10. Bố cục luận án
1.5. Vật liệu thiên nhiên và sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp
1.5.1. Vật liệu thiên nhiên
1.5.1.1. Khái niệm vật liệu thiên nhiên
Theo đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý [89, tr.1804]: Vật liệu là những
vật dùng để làm ra cái gì đó. Vật liệu là yếu tố ban đầu, là nền tảng và nguồn gốc để con người có thể tạo ra một sản phẩm có một giá trị mới phục vụ cho cuộc sống.
Thiên nhiên là toàn bộ những gì đang có chung quanh con người mà không phải
do con người tạo nên [89, tr.1566].
Vì vậy có thể khẳng định, vật liệu thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn
trong tự nhiên, không do con người tạo ra nhưng con người có thể khai thác, chế biến...phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong quá trình này, con người trở thành chủ thể khám phá, sử dụng VLTN phục vụ cho những nhu cầu mục đích của bản thân, xã hội.
Vật liệu thiên nhiên luôn có sẵn trong tự nhiên, rất đa dạng, hấp dẫn, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng, vì vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, VLTN luôn là một trong những loại vật liệu được GV ưu tiên lựa chọn, khai thác và sử dụng.
Vật liệu thiên nhiên trong giáo dục trẻ em: Trẻ em cần được sống và vui chơi, học tập
trong thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên để được phát triển tốt nhất. Thiên nhiên và VLTN có thể được sử dụng trong quá trình giáo dục theo nhiều cách khác nhau như: Cho trẻ hoạt động trong môi trường tự nhiên hoặc đưa thiên nhiên và VLTN vào môi trường lớp học để kích thính ở trẻ hứng thú, sự tò mò, sự ham mê quan sát, học hỏi và tính tích cực nhận thức. Khi tiếp xúc, thao tác với VLTN, trẻ trở nên tháo vát, nhanh nhẹn, chủ động tìm kiếm cách tái chế, sử dụng VLTN trong các trò chơi của chúng. Tương tác nhiều với thiên nhiên và nguồn VLTN phong phú dần hình thành ở trẻ thái độ, ý thức tôn trọng những sinh vật trong tự nhiên, quan tâm hơn đến môi trường sống và có những hiểu biết nhất định về môi trường sống.
Vật liệu thiên nhiên là một thành phần không thể thiếu trong các đồ chơi và trò chơi của trẻ mầm non, chúng có nguồn gốc từ động vật, thực vật và thiên nhiên vô sinh (khoáng sản), hiện diện trong tự nhiên, do thiên nhiên tạo ra, đây là một loại vật liệu mở vì chúng vô cùng đa dạng và hấp dẫn. Từ các loại vật liệu từ tự nhiên có thể tạo nên rất nhiều đồ dùng trực quan hoặc kết hợp với những vật liệu khác để tạo ra những đồ chơi thú vị kích thích trí sáng tạo, hỗ trợ các KN giải quyết vấn đề, tìm hiểu khoa học và tính toán của trẻ em. Chẳng hạn như: Trong hoạt động làm quen với Toán, các loại hột, hạt, que, lá, vỏ ốc, vỏ sò … được sử dụng làm đồ dùng trực quan giúp trẻ nhận biết, phân biệt số lượng, hình dạng, kích thước, cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để hình thành các khái niệm về lớn - nhỏ, dài – ngắn, ít – nhiều, giống nhau – khác nhau…; Trong hoạt động vui chơi, VLTN được sử dụng làm đồ dùng, nguyên liệu cho các trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo; Trong hoạt động khám phá khoa học, VLTN là đối tượng cho trẻ QS, khám phá qua đó trẻ thu thập những tri thức, hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh từ đó biết yêu quý, trân trọng thiên nhiên,….
