Địa bàn khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 68)

10. Bố cục luận án

2.1.3.Địa bàn khảo sát

Tổ chức khảo sát đã được triển khai ở 12 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.1. Thống kê địa bàn khảo sát thực trạng

STT Trường mầm non Địa chỉ

1 Mầm non thực hành Hoa Sen 42 Nguyễn Thị Duệ, phường Thanh Bình 2 Mầm non Hoa Sứ 12 Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn

3 Mầm non Lê Thanh Nghị Đường Bùi Thị Xuân, phường Lê Thanh Nghị 4 Mầm non Bình Minh 62ª Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão 5 Mầm non Thanh Bình Đường Đức Minh, phường Thanh Bình 6 Mầm non Nguyễn Trãi 6 Tuệ Tĩnh, phường Nguyễn Trãi

7 Mầm non Nhị Châu 42 Phan Chu Trinh, phường Trần Hưng Đạo 8 Mầm non Việt Hoà Cẩm Hoà, phường Việt Hoà

9 Mầm non Tứ Minh Phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương 10 Mầm non Bình Hàn 169 Nguyễn Thượng Mẫn, phường Bình Hàn 11 Mầm non Hải Tân Lý Anh Tông, phường Hải Tân

Mười hai trường mầm non công lập của thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương được lựa chọn tổ chức khảo sát thực trạng là những trường mầm non có quy mô lớn, được thành lập trong những khu dân cư lớn trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, duy nhất có trường mầm non thực hành Hoa Sen là trường nằm trong khuôn viên của trường Cao đẳng Hải Dương, được thành lập năm 2014 nhưng đã đạt trường chuẩn và quy mô và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. (Đây cũng là địa bàn được lựa chọn để tổ chức TN sư phạm). Tất cả các trường mầm non nơi tiến hành khảo sát đều được các cấp chính quyền, địa phương quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất khang trang có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, có sân chơi rộng rãi, một số trường có diện tích rộng, khuôn viên xung quanh trường có vườn cổ tích, khu trải nghiệm với nhiều cânh xanh, khu phát triển vận động,… (mầm non Thạch Khôi, mầm non Hải Tân, mầm non Việt Hoà, mầm non Bình Minh, mầm non thực hành Hoa Sen) đây là những điều kiện thuận lợi để GVMN thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, dã ngoại trong môi trường thiên nhiên ngoài trời cho trẻ.

Đội ngũ giáo viên của 12 trường mầm non tiến hành khảo sát có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo đạt trình độ chuẩn, tâm huyết và yêu nghề. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của 12 trường mầm non đều được đánh giá cao, luôn được phụ huynh học sinh của thành phố Hải Dương tin yêu, gửi gắm niềm tin, trong đó tiêu biểu có những trường luôn là điểm sáng, dẫn đầu nhiều năm về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non của thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương. Chẳng hạn, trường mầm non Bình Minh trong 10 năm trở lại đây đã liên lục đón nhận những thành tích lớn như được tặng Huân chương lao động hạng I năm 2014, Bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 2017 và 3 lần được công nhận là Lá cờ đầu của bậc học mầm non toàn tỉnh; Trường mầm non Hoa Sứ liên tục nhiều năm liền được tặng bằng khen và nhận cờ thi đua của UBND tỉnh ở các năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016; Trường mầm non Bình Hàn nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, năm học 2017 – 2018 được công nhận là Lá cờ đầu của bậc học mầm non toàn Tỉnh; Trường mầm non thực hành Hoa Sen mặc dù mới được thành lập nhưng đã khẳng định được vị trí và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, năm học 2018 – 2019 được UBND tỉnh Hải Dương tặng bằng khen về đơn vị có thành tích xuất sắc ….

