Trong đó:
a1: Khoảng cách từ vị trí đặt giảm chấn theo phương thẳng đứng đến điểm treo của thùng xe
b1: Khoảng cách từ bánh xe đến điểm treo β1: Góc nghiêng của giảm chấn
Như đã phân tích ở phần khái niệm trên, khi có lực tác dụng làm dịch chuyển bánh xe thì nhíp cũng sẽ gây ra một lực khác làm nhíp và giảm chấn dao động. Từ các thông số trên ta tính được ε1:
ε1 = cos β1
Từ công thức tính C’
1 và K’
C’
1 = ε12C1 = C1(cos β1 )2
K’
1 = ε12K1 = K1(cos β1 )2
Với C1, K1 phụ thuộc vào các thông số cấu tạo đã nêu ở trên.
5.3.4 Xác định tỉ số truyền cơ cấu hướng trong hệ thống treo Mc.Person và phương pháp thay đổi C và K của phần tử đàn hồi và giảm chấn phương pháp thay đổi C và K của phần tử đàn hồi và giảm chấn
Gọi C’ 2, K’
2 là độ cứng và hệ số cản giảm chấn của hệ thống dùng cho cải tiến. C2, K2 là độ cứng và hệ số cản giảm chấn của phần tử lò xo và ống giảm chấn. ε2
là tỉ số truyền cơ cấu hướng, ta cũng có: C’
2 = ε22C2
K’
2 = ε22K2
Ta thay thế phần tử đàn hồi nhíp bằng lò xo và có thể sử dụng loại giảm chấn cũ. Nhưng do vị trí đặt ống giảm chấn đã thay đổi khiến cho tỉ số truyền cơ cấu hướng bị thay đổi nên ta sẽ tính toán lại ε2.
Hình 5.7: Cơ cấu hướng hệ thống treo Mc.Person
Như đã nói ở trên, ở hệ thống Mc.Person ống giảm chấn được đặt theo phương thẳng tại vị trí của trị quay thẳng đứng với lò xo đặt lồng vào giữa vỏ giảm chấn và trục giảm chấn.
Các thông số:
a2: Khoảng cách từ vị trí treo của giá treo dưới trên đòn ngang đến phương thẳng đứng so với góc đặt của lò xo, giảm chấn
b2: Khoảng cách từ vị trí treo của giá treo dưới trên đòn ngang đến bánh xe theo phương ngang
β2: Góc nghiêng ngang của gảm chấn (trụ quay thẳng đứng) Với các thông số như trên ta có:
ε2 = ( .cosβ2 ) Từ công thức tính C2’ và K2’ ở trên suy ra:
C’
2 = C2(cos β2 )2
K’
2 = K2(cos β2 )2
Để thỏa yêu cầu đặc ra thì C2’ = C1’ và K2’ = K1’, với việc ε2 khác ε1 thì phải thay đổi C2 và K2. Do đó khi thiết kế chế tạo phần tử đàn hồi và giảm chấn mới cần thỏa mãn công thức sau:
C2 = C2’/ ( cosβ2)2
K2 = K2’/ ( cosβ2 )2
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 6.1 Kết luận
Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Nghiên cứu phương pháp cải tiến hệ thống treo cầu trước ứng dụng cho xe tải nhỏ ”, nhóm nghiên cứu đã làm rõ được những vần đề sau:
Tìm ra được những yêu cầu quan trọng của hệ thống lái và ảnh hưởng của hệ thống treo ở cầu dẫn hướng đến các yêu cầu này. Từ đó, đưa ra những đánh giá, so sánh để tìm ra phương pháp cải tiến để có một hệ thống treo tốt nhất thỏa mãn các yêu cầu này. Vấn đề êm dịu và lực động không được nhắc tới nhiều vì quan trọng nhất ở cầu dẫn hướng vẫn là thỏa mãn tốt các yêu cầu về động học quay vòng của hệ thống lái, còn làm cho êm hơn và lực động tốt hơn chỉ cần thay đổi thông số của phần tử đàn hồi và giảm chấn khi sản xuất.
Cơ cấu giá treo và hệ thống lái được tích hợp giúp trọng lượng nhẹ, giảm được dao động của bánh xe khi chuyển động
Dao động của 2 bánh xe độc lập giúp ổn định khi chuyển động nếu 1 bánh bị dịch chuyển
Nhược điểm: Kết cấu tích hợp, trọng lượng nhẹ chỉ phù hợp cho những xe tải có tải trọng nhỏ
Giá thành cao hơn khi thiết kế chế tạo
6.2 Hướng phát triển
Dựa vào những ưu và nhược điểm sau khi nghiên cứu chúng ta có thể ứng dụng để thiết kế cho hệ thống treo ở cầu dẫn hướng của những loại xe tải có tổng trọng tải nhỏ từ 3 tấn trở xuống. Việc dẫn động lái và quay vòng sẽ được chính xác và ổn định hơn tạo sự tự tin và an toàn cho người lái cũng như đề phòng những tai nạn đáng tiếc xảy ra do vấn đề điều khiển vì những xe tải nhỏ này chủ yếu lưu thông vận chuyển trong nội thành, nơi có mật độ giao thông rất cao, nếu nếu sơ xảy khi dẫn động lái sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:
[1] TS Lâm Mai Long (2017), “ Dao động và tiếng ồn’’, 122 trang.
[2] Hoàng Duy Nam (2017),“ Thiết kế hệ thống treo phụ thuộc xe tải ”,61 trang. [3] Lâm Thanh Vương, Âu Văn Bắc (2015), “ Đề tài nghiên cứu động học hệ thống treo và phối hợp hệ thống treo và hệ thống lái trên xe du lịch ”, 68 trang. [4] Trần Hùng Anh, Nguyễn Anh Ngọc (2015), “ Thiết kế hệ thống treo độc lập cho xe 8 chỗ ngồi ”, 172 trang.
[5] MSc. Đặng Qúy (2006), “ Ô tô 2 ”, 224 trang.
Tiếng Nga: