảng 2.16 chúng tơi thấy khó khăn trở ngại lớn nhất của nhà trường trong công tác giáo dục VHƯX cho SV là: thiếu tài liệu, hạn chế về thời gian do chưa không phải là môn học chính (87,5%). Đúng vậy, vì đây không phải là môn học nên GV chưa được cung cấp những tài liệu, giáo trình bài bản nên sẽ khơng có được hệ thống tri thức khoa học, logic dẫn đến GV gặp khó khăn trong việc lựa chọn tri thức, khó khăn trong chuyển tải nội dung, khó khăn trong việc lồng ghép nội dung. Khi chúng tôi hỏi: Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục VHƯX cho SV theo thầy/cơ chúng ta phải làm gì? (Đánh số thứ tự theo mức độ quan trọng từ một đến hết). Các ý kiến tập trung nhất là:

- Trở thành mơn học chính thức: 67,5% (27/40).

Như vậy có thể thấy để tiến hành GDVHƯX cho sinh viên đạt hiệu quả, cần thiết phải có sự phối kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều lực lượng giáo dục. Tuy nhiên nhận thức đúng được tầm quan trọng và ý nghĩa thì sẽ có nghị lực để khắc phục những khó khăn, để tiến hành hoạt động đạt kết quả cao.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục VHƯX cho SV của Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc chúng tôi thấy:

Đa số GV Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc đã nhận thức đúng tầm quan

trọng của công tác giáo dục VHƯX cho SV và đã có những biện pháp giáo dục VHƯX phát huy được tác dụng giáo dục

Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập quốc tế, có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa các biện pháp giáo dục của nhà trường chưa thực sự bắt nhập với xu thế mới, chưa thực sự mang lại hiệu quả giáo dục cao. Qua nghiên cứu thực trạng chúng tôi nhận thấy nhận thức của GV, SV về VHƯX chưa đồng đều. Giáo dục VHƯX cho SV mới chỉ được tiến hành thơng qua hoạt động ngoại khóa, lồng ghép qua một số môn học chiếm ưu thế nhưng chưa được phổ biến và chưa được tiến hành thường xuyên; GV cịn thiếu chun mơn nghiệp vụ để tổ chức giáo dục vấn đề này. Thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường nên hiệu quả giáo dục chưa cao.

Chương 3: Một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên

Một phần của tài liệu 26872 (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)