2.1.4. Khách thể khảo sát

*/ Mẫu khảo sát là giáo viên:

Khảo sát 150 giáo viên mầm non (GVMN) đang dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại 12 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.2. Thống kê mẫu khách thể giáo viên mầm non STT Trường mầm non Số lượng GV khảo sát Trình độ đào tạo của GV

Thâm niên công tác

Cao

đẳng Đại học Dưới 5 năm

Trên 5 năm

1 Mầm non thực hành Hoa Sen 8 2 6 6 2

2 Mầm non Hoa Sứ 12 6 6 5 7

3 Mầm non Lê Thanh Nghị 14 9 5 8 6

4 Mầm non Bình Minh 14 8 6 6 8

5 Mầm non Thanh Bình 12 6 6 6 6

6 Mầm non Nguyễn Trãi 14 7 7 6 8

7 Mầm non Nhị Châu 14 9 5 9 5

8 Mầm non Việt Hoà 14 10 4 7 7

9 Mầm non Tứ Minh 12 7 5 7 5

10 Mầm non Bình Hàn 12 6 6 5 7

11 Mầm non Hải Tân 12 8 4 7 5

12 Mầm non Thạch Khôi 12 8 4 8 4 Tổng 150 86 (57,3%) 64 (42,7%) 80 (53,3%) 70 (46,7%)

*/ Mẫu khảo sát là trẻ 5 – 6 tuổi: Khảo sát 120 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại 3 trường mầm

non của thành phố Hải Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3. Thống kê mẫu khách thể trẻ mầm non

STT Trường mầm non Số lượng trẻ tham gia khảo sát

Trẻ trai Trẻ gái

1 Mầm non thực hành Hoa Sen 22 19

2 Mầm non Hoa Sứ 24 20

3 Mầm non Nhị Châu 17 18

Tổng 63 (52,5%) 57 (47,5%)

*/ Thời gian khảo sát thực trạng: từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018.

2.1.5. Phương pháp và công cụ khảo sát

1/ Điều tra bằng phiếu hỏi dành cho GVMN. (Phụ lục 1)

2/ Quan sát sư phạm: QS trực tiếp quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của trẻ ở trường mầm non để tìm hiểu GVMN đã tiến trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ, xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG từ VLTN. (Phụ lục 5)

3/ Trao đổi: trò chuyện, trao đổi, phỏng vấn GVMN để thu thập những thông tin cần thiết về việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. (Phụ lục 4)

4/ Phân tích sản phẩm hoạt động giáo dục: phân tích kế hoạch tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của GV; Phân tích sản phẩm chắp ghép sử dụng VLTN của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi từ đó đưa ra được các biểu hiện và mức độ phát triển KNQS của trẻ

hưởng nhiều bởi dấu hiệu màu sắc của vật liệu nên ―chọn bừa‖. Căn cứ vào điểm số thống kê khi đo biểu hiện KNQS của trẻ qua các bài tập, chúng tôi nhận thấy, đa số trẻ KNQS mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu của sự phát triển, thể hiện ở tỉ lệ và số lượng trẻ đạt điểm tương ứng với các mức độ Trung bình, Yếu và Kém rất cao, số trẻ có KNQS đạt trình độ cao hơn thể hiện ở mức độ đánh giá Tốt chưa nhiều.

2.2.3.2. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo các tiêu chí

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua 2 bài tập đo nghiệm (phụ lục 2) với 4 tiêu chí tương ứng 4 KN thành phần đó là: KN xác định nhiệm vụ QS; KN sử dụng cách thức QS; KN phát hiện và mô tả kết quả QS; KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS. Kết quả khảo sát các mức độ biểu hiện KNQS của 120 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thuộc 03 trường mầm non: Trường mầm non Hoa Sen, trường mầm non Nhị Châu, trường mầm non Hoa Sứ ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát KNQS của trẻ theo các tiêu chí

Các tiêu chí Mức độ biểu hiện KNQS (%) (n=120) X Xếp hạng Tốt Khá TB Yếu Kém 1. KN xác định nhiệm vụ QS 3,3 19,2 55,8 13,3 8,3 2,96 1 2. KN sử dụng phương thức QS 5,0 16,7 54,2 15,0 9,1 2,93 2 3. KN phát hiện và mô tả kết quả QS 5,0 22,5 32,5 26,7 13,3 2,79 4 4. KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS 5,8 15,0 46,7 20,8 11,7 2,83 3

Điểm TB chung 2,88

Ghi chú: Mức thấp: ĐTB ≤ 2,79; Mức trung bình: 2,83 ≤ ĐTB < 2,93; Mức cao: 2,96 ≤ ĐTB≤ 3,00

Biểu đồ 2.2: Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Bảng 2.16 và biểu đồ 2.2 cho thấy:

Với ĐTB = 2,88 cho thấy KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đang được khảo sát và đánh giá ở mức Trung bình. Mỗi tiêu chí tương ứng với từng KN thành phần trong

0 10 20 30 40 50 60 1. KN xác định nhiệm

vụ QS phương thức QS 2. KN sử dụng 3. KN phát hiện và mô tả kết quả QS 4. KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS

3.3 5 5 5.8 19.2 16.7 22.5 15 55.8 54.2 32.5 46.7 13.3 15 26.7 20.8 8.3 9.1 13.3 11.7 Đi m t ru n g b ìn h Các KN Tốt Khá TB Yếu Kém

cấu trúc KNQS của trẻ lại có mức độ biểu hiện khác nhau. Trong đó, KN xác định nhiệm vụ QS có kết quả khảo sát cao nhất 2,96 nhưng cũng chỉ cao hơn mức Trung bình 2,88 là 0,08. KN cao thứ hai là KN sử dụng phương thức QS có kết quả khảo sát 2,93 cao hơn mức Trung bình 0,05. Hai kĩ năng còn lại là KN phát hiện và mô tả kết

quả QS và KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS có kết quả khảo sát thấp hơn mức

Trung bình, biểu hiện lần lượt là 2,79 và 2,83.

KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được biểu hiện trong bảng 2.16 và kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khảo sát từng tiêu chí tương ứng với các KN thành phần và thể hiện rõ trong biểu đồ

2.4 cho chúng ta thấy: rất ít trẻ có mức độ biểu hiện KNQS đạt mức Tốt (chỉ đạt 3,3%

đến 5,8%), mức Trung bình luôn có tỉ lệ cao nhất (từ 32,5% đến 55,8%) ở tất cả những KN thành phần của KNQS. Cụ thể:

- KN xác định nhiệm vụ QS: Số trẻ biểu hiện KN xác định nhiệm vụ QS đạt

mức Tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,3%; mức Khá chiếm 19,2%; mức Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 55,8%; mức Yếu và Kém lần lượt chiếm 13,3% và 8,3%. Số liệu trên cho thấy, rất ít trẻ xác định đầy đủ, chính xác nhiệm vụ QS mà GV đặt ra; số trẻ xác định chính xác nhiệm vụ QS ở mức Khá chiếm tỷ lệ chưa cao; hầu hết trẻ chỉ thể hiện được KN này ở mức Trung bình. Một bộ phận đáng kể còn lại chỉ xác định được rất ít nhiệm vụ QS (tức là chỉ bộc lộ được KN xác định nhiệm vụ QS ở mức độ Yếu và Kém). KN xác định nhiệm vụ QS của trẻ còn thể hiện ở mức Trung bình.

- KN sử dụng phương thức QS: Số trẻ có KN sử dụng cách thức QS đạt mức Tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,0%; mức Khá chiếm tỷ lệ 16,7%; mức Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 54,2%; mức Yếu chiếm 15,0%; mức Kém chiếm 9,1% trong tổng số trẻ được khảo sát. Theo đó, rất ít trẻ lựa chọn và sử dụng phương thức QS phù hợp với đối tượng, đa phần trẻ lựa chọn chưa thực sự phù hợp, thể hiện hầu hết trẻ mới chỉ bộc lộ mức trung bình về khả năng linh hoạt khi lựa chọn chính xác các giác quan phù hợp ngay từ lần đầu để tri giác và khảo sát đối tượng trong quá trình QS. Tỷ lệ trẻ bộc lộ KN này ở mức Khá chưa thực sự cao, tỷ lệ trẻ có KN này ở mức Yếu và Kém còn chiếm số lượng lớn, thể hiện nhiều trẻ vẫn gặp khó khăn, lúng túng khi lựa chọn các phương thức QS phù hợp với đối tượng.

