QTD là tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, quá trình hoạt động của QTD cũng có một số đặc điểm và đặc thù khác với các tổ chức kinh tế và Tổ chức tín dụng khác. Do đó việc thành lập và phát triển của QTD chịu tác động và ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, kể cả những nhân tố về lĩnh vực kinh tế và những nhân tố thuộc lĩnh vực xã hội, những nhân tố đó là:
- Các yếu tố bên trong:
+ Khi xây dựng QTD phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện không gò ép, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm, đoàn kết tƣơng trợ . Xuất phát từ nhu cầu, khả năng, bối cảnh của từng địa phƣơng cũng nhƣ của cả nƣớc để xác định quy mô và số lƣợng phát triển QTD trong từng giai đoạn.
+ Mỗi QTD là một pháp nhân độc lập, muốn hoạt động an toàn và phát triển bền vững bắt buộc các QTD phải tuân thủ những quy định của pháp luật, tránh việc hoạt động của QTD bị lệ thuộc quá nhiều vào Ngân hàng nhà nƣớc.
+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên của QTD là yếu tố quan trọng và không thể thiếu đƣợc đối với quá trình phát triển. Con ngƣời là nhân tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi, do đó đòi hỏi QTD phải có đƣợc đội ngũ cán bộ nhân viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tuân thủ pháp luật, có trình độ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, tận tuỵ gắn bó với sự nghiệp phát triển của QTD.
+ Hoạt động của QTD ngoài việc tự nâng cao chất lƣợng kiểm soát nội bộ phải đƣợc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên của cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm phát hiện kịp thời những QTD yếu kém để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đếnmức thấp nhất những rủi ro, tiêu cực có thể xảy ra gây mất an toàn cho hoạt động của các QTD.
+ Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc đối với nền kinh tế nói chung và đối với thành phần kinh tế hợp tác nói riêng cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của QTD. Hoạt động của QTD có quan hệ mật thiết, gắn bó với hoạt động kinh tế xã hội, nguồn vốn của QTD nhằm bổ xung nhu cầu về vốn cho các thành viên, do đó sự phát triển của thành viên cũng chính là kết quả hoạt động của QTD. Vậy chính sách của nhà nƣớc phải tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng và cùng phát triển.
+ QTD hoạt động an toàn và có hiệu quả nhất thiết phải có hệ thống liên kết chặt chẽ với nhau do chính phong trào QTD tạo dựng nên, hỗ trợ tác động tƣơng trợ trong mối qua hệ gắn bó, các QTD không thể hoạt động đơn lẻ.
Nhƣ vậy quá trình hoạt động của QTD có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau, việc nhận thức đầy đủ và khoa học các nhân tố tác động đối với hoạt động QTD là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện thuận lợi đảm bảo cho QTD hoạt động an toàn.
1.3. Tiêu chuẩn đánh giá an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng: 1.3.1. Chỉ tiêu an toàn về tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát
Tổ chức và quản trị là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của QTD, do đó QTD phải đánh giá các nội dung sau:
(i) Về tổ chức: Để QTD có thể hoạt động an toàn, hiệu quả và đủ sức cạnh tranh với các TCTD trên địa bàn hoạt động và trong nền kinh tế thì cơ cấu nhân lực phải đảm bảo đầy đủ, hợp lý và tuân thủ theo đúng quy định của NHNNVN. Bên cạnh đó, trình độ, phẩm chất của cán bộ, nhân viên QTD có vai trò quan trọng trong việc xây dựng QTD hoạt động hiệu quả nên các QTD cần phải tạo dựng đƣợc đội ngũ CBNV có trình độ nghiệp vụ, đạo đức và uy tín. Theo quy định hiện nay, bộ máy hoạt động của QTD gồm ĐHTV, HĐQT, bộ máy điều hành (BMĐH), BKS hoặc kiểm soát viên chuyên trách.
