3.2. Giải pháp đảm bảo an toàn cho Quỹ tín dụng
3.2.3. Nâng cao năng lực tài chính
- Nâng cao năng lực tài chính của các QTD, bởi lẽ trong thời gian qua năng lực tài chính của các QTD còn nhiều hạn chế, do đó làm cho các QTD gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn và phát triển quy mô hoạt động. Để nâng cao năng lực tài chính các QTD cần tập trung các công việc sau:
+ Tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời dân trên địa bàn hoạt động hiều về hoạt động của QTD, những quyền lợi khi trở thành TV QTD, từ đo thu hút thêm TV mới, duy trì các TV cũ để tăng VĐL cho QTD.
+ Quy định mức vốn góp thƣờng xuyên tối thiểu đối với các CBNV trong QTD để tăng năng lực tài chính và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các CBNV trong quá trình làm việc. Tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận và tăng quỹ dự trữ bổ xung VĐL.
+ Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống. Trƣớc hết đó là việc xác định chính xác nội dung vốn tự có theo thông lệ quốc tế. Hiện nay vốn tự có của các TCTD chỉ bao gồm: vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Nhƣng theo ủy ban Basel thì vốn tự có phải bao gồm: vốn tự có cấp 1 (vốn điều lệ + quỹ dự trữ chung) và vốn tự có cấp 2 (lợi nhuận để lại không chia + quỹ dự phòng rủi ro + chênh lệch thu chi + chênh lệch đánh giá lại tài sản). Giải pháp cần làm ngay chính là việc sửa đổi quy chế trên cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
+ Tiếp theo đó là vấn đề sửa đổi cách tính toán tài sản có rủi ro. Tài sản thì có rất nhiều loại nhƣng khi đánh giá mức độ rủi ro thì chỉ có 4 nhóm. Điều này dẫn đến kết quả là có những loại tài sản với mức độ đảm bảo khác nhau song lại bị đánh cùng một mức độ rủi ro.
Từ những bất cập trên đòi hỏi tất yếu là phải có giải pháp khắc phục kịp thời nhằm đƣa hoạt động của các QTD trở nên hiệu quả và phản ánh chính xác mức độ an toàn của nó.
+ Nói tiếp đến vấn đề vốn tự có, ta có thể khằng định rằng đây là một chỉ tiêu phản ánh đƣợc rất nhiều trong mọi mặt hoạt động của các TCTD. Công tác phát
triển vốn tự có vì thế mà cần đƣợc xem xét một cách nghiêm túc hơn. Khi vốn tự có đƣợc mở rộng thì đồng nghĩa với việc các QTD có thể đối phó với những rủi ro bất thƣờng tốt hơn. Giải pháp giảm tỷ lệ thuế thu nhập (có thể bằng 50% so với các TCTD khác) sẽ khuyến khích các thành viên tăng vốn góp để bổ sung vốn tự có. Cùng với biện pháp trên thì ta cũng có thể điều chỉnh hoặc sáp nhập các QTD với quy mô nhỏ lẻ với nhau. Theo số liệu thống kê thực tế thì một QTD cần phải có quy mô nguồn vốn từ 3-4 tỷ đồng thì mới đảm bảo trang trải đƣợc chi phí và có tích lũy để tăng trƣởng bền vững.
Để phát triển vốn tự có thì còn có thể mở rộng đối tƣợng kết nạp thành viên. Loại hình hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu trở thành thành viên của QTD thì cũng sẽ tạo ta cơ hội lớn cho sự vững mạnh và an toàn trong hoạt động của các QTD. Khi đó, các QTD sẽ có khả năng tăng trƣởng vƣợt bậc về năng lực tài chính (thông qua nguồn vốn góp và gửi tiền), tăng khách hàng và thị phần tín dụng thông qua việc cho vay đối với những khách hàng này.
- Bên cạnh mục tiêu tăng trƣởng vốn tự có trên thì các QTD cũng có khả năng củng cố nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý điều hành thông qua việc đƣa những đại diện của doanh nghiệp nói trên tham gia bộ máy quản trị, điều hành và kiểm soát hoạt động của QTD. Có thể nói rằng giải pháp vừa nêu sẽ mang lại một bộ mặt mới cho khu vực nông nghiệp và nông thôn. Nó không những tăng cƣờng