Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cơ chế có phần khác nhau nh−ng tất cả đều có chung một đặc điểm là do tăng áp lực động mạch phổi.
Bình th−ờng, áp lực động mạch phổi thì tâm thu đ−ợc đo khi thông tim phải là 23 mmHg. Khi áp lực này v−ợt quá 23 mmHg thì đ−ợc gọi là tăng áp lực động mạch phổi.
3.1. Cơ chế làm tăng áp lực động mạch phổi:
3.1.1. Cơ chế do co thắt mạch máu phổi:
- Các bệnh phổi mạn tính khi có suy hô hấp từng phần gây thiếu ôxy máu, thiếu ôxy tổ chức làm cho toan chuyển hoá. Suy hô hấp toàn phần có ứ trệ CO2 gây toan hô hấp. Thiếu oxy tổ chức gây co thắt động mạch phổi, toan máu gây co thắt tĩnh mạch phổi. Vì vậy làm tăng áp lực động mạch phổi.
Co thắt tĩnh mạch phổi gây ra dòng thông ở phổi từ động mạch phổi sang tĩnh mạch phổi, máu đ−ợc trở về tim trái mà không đ−ợc tiếp xúc với phế nang và hậu quả là máu về tim trái giảm bão hoà oxy. Từ đó lại gây co thắt mạch máu phổi và gây tăng áp lực động mạch phổi theo cơ chế nh− trên.
- Các bệnh của cơ x−ơng lồng ngực gây giảm thông khí phổi (nh− gù vẹo cột sống, béo bệu, giảm thông khí phế nang tiên phát, xơ cứng bì, nh−ợc cơ...) cũng gây suy hô hấp, thiếu ôxy và toan máu gây co thắt mạch máu phổi và làm tăng áp lực động mạch phổi.
3.1.2. Các cơ chế khác làm tăng áp lực động mạch phổi:
- Các tổn th−ơng giải phẫu ở mạch máu phổi (giảm l−ới mạch máu phổi, mạch máu phổi bị xơ hoá, bị nghẽn tắc, bị phá hủy) nh− ở các bệnh tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, xơ phổi, viêm phế nang, bụi phổi... làm tăng áp lực động mạch phổi.
- Do tăng chuyển hoá, nhiễm khuẩn phổi, thiếu ôxy làm tăng l−u l−ợng tim, từ đó gây tăng áp lực động mạch phổi.
- Bệnh nhân th−ờng có tăng số l−ợng hồng cầu và hematocrit, làm tăng độ nhớt quánh của máu cũng góp phần làm tăng áp lực động mạch phổi.
- Trong hoàn cảnh thiếu ôxy, tăng CO2 máu và tim phải bị suy làm cho nhịp tim nhanh cũng góp phần làm tăng áp lực động mạch phổi.
3.2. Cơ chế gây suy tim phải:
Khi tăng áp lực động mạch phổi, thất phải sẽ phải co bóp mạnh gây phì đại thất phải, sau đó thất phải giãn ra và hậu quả cuối cùng là tim phải bị suy.