- ĐHTV là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của QTD, thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm, báo cáo hoạt động của HĐQT và BKS; Báo cáo công khai tài chính - kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ; phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh năm tới; tăng, giảm VĐL; mức góp vốn của TV; Quyết định thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành; Bầu, bãi miễn Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, các TV Hội đồng quản trị, BKS, Trƣởng BKS; thông qua phƣơng án do Hội đồng quản trị xây dựng về mức tiền lƣơng, phụ cấp và thù lao công vụ cho Chủ tịch Hội đồng quản trị và các TV khác của Hội đồng quản trị, Trƣởng BKS và các TV khác của BKS, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các nhân viên làm việc tại QTD; Thông qua danh sách kết nạp TV mới và cho TV ra khỏi QTD do Hội đồng quản trị báo cáo; quyết định khai trừ TV; Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể QTD; Sửa đổi Điều lệ của QTD; Các đối tƣợng đƣợc QTD đóng bảo hiểm xã hội; Những vấn đề khác do Hội đồng quản trị, BKS hoặc có ít nhất một phần ba tổng số TV đề nghị.
- HĐQT là cơ quan có quyền nhân danh QTD để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của QTD; HĐQT QTD gồm Chủ tịch và các TV khác của HĐQT do ĐHTV trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín; số lƣợng TV HĐQT do ĐHTV quyết định nhƣng không ít hơn 03 TV; nhiệm kỳ của HĐQT do ĐHTV quyết định và đƣợc ghi trong Điều lệ, ít nhất là 02 năm và không quá 05 năm;
Tiêu chuẩn đối với TV HĐQT: TV cá nhân hoặc ngƣời đại diện phần vốn góp của TV pháp nhân; không thuộc những trƣờng hợp pháp luật cấm; có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật từ 02 năm trở lên hoặc có văn bằng chứng minh đã đƣợc đào tạo nghiệp vụ QTD; chấp hành quy định của pháp luật; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trƣớc thời điểm đƣợc bầu.
Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch HĐQT: TV cá nhân của QTD; không thuộc những trƣờng hợp pháp luật cấm; chấp hành quy định của pháp luật; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân
hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trƣớc thời điểm đƣợc bầu; không thuộc những trƣờng hợp pháp luật cấm; có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật từ 02 năm trở lên; đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính theo Điều lệ hoặc văn bản tƣơng đƣơng của đơn vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tƣơng đƣơng trở lên theo quy định của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ 01 năm trở lên; đảm bảo một trong những điều kiện sau có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật; có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng hoặc chứng chỉ chứng minh đã đƣợc đào tạo nghiệp vụ QTD.
- BKS: Trƣởng ban và TV BKS QTD do Đại hội TV bầu trực tiếp, có không ít hơn 03 TV, trong đó phải có ít nhất 01 TV chuyên trách. Đối với QTD có nguồn vốn hoạt động từ tám tỷ đồng trở xuống và có dƣới 1.000 TV thì việc bầu BKS hoặc chỉ bầu một kiểm soát viên chuyên trách do Đại hội TV quyết định.
Tiêu chuẩn đối với TV BKS: TV cá nhân hoặc ngƣời đại diện phần vốn góp của TV pháp nhân; TV BKS không đƣợc đồng thời là Kế toán trƣởng, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của QTD và không phải là ngƣời có liên quan của Phó Giám đốc, Kế toán trƣởng, Thủ quỹ QTD; có văn bằng hoặc chứng chỉ chứng minh đã đƣợc đào tạo nghiệp vụ QTD; Chấp hành quy định của pháp luật; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trƣớc thời điểm đƣợc bầu.
Tiêu chuẩn đối với Trƣởng BKS, kiểm soát viên chuyên trách: Là TV cá nhân của QTD; TV BKS không đƣợc đồng thời là Kế toán trƣởng, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của QTD và không phải là ngƣời có liên quan của Phó Giám đốc, Kế toán trƣởng, Thủ quỹ QTD; có văn bằng hoặc chứng chỉ chứng minh đã đƣợc đào tạo nghiệp vụ QTD; Chấp hành quy định của pháp luật; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trƣớc thời điểm đƣợc bầu; Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên
về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật.
- Giám đốc điều hành do HĐQT bổ nhiệm một TV HĐQT hoặc thuê ngƣời khác làm Giám đốc QTD. Giám đốc là ngƣời điều hành cao nhất có nhiệm vụ điều hành các công việc hằng ngày của QTD.