Trong HĐTH nói chung và HĐCG nói riêng, các loại vật liệu tạo hình phong phú, đa dạng từ tự nhiên sẽ cung cấp một nguồn cảm hứng vô tận cho những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Những đặc điểm về hình thái, màu sắc, tính chất, thuộc tính của VLTN luôn hấp dẫn và thu hút
trẻ nhìn ngắm chúng, chạm vào chúng, khám phá chúng bằng tất cả sự hào hứng và vận động tích cực của các giác quan của mình, từ đó phát hiện nhiều điều thú vị, thu thập nhiều thông tin mới mẻ, hình thành những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, hình thành những ý tưởng tạo hình và cả tình yêu thiên nhiên. Quá trình khám phá cùng VLTN cũng đồng thời phát triển tính độc lập, tự chủ trong nhận thức, thúc đẩy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Như vậy, chính nguồn VLTN phong phú và môi trường thiên nhiên tươi đẹp có thể trở thành những phương tiện, vật liệu để trẻ thể hiện những ý tưởng sáng tạo của mình.
Vật liệu thiên nhiên sử dụng trong tổ chức HĐCG của trẻ mẫu giáo là những loại vật liệu tạo hình gần gũi, sinh động có sẵn trong tự nhiên, chứa đựng nhiều đặc điểm thẩm mĩ và tính năng nghệ thuật độc đáo, phù hợp để trẻ khai thác, sử dụng trong quá trình sáng tạo những mô hình, sản phẩm chắp ghép qua đó thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và khả năng nghệ thuật của mình.
1.5.1.2. Phân loại vật liệu thiên nhiên được sử dụng trong hoạt động chắp ghép của trẻ mẫu giáo
Vật liệu thiên nhiên sử dụng trong HĐCG của trẻ là những vật liệu gần gũi, sinh động nhưng rất đa dạng và phong phú, có sẵn trong tự nhiên, chứa đựng nhiều đặc điểm thẩm mĩ và tính năng nghệ thuật độc đáo, phù hợp để trẻ khai thác và sử dụng trong HĐTH và HĐCG, đã được loại bỏ những yếu tố có thể mất an toàn như: độc hại, gây dị ứng, sắc nhọn, dễ vỡ, kích thước quá to hoặc quá nhỏ so với quy định. Ưu tiên sử dụng nguồn VLTN có sẵn của địa phương nhằm khai thác vốn tri thức, hiểu biết và kích thích những xúc cảm tích cực của trẻ với thiên nhiên và VLTN xung quanh trẻ.
Việc khai thác, phân loại và sử dụng VLTN trong HĐCG phụ thuộc vào yêu cầu phát triển và các hình thức tổ chức HĐCG. Có thể phân loại theo những cách như sau:
*/ Phân loại VLTN theo nguồn gốc hình thành
- Vật liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật:
+ Các loại lá cây bao gồm: lá đơn, lá kép, lá cây thông, lá có sọc và hoa văn, các loại lá có màu sắc và sắc thái khác nhau, lá có cấu trúc hình dáng thú vị, lá có mùi thơm…;
+ Vỏ, rễ và cành từ nhiều loại cây khác nhau với nhiều hình dạng, kích thước, hoa văn, kết cấu và màu sắc khác nhau; Các đoạn gỗ đã cắt có thớ và các khía, các đoạn cành cây có độ dài ngắn khác nhau…;
+ Trái cây và rau quả còn tươi, các loại vỏ quả, hạt khô hoặc đã được xử lý; + Các loại hột, hạt có kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau;
- Vật liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật: Các loại vỏ và xương, lông vũ,
răng… của các loài động vật có hình dáng, cấu tạo, màu sắc khác nhau…
- Vật liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ thiên nhiên vô sinh: Một số loại đất, cát,
đá, sỏi có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau
*/ Phân loại VLTN theo đặc điểm thẩm mĩ và tính năng trong tạo hình
- Vật liệu thiên nhiên có cấu trúc bề mặt khác nhau: nhẵn, mịn hay xù xì, gồ ghề… - Vật liệu thiên nhiên có kích thước khác nhau: dài, ngắn, to, nhỏ.
- Vật liệu thiên nhiên có màu sắc khác nhau: màu sắc sặc sỡ hay màu trầm, màu tối. - Vật liệu thiên nhiên phù hợp với các thao tác, kĩ thuật tạo hình: VLTN dễ thao tác, uốn nắn có thể sử dụng cho trẻ tạo hình ngay hay loại VLTN cần phải xử lý và can thiệp trước khi sử dụng trong HĐTH.
Hình 1.2. Một số loại vật liệu thiên nhiên sử dụng trong hoạt động chắp ghép của trẻ