Tiến triển và tiên l−ợng.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 3 docx (Trang 25 - 27)

Bệnh th−ờng tiến triển từ từ, chậm chạp, đến tuổi trung niên mới có triệu chứng cơ năng nh−: đau ngực, ngất, khó thở. Bệnh nhân sống đ−ợc đến 50-60 tuổi.

Suy tim xuất hiện là biểu hiện nặng của bệnh, lúc đó bệnh nhân chỉ sống đ−ợc thêm khoảng 2 năm. Khi có ngất, bệnh nhân chỉ sống thêm đ−ợc 3 năm. Khi có đau ngực thì bệnh nhân chỉ sống đ−ợc thêm khoảng 5 năm.

Đôi khi có biểu hiện tắc mạch đại tuần hoàn do cục vôi hoá ở van bong ra, có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn là một biến chứng khá th−ờng gặp ở ng−ời bị hẹp lỗ van động mạch chủ, với đặc điểm là cấy máu th−ờng không mọc vi khuẩn, hay có biến chứng ở nội tạng, thiếu máu, giảm bạch cầu, diễn biến nặng và có tỷ lệ tử vong cao.

Nếu hẹp lỗ van động mạch chủ kết hợp với hẹp lỗ van 2 lá thì nguyên nhân hầu hết là do thấp. Trong tr−ờng hợp này, triệu chứng của hẹp lỗ van 2 lá và hẹp lỗ van động mạch chủ thay đổi, suy tim nặng và nhanh chóng, đột tử là một biến chứng quan trọng.

Tuy nhiên, tiên l−ợng còn phụ thuộc vào mức độ hẹp lỗ van động mạch chủ, mức lao động thể lực, sinh đẻ, cách điều trị và theo dõi bệnh nhân.

7. Điều trị.

7.1. Điều trị nội khoa:

Điều trị nội khoa ít hiệu quả, chỉ có tác dụng với hẹp lỗ van động mạch chủ mức độ nhẹ và vừa khi ch−a có triệu chứng suy tim, đau ngực và ngất.

- Theo dõi tình trạng tim mạch th−ờng xuyên, nhất là các chỉ số siêu âm tim (3- 6 tháng/lần). - Tránh gắng sức đột ngột.

- Dùng kháng sinh phòng thấp hoặc chống thấp (nếu do thấp tim) và phòng chống viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, loại trừ các ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng.

- Khi có suy tim: nghỉ ngơi, ăn hạn chế muối, dùng các thuốc c−ờng tim, lợi tiểu từng đợt.

Khi dùng thuốc lợi tiểu phải chú ý vì lợi tiểu mạnh sẽ làm giảm cung l−ợng tim, gây tụt huyết áp khi đứng, dễ bị đột tử.

- Nếu có đau ngực thì dùng nitroglycerin liều thấp.

7.2. Điều trị ngoại khoa:

Chỉ định thay van nhân tạo cơ học hoặc van sinh vật khi:

- Hẹp lỗ van động mạch chủ mức độ nặng có triệu chứng khi gắng sức. Ng−ời ta th−ờng chọn van sinh học cho ng−ời lớn tuổi vì không phải dùng thuốc kháng đông sau mổ, nh−ng sẽ có nguy cơ lâu dài là van bị thoái hoá.

- Khi có suy tim: cần phẫu thuật ngay, sớm. Chỉ định phẫu thuật lúc này thì nguy cơ tử vong trong khi mổ đã gia tăng nhiều.

- Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn kháng trị.

Điều trị bằng phẫu thuật có tỉ lệ tử vong khoảng 5%, tỉ lệ này tăng ở ng−ời lớn tuổi, ng−ời có vữa xơ động mạch vành, ng−ời đã có suy tim. Sau phẫu thuật, triệu chứng cơ năng đ−ợc cải thiện và bệnh nhân sống khá lâu.

7.3. Nong van động mạch chủ bằng bóng qua da:

- Kết quả tr−ớc mắt và lâu dài không thật tốt, khoảng 90% bị hẹp tái phát sau một năm.

- Th−ờng chỉ định ở ng−ời hẹp khít van lỗ động mạch chủ mà tuổi đã quá cao hoặc có chống chỉ định phẫu thuật.

Bệnh tim - phổi mạn tính (Chronic cor-pulmonale)

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 3 docx (Trang 25 - 27)