Tiêu chuẩn đối với Giám đốc điều hành: là TV cá nhân của QTD; không thuộc những trƣờng hợp pháp luật cấm; có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng từ hai năm trở lên; đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính theo Điều lệ hoặc văn bản tƣơng đƣơng của đơn vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tƣơng đƣơng trở lên theo quy định của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ một năm trở lên; cƣ trú tại địa bàn hoạt động của QTD; có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng hoặc chứng chỉ chứng minh đã đƣợc đào tạo nghiệp vụ QTD. Trƣờng hợp Giám đốc là ngƣời đi thuê, ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn quy định trên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật và không phải là ngƣời thuộc bộ máy quản trị, Điều hành, BKS của TV là pháp nhân; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trƣớc thời điểm đƣợc bầu.
(ii) Về quản trị, điều hành, kiểm soát: Một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh và sự an toàn của QTD là năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát. Chính vì thế, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì quản trị của QTD càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Do đó cần tập trung cũng cố, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát của các QTD đảm bảo QTD hoạt động an toàn, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
(i) Các tỷ lệ an toàn trong hoạt động: Tỷ lệ an toàn là những chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn, lành mạnh của QTD. Do đó các tỷ lệ đảm bảo an toàn là hoạt động đảm bảo các chỉ tiêu cao hơn hoặc tối thiểu theo các quy định của pháp luật.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: là một trong những chỉ số tài chính tính toán khả năng thanh toán dài hạn của TCTD và mức độ đầy đủ của vốn, theo quy định của NHNN VN, QTD phải thƣờng xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đƣợc tính theo công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn tự có x 100 Tổng tài sản "Có" rủi ro
Tỷ lệ khả năng chi trả: QTD phải có đủ tiền mặt trong tay để thanh toán khi đến hạn và để tôn trọng cam kết cho các thành ciên. Đặc biệt thanh khoản trở nên quan trọng khi có khả năng đáp ứng yêu cầu của ngƣời gửi tiền khi muốn rút tiền tiết kiệm, không thực hiện đƣợc việc này có thể tạo ra khủng hoảng long tin và thậm chí gây ra hiện tƣợng ngƣời gửi tiền đổ xô rút tiền hàng loạt. QTD phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1, công thức xác định nhƣ sau:
Tỷ lệ khả năng chi trả = Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay Tài sản "Nợ" phải thanh toán
Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn: QTD phải duy trì tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 30%. Công thức xác định nhƣ sau:
A = (B - C) x 100 D
Trong đó A tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; B tổng dƣ nợ (TDN) trung hạn và dài hạn; C tổng nguồn vốn (TNV) trung hạn và dài hạn; nguồn vốn ngắn hạn; D Giới hạn cho vay.
Giới hạn cho vay: Hoạt động của QTD chủ yếu là huy động và cho vay, lợi nhuận đƣợc tạo ra từ chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra. Do vậy, cần phải có những mức khống chế nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay của QTD. Theo
quy định của NHNN VN khi cho vay các QTD phải đảm bảo các tỷ lệ sau: TDN cho vay các đối tƣợng ƣu tiên không đƣợc vƣợt quá 5% VTC của QTD; TDN cho vay đối với một TV là pháp nhân không đƣợc vƣợt quá tổng số vốn góp và số dƣ tiền gửi của pháp nhân đó tại QTD tại mọi thời điểm; TDN cho vay đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% VTC của QTD; TDN cho vay đối với khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% VTC của QTD.
Hiện nay, hoạt động chủ yếu của các QTD gồm huy động vốn, cho vay, do đó, điều kiện để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh QTD cần phải đánh giá các hoạt động sau:
(ii) Hoạt động cho vay: Đối với QTD doanh thu chủ yếu từ hoạt động cho vay, do dó, hoạt động cho vay sao cho hợp lý nhằm đạt đƣợc doanh thu để bù đắp chi phí và có lãi, đồng thời phải thực hiện đúng mục tiêu hoạt động của QTD và chấp hành đúng quy định của pháp luật về hoạt động cho vay. Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động này đƣợc thể hiện qua một số chỉ tiêu sau
- Tỷ lệ tăng trưởng TDN (%): Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng TDN qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tỉnh hình thực hiện kế hoạch cho vay của QTD. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của QTD càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại QTD đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. Công thức xác định nhƣ sau
Tỷ lệ tăng trƣởng TDN = (TDN năm nay – TDN năm trƣớc) x 100