Đảm bảo an toàn trong hoạt động là cơ sở cho sự phát triển của QTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 26)

QTD

- Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam đƣợc Chính phủ giao trách nhiệm triển khai thực hiện việc tổ chức lại Hợp tác xã tín dụng theo mô hình mới. Cuối năm 1992 Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã trình Bộ chính trị và Chính phủ “Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới” Ngày 2/6/1993 Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 260/TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ƣơng thí điểm thành lập QTD và ngày 27/7/1993 Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số: 390/TTg về việc triển khai đề án thí điểm thành lập QTD. Việc tổ chức lại Hợp tác xã tín dụng theo mô hình QTD mới là chủ trƣơng lớn, liên quan đến hàng triệu ngƣời, lại vừa trải qua sự đổ vỡ hàng loạt Hợp tác xã tín dụng và Quỹ tín dụng đô thị, lòng tin của ngƣời dân đối với tổ chức này giảm sút, đây là mô hình mới chúng ta chƣa có kinh nghiệm, do đó phải thí điểm để rút kinh nghiệm triển khai từng bƣớc vững chắc,chặt chẽ mới đảm bảo sự thành công để mở rộng trong phạm vi cả nƣớc.

- Ngoài ra, các QTD hoạt động ở xa trung tâm, đa số có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, nhất là về vốn tự có dẫn đến khả năng huy động vốn khó khăn. Ở vùng các nông thôn, dân cƣ lại nghèo, chƣa có tập quán giao dịch ngân hàng, uy tín với khách hàng bị hạn chế, cộng thêm việc các QTD phải huy động với lãi suất cao nên kết quả kinh doanh chƣa thể đạt mục tiêu mong muốn. Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển hệ thống mà việc đảm bảo an toàn trong hoạt động phải đƣợc đặt lên hàng đầu.

- Một lý do nữa cũng rất đáng lƣu ý đó là những rủi ro tiềm ẩn của hình thức cho vay tín chấp, trong khi đối tƣợng đƣợc vay lại là các hộ nông dân, hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chịu ảnh hƣởng bất thƣờng của thiên nhiên. Điều này dẫn đến những báo động về vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt động của các QTD.

- Thêm nữa, hoạt động của Hệ thống QTD từ khi ra đời đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn cụ thể là:

- Tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân nhất là một bộ phận ngƣời lao động không có công ăn việc làm trong lúc nông nhàn; góp phần thúc đẩyviệc khôi phục, mở rộng ngành nghề và dịch chuyển cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

- Thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để cho vay trực tiếp các thành viên đã hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn có QTD hoạt động.

- Sự ra đời của QTD đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên gửi vốn, vay vốn khi cần thiết và có điều kiện tƣơng trợ giúp đỡ nhau mở rộng sản xuất, kinh doanh, cẩi thiện và nâng cao đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn

- Góp phần hình thành quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá đi mặc cảm, sự thiếu tin tƣởng của ngƣời dân đối với sự đổ vỡ của hợp tác xã tín dụng trƣớc đây đồng thời tạo đƣợc sự đồng tình và ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền đối với mô hình QTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)