Khái niệm hoạt động chắp ghép

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 39)

10. Bố cục luận án

1.3.1. Khái niệm hoạt động chắp ghép

Hoạt động chắp ghép là một trong 4 loại hình căn bản của HĐTH dành cho mầm non. Nhà giáo dục nghệ thuật N.P. Xakulina [84, tr.394] cho rằng: ―HĐCG của trẻ có thể hiểu là quá trình xếp các công trình khác nhau từ các vật liệu xây dựng (đồ chơi), các vật nhỏ, đồ chơi bằng giấy, gỗ và các vật liệu khác‖.

Theo tác giả Nguyễn Quốc Toản [66, tr.15]: ―Chắp ghép là tập hợp các bộ phận, chi tiết, các thành phần để tạo thành một chỉnh thể, có giá trị sử dụng. Chắp ghép ở tạo hình được xem như là xếp, kết nối hoặc gắn các chi tiết, bộ phận để tạo sản phẩm có hình hài giống na ná đối tượng như: cái cây, ngôi nhà theo ý thích, theo tưởng tưởng của trẻ.‖

Tác giả Lê Thị Thanh Thủy [61, tr.235] nghiên cứu sâu về HĐCG của trẻ mầm non. Bà đã đưa ra định nghĩa về HĐCG trong mối liên hệ với các loại hình hoạt động nghệ thuật tạo hình khác như Vẽ, Nặn, Xếp dán tranh,… khi nhận định: ―Hoạt động chắp ghép của trẻ mẫu giáo được hiểu như một loại hình hoạt động tổng hợp, ở đó trẻ chủ yếu thể hiện các mô hình, kết cấu trong không gian ba chiều và phối hợp với hình thức thể hiện trên không gian hai chiều. Trong quá trình tạo hình trẻ có thể phối hợp các thủ pháp miêu tả đặc trưng cho các loại hình hoạt động khác nhau như: Vẽ, Xếp dán, Lắp ráp, Nặn‖. Theo tác giả, HĐCG là một hình thái đặc biệt của HĐTH, với yêu cầu liên kết các chi tiết thành phần để thể hiện nội dung miêu tả chủ yếu qua các kết cấu mang tính nghệ thuật trong không gian ba chiều, hoạt động này là trường học để trẻ được phát triển tốt về cảm giác, tri giác, khả năng QS, trí nhớ, tư duy hình tượng, trí tưởng tượng và hình thành cảm - xã hội.

Xuất phát từ bản chất của HĐTH và các quan điểm nghiên cứu trên, có thể thấy:

Hoạt động chắp ghép của trẻ mẫu giáo là một loại hình HĐTH tổng hợp, trong đó trẻ có thể vận dụng nhiều thủ pháp miêu tả đặc trưng của các loại hình nghệ thuật khác nhau như: Vẽ, Nặn, Xếp dán tranh, để tái hiện lại các sự vật, khung cảnh trong thế giới xung quanh qua những mô hình, kết cấu, vật thể trong không gian ba chiều từ các chi tiết, vật liệu tạo hình khác nhau theo trí tưởng tượng, phong phú và khả năng sáng tạo của trẻ.

Nội hàm khái niệm ―HĐCG của trẻ mẫu giáo‖ có thể được diễn giải như sau:

- Thứ nhất, HĐCG là một loại hình HĐTH, là một hoạt động tổng hợp mà ở đó trẻ có thể vận dụng phối hợp các kiến thức và KN của các loại hình HĐTH khác như: Vẽ, Nặn, Xếp dán tranh; thông qua HĐCG trẻ có thể được phát triển óc QS, khả năng tri giác, những cảm nhận tinh tế và hình thành vốn biểu tượng, hình tượng về thế giới xung quanh

- Thứ hai, trong HĐCG, trẻ mẫu giáo chủ yếu thể hiện các mô hình, kết cấu trong

không gian ba chiều phối hợp với hình thức thể hiện không gian hai chiều qua việc sắp xếp, tập hợp các chi tiết, bộ phận nhỏ thành các kết cấu đối tượng miêu tả (vật thể sản phẩm tạo hình) hoàn chỉnh và có thể sắp xếp chúng trong một phạm vi không gian ba chiều theo ý tưởng nghệ thuật để tạo ra một đối tượng nghệ thuật khác có quy mô rộng mức độ lớn hơn gần gũi với khung cảnh môi trường (sa bàn thể hiện công viên, đường phố, trang trại,…).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)