Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ỨNG DỰNG PHẨM MÀU CÂY LÁ CẮM (Trang 41)

a. Sự xuất hiện của phổ hấp thụ nguyên tử

Nếu ta chiếu một chùm tia sáng có bước sóng xác định vào đám hơi nguyên tử tự do sẽ hấp thụ các bức xạcó bước sóng ứng đúng với những tia bức xạ mà có thể phát ra được trong quá trình này gọi là phổ hấp thụ nguyên tử.

Nghiên cứu sự phụ thuộc cường độ một vạch phổ hấp thụ của một nguyên tố vào nồng độ C của nguyên tố đó trong mẫu phân tích, người ta rút ra được kết luận sau: Trong một vùng nồng độ nhỏ, mối quan hệ giữa cường đồ vạch hấp thụ và số nguyên tử của các nguyên tốđó trong đám hơi cũng tuân theo định luật Lambert – Beer .

D = C.L

b. Nguyên tắc của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử

Trong điều kiện bình thường, nguyên tử không hấp thụhay phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ. Lúc này nguyên tử tồn tại ở trạng thái cơ bản, đó là trạng thái năng lượng bền vững và nghèo năng lượng nhất của nguyên tử. Nhưng khi ở trạng thái hơi nguyên tử tự do, nếu ta chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng (tần số) xác định vào đám hơi nguyên tử đó thì các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ các bức xạcó bước sóng nhất định ứng đúng với những tia bức xạ mà nó có thểphát ra được trong quá trình phát xạ. Lúc đó nguyên tửđã nhận năng lượng dưới dạng các tia bức xạ và nó chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản. Quá trình đó được gọi là quá trình hấp thụ năng lượng nguyên tử. Phổ sinh ra trong quá trình này gọi là phổ hấp thụ nguyên tử [7].

Trong phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, đám hơi nguyên tử mẫu trong ngọn lửa hay trong cuvet graphit là môi trường hấp thụ bức xạ. Phần tử hấp thụ năng lượng muốn có phổ hấp thụ nguyên tửthì trước hết phải tạo ra được đám hơi nguyên tử tự do và sau đó, chiếu vào nó một chum tia sáng có những bước sóng xác định ứng đúng với các tia phát xạ của nguyên tố cần nghiên cứu. Khi đó các nguyên tử tự do sẽ hấp thụnăng lượng và tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử của nó.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ỨNG DỰNG PHẨM MÀU CÂY LÁ CẮM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)