Những điều kiện phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo –6 tuổi trong hoạt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 50 - 52)

10. Bố cục luận án

1.4.4. Những điều kiện phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo –6 tuổi trong hoạt

hoạt động chắp ghép

- Điều kiện về môi trường:

+ Môi trường vật chất cho HĐCG của trẻ bao gồm: Những dụng cụ, nguyên vật liệu tạo hình phải phong phú, đa dạng, hấp dẫn và gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu tạo hình được sắp xếp cho từng vị trí, góc chơi khác nhau trong lớp học đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo ra một ―không gian mở‖, thuận tiện cho trẻ QS và sáng tạo.

+ Môi trường tinh thần: Giáo viên luôn động viên, khuyến khích, cho trẻ tự do QS và đưa ra những ý kiến nhận xét của mình, luôn lắng nghe, tôn trọng những ý kiến của trẻ, sẵn sàng trả lời các câu hỏi, những thắc mắc của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự tin khi QS và tạo hình từ đó kích thích những cảm xúc và hình thành tình cảm thẩm mĩ cho trẻ

- Điều kiện về giáo viên: Giáo viên mầm non phải có sự say mê với nghệ thuật chắp ghép, có óc sáng tạo, ham hiểu biết, có lòng yêu nghề và hiểu biết về cách thức phát triển KNQS cho trẻ để có thể tổ chức HĐCG lồng ghép mục tiêu và nội dung phát triển KNQS cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, GVMN cũng cần có KN sư phạm tốt, luôn biết cách động viên, kích thích trẻ QS và sáng tạo.

- Điều kiện về trẻ: Trẻ phải có vốn hiểu biết phong phú, tích cực tham gia vào các

hoạt động do giáo viên tổ chức, ham học hỏi, thích QS, khám phá và có óc sáng tạo.

- Điều kiện về phụ huynh: Các bậc phụ huynh luôn quan tâm, chia sẻ và tích cực

phối hợp cùng GVMN trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

1.4.5. Các mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép

Đánh giá chung về KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong HĐCG có thể chia 3 mức độ phát triển theo điểm trung bình từ 1 đến 30. Cụ thể như sau:

Mức độ 1 (Mức cao)

Trẻ tự xác định chính xác mục đích, nhiệm vụ QS phù hợp với từng nội dung miêu tả của HĐCG, trình bày rõ ràng từng nhiệm vụ QS theo đề tài miêu tả trong HĐCG; Chủ động QS bằng mắt đối tượng theo một trình tự phù hợp để xác định các đặc điểm, đặc trưng của đối tượng, khi gặp những dấu hiệu khó QS bằng mắt, chủ động, linh hoạt phối hợp sử dụng những phương thức QS đối tượng bằng các giác quan khác (tay, lưỡi, mũi …); Phát hiện đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS phù hợp với ý tưởng sáng tạo trong HĐCG, gọi tên, mô tả và giải thích rõ ràng bằng ngôn ngữ các dấu hiệu, đặc điểm đó một cách chính xác; Tự đánh giá và có những hành động điều chỉnh cách thức QS cho phù hợp với đối tượng QS và nội dung chắp ghép, biết nhận xét rõ ràng kết quả thực hiện nhiệm vụ QS của mình và của bạn khi được yêu cầu.

Mức độ 2 (Mức trung bình)

Trẻ xác định đúng mục đích, nhiệm vụ QS khi được hướng dẫn, trình bày nhiệm vụ QS không rõ ràng đôi khi vẫn còn nhầm lẫn; Sử dụng mắt để QS đối tượng không theo một trật tự nào, chưa chủ động phối hợp sử dụng phương thức QS bằng các giác quan khác (tay, lưỡi, mũi …); Phát hiện phần lớn các đặc điểm của đối tượng QS nhưng còn nhầm lẫn khi gọi tên các đặc điểm đó, mô tả và giải thích các đặc điểm của đối tượng QS không rõ ràng; Có những nhận xét và hành động điều chỉnh cách thức QS nhưng còn chờ sự hướng dẫn từ GV.

Mức độ 3 (Mức thấp)

Trẻ gặp khó khăn khi xác định mục đích, nhiệm vụ QS, thường nhầm lẫn khi trình bày nhiệm vụ QS các đối tượng miêu tả trong HĐCG; Sử dụng mắt để QS đối tượng nhưng không theo một trình tự nào, khi gặp khó khăn chưa biết phối hợp sử dụng những phương thức QS bằng các giác quan khác (tay, lưỡi, mũi …) nếu không có sự chỉ dẫn của GV; Chỉ phát hiện được 50% các đặc điểm đặc trưng của đối tượng QS, gọi tên các đặc điểm chưa chính xác; Chỉ biết tự nhận xét, đánh giá kết quả QS của mình và của bạn nếu được hướng dẫn nhưng chưa rõ ràng, tỉ mỉ.

1.5. Vật liệu thiên nhiên và sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)