Củ: từ “củ” dùng phổ biến để chỉ cơ quan nằm dưới đất có thể do thân hoặc
rễ tạo ra. Củ thường chứa chất dự trữ và có thể có khả năng sinh sản vô tính.
Củ nghệ còn gọi là khương hoàng, tên khoa học là Rhizoma Curcumae longa. Khương hoàng có vị cay, đắng, tính ôn. Tác dụng ngã chấn thương bầm tím ứ huyết, mụn nhọt.
Rễ củ nghệ: còn gọi là Uất kim, tên khoa học là Radix curcumae longae. Uất kim tính hàn, vị cay, đắng. Tác dụng đau vùng ngực bụng, chữa thổ huyết, chảy máu cam, đi tiểu ra máu.
Sự khác nhau giữa khương hoàng và uất kim: khương hoàng và uất kim là 2 bộ phận của cây nghệ vàng, là 2 vị thuốc khác nhau, không phải là 2 tên của một vị thuốc như một số sách vẫn ghi. Để chữa bệnh viêm loét dạ dày và hành tá tràng Đông y dùng uất kim, còn bên Tây y dùng khương hoàng. Lưu ý khương hoàng là củ nghệ, không phải củ gừng vàng (dịch từ Khương hoàng), hai vị này có lúc cùng dùng trong một số bài thuốc Đông y.
Sự khác biệt giữa khương hoàng và uất kim: cả hai đều trị khí trong huyết. Nhưng khương hoàng thiên đi ra ngoài, chữa đau do khí trệ huyết ứ phần ngoài cơ thể. Còn uất kim thiên đi lên thượng tiêu chữa vùng ngực đau và khí bế tắc.
Theo tính dược thì khương hoàng tính ôn nên được chỉ định phong hàn bế kinh, chậm kinh. Còn uất kim tính hàn nên được chỉ định trị phong nhiệt, trị loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Gần đây, Trung Quốc dùng uất kim để phòng chống cholesterol máu cao. Còn Việt Nam lại dùng khương hoàng hạ cholesterol máu cao [2].