- KN phát hiện và mô tả kết quả QS: Số trẻ đạt mức Tốt ở KN này chiếm tỷ lệ

thấp nhất 5,0%; mức Khá chiếm 22,5%; mức Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 32,5%; mức Yếu và Kém lần lượt chiếm 26,7% và 13,3% trong tổng số trẻ. Có thể thấy, rất ít trẻ phát hiện đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng QS phù hợp với ý tưởng sáng tạo trong HĐCG và gọi tên chính xác các dấu hiệu đó thể hiện ở tỉ lệ trẻ đạt điểm đánh giá KN này ở mức Trung bình là chủ yếu, đặc biệt, số trẻ bộc lộ được KN này ở mức Yếu và Kém còn chiếm tỷ lệ cao (đều trên 10%). Theo đó, rất ít trẻ có khả năng mô tả, giải thích rõ ràng bằng ngôn ngữ mạch lạc các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng đã QS được, đa phần trẻ gặp khó khăn, lúng túng khi nhận xét, suy luận về đưa ra những kết luận QS bằng ngôn ngữ.

- KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS: Số trẻ thường xuyên đánh giá và có những hành động điều chỉnh cách thức QS cho phù hợp với đối tượng QS hơn, biết đưa ra những nhận xét chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ QS của mình và của bạn khi được yêu cầu đạt

mức Tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,8%; mức Khá chiếm 15,0%; mức Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%; mức Yếu và Kém lần lượt chiếm 20,8% và 11,7%. Theo số liệu trên, rất ít trẻ thể hiện Tốt KN này, đa số chỉ thực hiện được ở mức Trung bình. Tỷ lệ trẻ có KN này ở mức Khá còn thấp, mức Yếu và Kém chiếm tỷ lệ cao (đều trên 10%). Như vậy, có thể thấy rất ít trẻ có thể đưa ra những nhận xét thường xuyên, chính xác về kết quả thực hiện nhiệm vụ QS để có những hành động điều chỉnh cách thức QS cho phù hợp với đối tượng QS hơn

2.2.3.3. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo giới tính

Bảng 2.17. Kết quả biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo giới tính

Kĩ năng Trẻ trai (n = 63) Trẻ gái (n = 57) 1. KN xác định nhiệm vụ QS 2.96 2.92 2. KN sử dụng phương thức QS 2.93 2.91 3. KN phát hiện và mô tả kết quả QS 2.79 2.75 4. KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS 2.75 2.83

Trung bình 2.86 2.85

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ biểu hiện KNQS trong tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của trẻ trai và trẻ gái có sự khác nhau không nhiều, trong đó trẻ trai biểu hiện KNQS tốt hơn trẻ gái (ĐTB chung là 2,86 so với 2,85) (Phụ lục 8). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê bởi kết quả kiểm định Independent Samples Test cho thấy p>0,05 (sig =0,875).

Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3.So sánh biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo giới tính

Biểu đồ trên cho thấy, cả trẻ trai và trẻ gái đều thể hiện KN xác định nhiệm vụ QS tốt nhất. Trẻ trai thể hiện 3 KN gồm: KN xác định nhiệm vụ QS, KN sử dụng phương

thức QS, KN phát hiện và mô tả kết quả QS tốt hơn các trẻ gái; trẻ gái thể hiện KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS tốt hơn trẻ trai. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý

nghĩa về mặt thống kê bởi P>0,05. (Phụ lục 8)

2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 1. KN xác định

nhiệm vụ QS phương thức QS 2. KN sử dụng 3. KN phát hiện và mô tả kết quả QS 4. KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS

2.96 2.93 2.79 2.75 2.92 2.91 2.75 2.83 Đi m t ru n g b ìn h Các KN Trẻ trai Trẻ gái

2.2.3.4. Khái quát chung về thực trạng kĩ năng quan sát của trẻ

Từ kết quả khảo sát thực trạng mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét như sau:

- Mức độ phát triển KNQS của trẻ trong nhóm khảo sát chỉ đạt mức Trung bình, trong đó KN xác định nhiệm vụ QS được thể hiện tốt nhất nhưng hầu hết cũng chỉ đạt mức Trung bình, tiếp đến là KN sử dụng phương thức QS còn KN phát hiện và mô tả kết quả QS thì biểu hiện kém nhất (ở mức thấp).

- Trẻ luôn tỏ ra thích thú và mong muốn được khám phá, tìm hiểu đối tượng QS tuy nhiên trong quá trình QS trẻ chưa biết xác định nhiệm vụ QS chính xác, chưa biết phối hợp sử dụng linh hoạt các phương thức QS phù hợp với từng loại đối tượng QS, hầu hết trẻ chỉ sử dụng thị giác để QS là chính, rất ít trẻ biết cách phối hợp các phương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 68)