Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: TS Lâm Mai Long
6. Điểm: (Bằng chữ: )
2.2 Ổn định hướng chuyển động thẳng của hệ thống lái
2.2.2 Góc nghiêng ngang β của trụ quay đứng
Khi trụ đứng được đặt nghiêng ngang thì phản lực thẳng đứng của đất tác dụng lên trục trước của xe sẽ đảm bảo tính ổn định của các bánh xe dẫn hướng. Bởi vì trên mặt đường cứng, khi các bánh xe dẫn hướng bị lệch khỏi vị trí trung gian của chúng thì trục trước của xe được nâng lên.
Hình 2.6: Góc nghiêng ngang của trụ quay đứng
Nếu xem như bánh xe không có góc nghiêng ngoài (góc dỗng) thì ta có thể phân phản lực thẳng đứng của đất Zb thành hai thành phần: Zbcosβ song song với đường tâm trục quay đứng và Zbsinβ vuông góc với nó.
Trên hình 2.7 biểu thị bánh xe và các lực tác dụng lên nó trong mặt phẳng đường.
Giả sử rằng các bánh xe được quay đi một góc là α , khi đó lực Zbsinβ có thể chia thành hai lực thành phần: Zbsinβcosα tác dụng trong mặt phẳng đi qua đường tâm của cam quay và Zbsinβsinα tác dụng trong mặt phẳng giữa của bánh xe.
Hình 2.7: Sơ đồ phân tích phản lực đường tạo nên momen ổn định
Từ hình 2.7 ta tìm được mômen ổn định tạo nên bởi các phản lực thẳng đứng là: Mzβ = Z lsinβsinα
Ở đây:
l – Khoảng cách từ tâm bề mặt tựa của bánh xe tới đường tâm của trụ đứng. Mômen ổn định Mzβ = Z lsinβsinα tăng lên cùng với sự tăng của góc quay vòng α của bánh xe dẫn hướng.
Khi α nhỏ thì định Mzβ = Z lsinβsinα nhỏ và ảnh hưởng của nó tới tính ổn định không lớn.
Mômen này có ý nghĩa chủ yếu là làm cho các bánh dẫn hướng tự động quay về vị trí trung gian sau khi thực hiện quay vòng.
Khi quay vòng, Mzβ = Z lsinβsinα sẽ chống lại sự quay vòng, vì vậy phải tăng thêm lực tác dụng lênvành tay lái. Mặt khác, nhờ độ nghiêng ngang của trụ đứng mà mômen của phản lực tiếp tuyến của đất tác dụng lên bánh xe sẽ giảm xuống, vì cánh tay đòn của nó được giảm đi. Trị số β thông thường từ 00 đến 80.