4. Những đóng góp mới của luận án
1.2.4 Nghiên cứu thay đổi hàm lượng RFOs trên cây đậu tương
GOLS là enzyme đầu tiên tham gia trong quá trình sinh tổng hợp các RFOs. GOLS xúc tác chuyển hóa L-myo-inositiol thành galactinol, đây phản ứng đầu tiên trong quá trình sinh tổng hợp đường raffinose [31]. Sự biểu hiện quá mức của gen tổng hợp galactinol trong cây Arabidopsis biến đổi gen làm tăng nồng độ galactinol nội sinh và raffinose trong điều kiện bình thường [37].
RS xúc tác chuyển hóa đường sucrose thành đường raffinose và các hợp chất cao phân tử tiếp theo như Stachyose, Verbascose và Ajugose. Trên đậu tương, trên ba gen mã hóa cho RS được xác định, trong đó gen mã hóa RS2 (Glyma06g18890) có biểu hiện mạnh nhất trong quá trình phát triển của hạt đậu tương [14]. Do vậy, việc giảm biểu hiện của gen này sẽ tăng hàm lượng đường sucrose đồng thời nhóm đường đơn như raffinose và stachyose sẽ giảm xuống. Một số dòng đậu tương mang gen đột biến RS2 được khẳng định có chứa hàm lượng thấp raffinose trong hạt [38].
Thêm vào đó, nghiên cứu trên dòng đậu tương tạo được bằng công nghệ RNAi nhằm giảm biểu hiện của gen RS2 cũng ghi nhận sự giảm xuống của đường raffinose trong hạt đậu tương và tăng hiệu suất tiêu hóa và hấp thu năng lượng của gia cầm sử dụng loại hạt này [15]. Điều này cho thấy cơ hội và ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp raffinose trong cải tạo chất lượng hạt đậu tương. Ngoài ra, STS là enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp stachyose. Các dòng đột biến tự nhiên cho thấy sự ức chế hoạt động của enzyme này cũng làm tăng lượng đường trong hạt và giảm đáng kể hàm lượng stachyose trong hạt [39].