Kiến nghị đối với Ngân hàng HTX An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 76 - 84)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng HTX An Giang

- Nâng cao khả năng phục vụ, hỗ trợ các QTD cơ sở. Cải tiến quy trình, thủ tục nghiệp vụ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hòa vốn khả dụng đối với QTD cơ sở theo nguyên tắc nhanh gọn, đơn giản và linh hoạt.

3.3.4. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Việc hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách là hết sức cần thiết nhằm tạo môi trƣờng pháp lý đầy đủ đảm bảo cho hoạt động của QTD theo đúng mục tiêu và định hƣớng đề ra. Tuy nhiên, để khuyến khích và tăng cƣờng hơn nữa hoạt động của hệ thống QTD trong bối cảnh hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng phức tạp và phát sinh nhiều rủi ro khó lƣờng, cần thiết bổ sung văn bản quy định cụ thể hơn nữa về tổ chức, cơ chế hoạt động, kiểm toán, kiểm soát nội bộ cho hệ thống QTD. Đồng thời, các Bộ, ngành cần phối hợp hơn nữa trong việc xây dựng các cơ chế chính sách đối với QTD nhƣ chính sách thuế, đào tạo cán bộ, ƣu đãi trong việc tiếp cận với các nguồn cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Một số văn bản cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh đảm bảo cho hoạt động của QTD an toàn, hiệu quả, chấp hành đúng quy định của pháp luật

- Sửa đổi, bổ sung Luật HTX có liên quan đến QTD theo hƣớng đảm bảo nguyên tắc mô hình HTX theo Luật HTX và cơ cấu tổ chức, nội dung, phạm vị hoạt động loại hình TCTD theo quy định của Luật các TCTD; Luật các TCTD có liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của QTD là loại hình TCTD là HTX;

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 141/2006/NĐCP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định về mức vốn pháp định của TCTD, nhằm nâng cao VTC của QTD, từ đó nâng cao năng lực tài chính cũng nhƣ uy tín của hệ thống QTD.

- Sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của NHNN VN quy định về QTD để nâng cao quy định về điều kiện, trách nhiệm, tiêu chuẩn đối với TV HĐQT, BMĐH, BKS, một số chức danh khác, TV góp vốn của QTD; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ những ngƣời có liên quan, huyết thống, họ hàng tham gia HĐQT, BMĐH; nâng cao vai trò, hiệu quả và tính độc lập của BKS đảm bảo tính độc lập của HĐQT, Ban Giám đốc, BKS trong mọi hoạt động của QTD. Đơn cử: Mức vốn góp xác lập tƣ cách TV và vốn góp thƣờng xuyên theo quy định Thông tƣ số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của NHNN VN nhƣ hiên nay là một trong những trở ngại làm cho các QTD giảm số TV đáng kể, bởi lẽ TV của QTD chủ yếu là nông dân chỉ sản xuất nông nghiệp nên mức phí nhƣ vậy hơi cao, khó duy trì; một số ngƣời dân chỉ tham gia TV QTD nhƣng nhiều năm không đến giao dịch nên khó thu vốn góp thƣờng xuyên. Do vậy, các QTD cần có biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để TV dể dàng chấp nhận mức đóng này, ví dụ nhƣ chia nhỏ mức vốn xác lập tƣ cách TV đóng nhiều kỳ trong năm hoặc thu vốn góp thƣờng niên một lần cho nhiều năm,…

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát, thanh tra, đảm bảo quy trình giám sát, thanh tra, đảm bảo quy trình giám sát, thanh tra thống nhất trong toàn hệ thống, mọ hoạt động của QTD báo sớm nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời mọi rủi ro, vi phạm, đồng thời làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra QTD.

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thuế, phí nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về cấp phép thành lập và hoạt động của QTD trên nguyên tắc bảo đảm mô hình HTX, với sự tham gia góp vốn thành lập của pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, hoạt động chủ yếu tại địa bàn một xã, phƣờng theo Chỉ thị số 57CT/TW của Bộ Chính trị. Nội dung hoạt động chủ yếu tƣơng trợ lẫn nhau phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, đồng thời mở rộng các sản phẩm, dịch vụ tƣ vấn, tài chính đối với khách hàng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng.

- Sửa đổi, bổ sung tại Thông tƣ số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN VN quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của QTD và các quy định khác đối với NHHTX sau khi Luật các TCTD đƣợc sửa đổi, bổ sung, trong đó bổ sung, sửa đổi các quy định về ngƣời liên quan, về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 23/4/2005 của NHNN VN.

- Nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập thí điểm mô hình QTD ngành nghề để tăng cƣờng tính liên kết hệ thống, tinh tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật; thiết lập mối liên kết giữa các QTD ngành nghề với nhau, giữa các QTD ngành nghề với các QTD khác và giữa các QTD ngành nghề với NHHTX.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của QTD.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập đối với QTD đảm bảo báo cáo tài chính của QTD đƣợc kiểm toán hàng năm.

- Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ QTD xử lý rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng nhƣ đối với các TCTD nhà nƣớc. Vì thực tế hiện nay Chính phủ chƣa có những hỗ trợ công bằng về vấn đề này đối với các QTD.

Chính phủ cũng nên có chính sách thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng kinh tế tập thể” nhằm bảo lãnh cho các doanh nghiệp HTX hoặc khách hàng vay vốn của hệ thống QTD. Khi các đối tƣợng này gặp khó khăn không trả đƣợc nợ vay cho QTD thì “Quỹ bảo lãnh tín dụng kinh tế tập thể” sẽ đứng ra trả nợ thay. Chính giải pháp này sẽ mang lại cơ sở an toàn trong hoạt động của các QTD.

- Xây dựng cơ chế điều hành Quỹ an toàn theo hƣớng sau: Khi QTD gặp khó khăn về tài chính sẽ đƣợc xem xét trợ giúp từ Quỹ an toàn dƣới hình thức hỗ trợ không lấy lãi. Sau khi khắc phục đƣợc khó khăn, trở lại hoạt động bình thƣờng, QTD phải hoàn trả lại phần vốn đã đƣợc sử dụng, trừ trƣờng hợp sau khi đƣợc hỗ trợ QTD vẫn khó khăn dẫn đến bị giải thể hoặc phá sản.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Phát triển an toàn QTD có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cả nƣớc nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

Kết quả đạt đƣợc đã khẳng định chủ trƣơng đúng đắn về phát triển mô hình QTD. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động đã bộc lộ một số yếu kém và bất cập,… Do vậy, để mô hình này ngày càng pháp triển an toàn, hiệu quả, đòi hỏi các QTD phải tiếp tục triển khai thực hiện thành công các giải pháp cũng cố đối với trong hoạt động nhƣ tổ chức, quản trị, năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, công tác quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của cơ quan quản lý nhà nƣớc trực tiếp đối với QTD và chính quyền địa phƣơng nơi có QTD đặt trụ sở là vô cùng quan trọng để các QTD thực hiện cũng cố, chấn chỉnh hoạt động đúng theo định hƣớng mà Đề án tái cơ cấu đã đề ra.

KẾT LUẬN CHUNG

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đề tài đã đề ra, bằng việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhƣ thống kê, so sánh, phân tích, diễn dịch, quy nạp; đề tài: “Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các QTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” đã cố gắng bao quát đƣợc những cơ sở lý luận cơ bản cho sự an

toàn của hệ thống đồng thời cũng đề cập đến thực trạng hoạt động và mức độ an toàn của hệ thống các QTD trong thời gian qua, từ đó có những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm định hƣớng cho sự phát triển an toàn cho hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh - một loại hình NHHTX rất cần đƣợc chú trọng mở rộng, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay.

Từ những giải pháp ở tầm vĩ mô đến những giải pháp cho chính bản thân các QTD, đó đều là hƣớng đi cần thiết quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Mô hình QTD với những vai trò và trọng trách quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn thì hơn bao giờ hết cần phải có hƣớng đi thực sự an toàn. Chính vì vậy mà vấn đề an toàn cũng nhƣ giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các QTD chắc chắn sẽ còn thu hút đƣợc sự quan tâm của các tổ chức và cá nhân.

Một số điểm mới của luận văn nghiên cứu là:

- Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn trong hoạt động QTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Đƣa ra giải pháp và kiến nghị sát với thực tế hoạt động của các QTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển an toàn và bền vững các QTD trên địa bàn giai đoạn 2018– 2021.

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan có chức năng xây dựng kế hoạch cũng nhƣ trực tiếp tham gia công tác quản lý Nhà nƣớc đối với QTD và chính bản thân các QTD.

Với những nội dung cơ bản trên, luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả mang đóng góp đƣợc một phần nhỏ vào quá trình hoạt động của các TCTD nói chung và an toàn hoạt động các QTD trên địa bàn nói riêng. Tác giả đã cố gắng nghiên cứu nhằm đƣa giải pháp hoàn thiện hơn hoạt động của hệ thống QTD trên địa bàn, đồng thời trong phƣơng hƣớng tới tác giả tiếp tục nghiên cứu việc tăng cƣờng tính liên kết với cộng đồng và sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động của QTD đảm bảo cho QTD thực sự hoạt động trên tinh thần tƣơng trợ

giữa các thành viên nhƣng có nghĩa vụ với nhau và tăng cƣờng gắn kết giữa các thành viên với QTD.

Qua đó tác giả mong đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đọc luận văn để bổ sung hoàn thiện hơn việc đảm bảo an toàn hoạt động các QTD.

Cuối cùng một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa sau Đại học, trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Hiệp Thƣơng, đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành bài Luận văn này ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản, tài liệu

1. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2010). Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010

2. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2010). Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010

3. Thủ tƣớng Chính phủ, (2012). Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”.

4. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 57- CT/TW của Bộ chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTD,

Hà Nội.

5. Thủ tƣớng Chính phủ, (2017). Quyết số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020

6. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 2005, Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNNN ngày 06/9/2005 ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTD cơ sở

7. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, (2006). Quyết định số 31/2006/QĐ- NHNNN ngày 18/7/2006 ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quả trị, thành viên ban kiểm soát và ngƣời điều hành QTDND

8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2006). Quyết định số 31/2006/QĐ-NHNNN ngày 18/7/2006 ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và ngƣời điều hành QTDND

9. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2012). Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/4/2012 về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”

10. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2015). Thông tƣ số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của NHNN VN Quy định về QTDND

11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2015). Thông tƣ số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2016). Thông tƣ số 32/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 23/2014/TT-NHNN về hƣớng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

13. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2016). Thông tƣ số 42/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định xếp loại Quỹ tín dụng nhân dân

14. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, (2016). Thông tƣ 09/2016/TT-NHNN ngày 17/6/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tƣ 31/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định về ngân hàng hợp tác xã

15. Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2011.

Website:

1. Website của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: www.div.gov.vn 2. Website của NHNN VN: www.sbv.gov.vn

3. Website của NHHTX VN: www.co-opbank.vn

4. Website của Thời báo ngân hàng: www.thoibaonganhang.vn 5. Website của vnexpress: www.vnexpress.net

Luận văn, bài đăng báo:

1. Trần Quang Khánh (2007), Giải pháp thành lập Quỹ an toàn hệ thống Quỹ tín dụng, Đề tài khoa học.

2. Cao Ý Nhi, (2012) “Cơ cấu lại Ngân hàng thƣơng Mại nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Đề tài luận án tiến sĩ. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội

3. Nguyễn Trí Hiếu, (2013). Thanh tra giám sát theo mô hình CAMELS: thể áp dụng đầy đủ từ năm 2015, website Thời báo ngân hàng

4. Hồ Thanh Xuân, (2015). Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với quá trình tái cơ cấu hệ thống Quỹ tín dụng, website Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

5. Trần Quang Khánh – Chủ tịch HĐQT NH HTX, (2013). Chuyển đổi mô 5hình hoạt động của Quỹ tín dụng TW thành Ngân hàng Hợp tác thúc đẩy cơ cấu lại hệ thống Quỹ tín dụng ở Việt Nam, website NHHTX VN

6. Quỳnh Chi: Thƣờng xuyên củng cố, chấn chỉnh và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng (Thị trƣờng Tài chính tiền tệ 8/2004)

7. Quách Thị Cúc: Thiết lập quỹ an toàn hệ thống - một giải pháp đảm bảo an toàn cho Quỹ tín dụng (Tạp chí Ngân hàng số 3/2002)

8. Trần Thu Hƣờng: Những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an toàn và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội”

9. TK: Hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng: kết quả đạt đƣợc và một số kiến nghị đề xuất (Tạp chí Ngân hàng số 12/2004)

10. Doãn Hữu Tuệ, (2010). Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Việt Nam”. Đề tài luận án tiến sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)