Đột biến gen GmGOLS và sự nảy mầm của hạt đậu tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CRISPRCas9 trong tạo đột biến gen GmGOLS03, GmGOLS19 trên cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) nhằm giảm lượng đường họ raffinose trong hạt. (Trang 106)

4. Những đóng góp mới của luận án

4.4 Đột biến gen GmGOLS và sự nảy mầm của hạt đậu tương

RFOs được chứng minh còn có vai trò trong sự nảy mầm hạt do năng lượng từ carbonhydrat dự trữ trong hạt được cho là cần thiết cho sự nảy mầm. Cụ thể là các nhà khoa học đã kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu khi bỏ sự trao đổi raffinose and stachyose, kết quả là sự nảy mầm đã bị chậm đáng kể [18]; nghiên cứu của Obendorf chỉ ra rằng các dòng đậu tương có lượng raffinose, stachyose, và phytin thấp nhạy cảm với nhiệt độ thấp, ẩm [100]. Một số nghiên cứu về thực vật có hàm lượng cao raffinose trong điều kiện sinh trưởng bình thường đã cho thấy khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao hơn các loại cây hoang dại [101-102]. Ví dụ như ở cây

Arabidopsis, sự tích lũy của raffinose rất quan trọng đối với stress khô hạn để duy trì vách tế bào và ổn định protein tế bào [37]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Dierking và Bilyeu đánh giá sự nảy mầm của hạt bằng các phương pháp khác nhau với nước hoặc DGJ, kết quả đã chỉ ra sự giảm hàm lượng RFOs không ảnh hưởng đáng kể sự nảy mầm của hạt đậu tương [103]. Cùng kết quả thí nghiệm về tỉ lệ nảy mầm hạt đậu tương dòng SGUL có hàm lượng raffinose và stachyose siêu thấp là 83% so với dòng đậu tương chứa hàm lượng raffinose and stachyose trung bình là 100% [57]. Điều này chứng tỏ RFOs không phải là nguồn năng lượng thiết yếu trong quá trình nảy mầm của hạt đậu tương.

Trong nghiên cứu này của luận án, một thí nghiệm về độ nảy mầm trong môi trường nước đã được thực hiện, kết quả được trình bày trong mục 3.5.2. Hạt của cây đột biến có hàm lượng đường sucrose và raffinose thay đổi cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về sức sống của hạt so với hạt giống của cây đối chứng. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy những thay đổi trong thành phần đường có trong hạt đậu tương của các dòng đột biến GmGOLS không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng nảy mầm của hạt, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CRISPRCas9 trong tạo đột biến gen GmGOLS03, GmGOLS19 trên cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) nhằm giảm lượng đường họ raffinose trong hạt. (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w