Phương pháp thử nghiệm độ ổn định

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ NANO BERBERIN TỪ NGUYÊN LIỆU BERBERIN 50% (Trang 42 - 45)

6. Bố cục của luận văn

2.2.8. Phương pháp thử nghiệm độ ổn định

a. Định nghĩa

Theo WHO, độ ổn định của thuốc là khả năng của nguyên liệu hoặc chế phẩm được bảo quản trong điều kiện xác định có thể giữ được những đặc tính vốn có về hóa lý, vi sinh, sinh dược học…trong những giới hạn nhất định. Độ ổn định của thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể phân chia các yếu tố này ra hai nhóm:

- Các yếu tố liên quan đến môi trường: Nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, hàm

lượng oxy cùng các yếu tố bên ngoài tác động lên thuốc. - Các yếu tố liên quan đến thuốc đó là:

 Tính chất lý hóa của hoạt chất và tá dược dùng để bào chế thuốc. Ví dụ:

dạng tinh thể, hàm lượng nước, tạp chất.

 Dạng bào chế của thuốc. Quy trình sản xuất- Nguyên liệu cho đồ đựng,

bao bì, đóng gói. Như vậy, độ ổn định của thuốc phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của nguyên liệu, quy trình sản xuất và điều kiện môi trường.

b. Tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định

1.Độ ổn định hóa học: Các tính chất hóa học ( thành phần định tính và định lượng) của các hoạt chất có mặt trong chế phẩm nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn chất lượng.

2.Độ ổn định vật lý. Các đặc điểm vật lý của nguyên liệu làm thuốc như: màu

sắc, trạng thái tinh thể, độ tan , điểm chảy… không thay đổi. Các đặc điểm của chế phẩm như màu sắc, độ cứng, độ rã, độ hòa tan dao động trong khoảng cho phép của tiêu chuẩn chất lượng.

3.Độ ổn định vi sinh. Độ vô trùng hoặc giới hạn nhiễm khuẩn của chế phẩm

phải đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn. Nếu chế phẩm có chứa chất kháng khuẩn thì hàm lượng của nó không được vượt qua giới hạn cho phép.

4.Độ ổn định của điều trị. Tác dụng điều trị của chế phẩm không thay đổi.

5.Độ ổn định của đọc tính. Độc tính của chế phẩm không được tăng lên trong

suốt quá trình bảo quản và lưu hành trên thị trường.

Các phép thử độ ổn định ( stability testings). Đó là tập hợp các chất thử được thiết kế nhằm thu được những thông tin về độ ổn định của chế phẩm. Trên cơ sở đó định ra tuổi thọ, hạn dùng ở điều kiện đóng gói và bảo quản xác định.

Phép thử độ ổn định dài hạn ( long tern stbility testing). Đó là những nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sự thay đổi các tính chất hóa lý, sinh học, sinh dược học…của một chế phẩm thuốc trong quá trình bảo quản ở một điều kiện xác định. Trên cơ sở nghiên cứu này xác định hạn dùng và khuyến cáo bảo quản.

Phép thử độ ổn định cấp tốc (accelerate stability testing). Đây là nghiên cứu thực nghiệm được bố trí để làm tăng tốc độ phân hủy hóa học và thay đổi trạng thái vật lý của thuốc nhờ sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng…Thường nghiên

cứu được tiến hành ở nhiệt độ 35- 40 0C, độ ẩm tương đối 80-90%.

c. Cách tiến hành như sau

 Mẫu nghiên cứu

Nano berberin điều chế theo công thức tối ưu và berberin clorid tinh chế được đóng vào lọ thủy tinh trắng, đậy nút cao su, được theo dõi độ ổn định trong các điều kiện bảo quản khác nhau.

 Điều kiện bảo quản

-Điều kiện dài hạn: nhiệt độ 300C ± 20C, độ ẩm tương đối 75% ± 5%, tránh ánh sáng.

-Điều kiện lão hóa cấp tốc: trong tủ vi khí hậu duy trì nhiệt độ 400C ± 20C, độ ẩm tương đối 75% ± 5%.

 Phương pháp đánh giá

Sau thời gian bảo quản mẫu, lấy mẫu thí nghiệm sau thời gian 30 ngày một lần. Đánh giá độ ổn định của hoạt chất nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:

-Phương pháp cảm quan: màu sắc

-Định lượng hàm lượng hoạt chất: xác định hàm lượng dược chất trong nano

berberin mới bào chế, hàm lượng dược chất còn lại (%) trong các mẫu nghiên cứu sau thời gian bảo quản bằng phương pháp 2.3.5.

Hàm lượng dược chất còn lại trong các mẫu sau thời gian bảo quản được xác định theo công thức: % 100 x Cs Cb X

X: hàm lượng dược chất còn lại (%)

Cs: hàm lượng dược chất khi mới bắt đầu bảo quản Cb: hàm lượng dược chất sau thời gian bảo quản.

Từ đó rút ra nhận xét về độ ổn định và các yếu tố ảnh hưởng tới độ ổn định của chế phẩm.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ NANO BERBERIN TỪ NGUYÊN LIỆU BERBERIN 50% (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)