Dược tính và các nghiên cứu khoa học về củ nghệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG TINH DẦU VÀ MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA CỦ NGHỆ VÀNG KON TUM (Curcuma longa Linnaeus) (Trang 34 - 36)

Củ nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, cả Phương Đông lẫn Phương Tây, đều sử dụng như một loại thảo dược trị bách bệnh.

Chất curcumin trong nghệ có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, làm lành vết thương, thông mật, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, đường tiết niệu, curcumin còn là chất chống oxy hoá mạnh. Nó có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và các loại men độc hại gây ung thư có trong thức ăn hằng ngày. Phần lớn các tính năng này đã được phát hiện từ lâu, nhưng chưa có công nghệ sản suất hoạt chất curcumin nên người ta sử dụng dưới dạng bột nghệ khô trộn với mật ong để điều trị một số bệnh đường tiêu hoá[26].

Tác dụng đối với sự chuyển hoá lipit: Cholesterol thuộc nhóm lipit là nhu cầu cơ thể để tạo ra các hoạt chất và hormon cần thiết cho con người. Song nếu hàm lượng cholesteol trong máu mà cao quá mức cần thiết thì sẽ bám vào thành mạch khiến cho động mạch bị hẹp lại, tính đàn hồi và độ bền giảm đi, máu khó lưu thông, thậm chí có thể gây ra tắc nghẽn. Curcumin đã làm giảm lượng cholesteol có trong máu [25].

Chất curcumin I có tác dụng ức chế invitro sự phát triển của trực khuẩn lao ở nồng độ tối thiểu 25 µg/ml.

Tác dụng kháng sinh: M. Semiakin và cộng sự đã chứng minh curcumin I có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis ở nồng

độ 25/ml, ngoài ra curcumin I còn có hiệu lực đối với Salmonelle paratyphi ở

nồng độ 200 /ml, với Staphyllococcus aureus ở nồng độ 50 /ml, nấm

Trychophyton gypcum ở nồng độ 25 /ml.

Tác dụng chống đông máu : Bằng phương pháp đo sự tái tạo Canxi trên chuột nhắt đực, curcumin I, II và III đều được chứng minh là những hoạt chất chống đông máu của nghệ. Srivastava và cộng sự đã chứng minh là curcumin dùng với liều giữa 25 và 100 mg/kg (tiêm phúc mạc) đã ức chế sự ngưng kết tiểu cầu do collagen…

bào gan (cholerelique) và có tác dụng thông mật (cholagogue). Tinh dầu nghệ có tác dụng sát trùng đối với staphylococ và kìm hãm sự phát triển của nhiều vi sinh vật khác. Tinh dầu nghệ được dùng để tạo mùi thơm cho thực phẩm và một số lượng nhỏ được dùng làm hương liệu [21].

Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của nhà xuất bản

Khoa học và Kỹ thuật thì trước đây người ta đã chứng minh curcumin có hoạt tính ức chế HAT chuyên biệt cho p300/CBP. Tác giả tìm thấy curcumin giảm acetyl hóa gây ra bởi phì đại cơ tim, và giảm khả năng bám vào DNA của GATA4, Curcumin cũng phá vỡ phức hợp p300/GATA4 ở tim chuột cống bị cao huyết áp khi thử nghiệm. Từ những kết quả này, tác giả kết luận ức chế hoạt động của p300 HAT bởi curcumin có thể cung cấp một phương thức điều trị suy tim mới ở người.

Các nhà khoa học Mỹ còn cho rằng curcumin thuộc thế hệ mới chống ung thư theo cơ chế huỷ diệt từ từ các tế bào ung thư, trong khi các tế bào lành tính vẫn được bảo vệ. Đây là điều khác biệt hoàn toàn với các chất điều trị ung thư thế hệ trước.

Trong các chủng loại thuốc chống ung thư thế hệ mới này thì curcumin có hoạt tính mạnh nhất. Người ta cũng khuyên người khỏe mạnh nên uống curcumin hoặc ăn thức ăn có curcumin như bột cary hằng ngày. Các nhà khoa học còn khuyên đưa curcumin vào các thực phẩm như dầu ăn, bánh kẹo, sữa, sữa chua, bơ, phomat, thức ăn kiêng cho người bị ung thư.

Tính an toàn của nghệ đã được chứng minh ở nước ngoài và Việt Nam qua một số công trình sau: Shankar và cộng sự đã chứng minh nghệ không độc qua thử nghiệm cho chuột cống trắng, chuột cống và khỉ rồi quan sát bằng mô học, tế bào học của tim, gan, thận. Khi khảo sát hoạt chất l curcumin, Wahlstrom và Blennow cho chuột cống uống curcumin với liều 5g/kg, nhận thấy nghệ tỏ ra không độc. Thử nghiệm trên động vật, cho chuột nhắt trắng uống nghệ thấy không có những thay đổi gì đáng kể với các tế bào tuỷ xương, những biến dạng của nhiễm sắc thể.

Điều đáng chú ý các nghiên cứu tác dụng của curcumin đều tiến hành trên động vật mà rất ít nghiên cứu lâm sàng trên con người. Lý do chính là curcumin

không có bằng sáng chế, nên không có viện bào chế nào dám bỏ một số tiền lớn tiến hành nghiên cứu. Mặt khác, các nghiên cứu có khi lại cho kết quả trái ngược mà người ta giải thích do sự hấp thu của curcumin qua đường uống ở người thấp và biến đổi làm cho kết quả lâm sàng không rõ ràng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG TINH DẦU VÀ MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA CỦ NGHỆ VÀNG KON TUM (Curcuma longa Linnaeus) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)