Ẩm củ nghệ tươi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG TINH DẦU VÀ MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA CỦ NGHỆ VÀNG KON TUM (Curcuma longa Linnaeus) (Trang 38 - 40)

Cơ sở lý thuyết

Xác định độ ẩm, hàm lượng tro dựa trên phép phân tích trọng lượng đây là phương pháp phân tích định lượng dựa vào kết quả cân khối lượng của sản phẩm, hình thành sau phản ứng kết tủa bằng phương pháp hoá học hay bằng phương pháp vật lý. Do chất phân tích chiếm một tỷ lệ xác định trong sản phẩm đem cân nên dựa vào khối lượng của sản phẩm đem cân dễ dàng suy ra lượng chất phân tích trong đối tượng phân tích.

Ưu điểm: Các phương pháp phân tích trọng lượng cho phép ta xác định được

tới độ chính xác cao hàm lượng của các cấu tử riêng biệt trong một mẫu đã cho của chất phân tích, hoặc nồng độ của chúng trong dung dịch. Phân tích trọng lượng được dùng để xác định rất nhiều kim loại (các cation) và các phi kim ( các anion), các thành phần của hợp kim, của các quặng Silicat, các hợp chất hữu cơ....Bằng phân tích trọng lượng, người ta tiến hành xác định với độ chính xác đạt tới 0,01- 0,005%, độ chính xác đó vượt xa độ chính xác của các phương pháp chuẩn độ.

Nhược điểm: Nhược điểm chủ yếu của phân tích trọng lượng là thời gian xác

định kéo dài, dài hơn nhiều so tới thời gian phân tích khi thực hiện các phương pháp phân tích chuẩn độ. Vì nguyên nhân này mà các phương pháp phân tích trọng lượng bị mất đi giá trị trước kia của mình và trong thực tiễn người ta thay thế bằng các phương pháp phân tích hoá học và hoá lý hiện đại nhanh hơn nhiều.

Tiến hành

Chuẩn bị 5 chén sứ, rửa sạch, đánh số, sấy khô trong tủ sấy ở 600C . Đặt vào

bình hút ẩm, làm nguội đến nhiệt độ phòng, đem cân la ̣i đến khối lượng không đổi

m0. Mẫu để xác đi ̣nh đô ̣ ẩm là mẫu tươi và lấy ngẫu nhiên. Cân lượng mẫu chính

xác 5 gam nghệ tươi xắt lát, cho vào chén sứ, cân lại trên cân phân tích được khối

lượng m1 cho vào các chén sứ đã được chuẩn bi ̣ sẵn và được sấy ở nhiê ̣t đô ̣ trên. Cứ

sau 2 giờ la ̣i lấy ra để trong bình hút ẩm cho nguô ̣i đến nhiê ̣t đô ̣ phòng rồi cân (nếu

cân khi còn nóng thì mẫu sẽ hút hơi nước của không khí), đến khi khối lượng mẫu

và cốc không đổi được khối lượng m2.

Độ ẩm của mỗi mẫu là hiê ̣u số giữa khối lượng mẫu trước và sau khi sấy.

W = m1- m2. W là lượng nước đã bay hơi.

Hàm lượng % ẩm được tính theo công thức:

1 2 W m m 100% (%) m   

Độ ẩm của mẫu là trung bình cộng của 3 mẫu.

Trong đó: m1: Khối lượng chén sứ và nguyên liệu (g).

m2: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi sấy (g). W (%): độ ẩm của mỗi mẫu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG TINH DẦU VÀ MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA CỦ NGHỆ VÀNG KON TUM (Curcuma longa Linnaeus) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)