Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 36)

a. Rủi ro về lãi suất

- Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trƣờng sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị.

Tài sản nhạy cảm với lãi suất Hệ số nhạy cảm lãi suất =

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Trong đó:

- Tài sản nhạy cảm với lãi suất của QTD là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.

- Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của QTD (Tất cả các khoản huy động, đi vay) là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.

b. Rủi ro về tín dụng:

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ tài chính đối với QTD hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lƣờng trƣớc đƣợc do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả đƣơc nợ cho QTD một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho QTD bị phá sản.

Nợ xấu

Rủi ro tín dụng =

Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng tín dụng của QTD, chỉ số này càng nhỏ thì chất lƣợng tín dụng của QTD càng cao.

Hoạt động kinh doanh của QTD trong nền kinh tế thị trƣờng là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều tác động đến hoạt động của QTD, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và hiệu quả của QTD có thể bị giảm sút. Do vậy, hoạt động kinh doanh của QTD luôn chứa đựng những rủi ro

tiềm ẩn, nếu lơ là, khó có thể duy trì hoạt động của QTD hay nói cách khác là phá sản.

Ngoài các yếu tố nêu trên, để QTD hoạt động an toàn, phát triển bền vững còn có nhiều nhân tố khác ảnh hƣởng và tác động nhƣ: Điều kiện giao thông liên lạc, trình độ phát triển và nhận thức của dân trí, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của QTD...Nhƣ vậy quá trình hoạt động của QTD có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau, việc nhận thức đầy đủ và khoa học các nhân tố tác động đối với hoạt động QTD là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho QTD hoạt động an toàn và phát triển bền vững.

1.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc trong việc đảm bảo an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng

Hoạt động của QTD ngoài việc tự nâng cao chất lƣợng kiểm soát nội bộ phải đƣợc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên của cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm phát hiện kịp thời những QTD yếu kém để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đếnmức thấp nhất những rủi ro, tiêu cực có thể xảy ra gây mất an toàn cho hoạt động của các QTD.

NHNN là cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống QTD. Trong đó, Thanh tra, giám sát chi nhánh tại các chi nhánh tỉnh, thành phố là đơn vị trực tiếp quản lý, hƣớng dẫn, thanh tra, giám sát hoạt động các QTD trên địa bàn. Hằng năm, NHNN thực hiện xếp hạng các QTD trên cơ sở đánh giá thông qua các tiêu chí năng lực, quản trị, điều hành, kiểm soát để có cơ sở thanh tra, giám sát hoạt động của các QTD.

Nhằm củng cố các TCTD nói chung, các QTD nói riêng phải tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm soát nội bộ, qua đó tự nâng cao năng lực quản trị điều hành hoạt động, quản trị rủi ro. Luật các TCTD đã quy định rất rõ, cụ thể về việc tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và đặc biệt là về vấn đề kiểm toán độc lập đối với các TCTD, trong đó bao gồm cả các QTD.

Tại tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, qua đó chỉ đạo các QTD xây dựng phƣơng án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 gửi NHNN - Đồng Tháp xem xét, phê duyệt;

báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, chấp hành đúng quy định của pháp luật, tiếp tục quản trị, điều hành hoạt động QTD ổn định, an toàn và hiệu quả.

Chi nhánh thƣờng xuyên tổ chức họp QTD định kỳ nhằm nắm bắt tình hình hoạt động, chỉ đạo các QTD nâng cao công tác tự rà soát, chấn chỉnh hoạt động, thƣờng xuyên duy trì các điều kiện đã đảo bảm theo Phƣơng án xử lý quy định tại Thông tƣ 04, đồng thời tăng cƣờng cảnh giác trƣớc diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ngành ngân hàng, tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, thƣờng xuyên cập nhập, nghiên cứu, rà soát chỉnh sửa quy định nội bộ phù hợp quy định hiện hành để triển khai thực hiện.

- Đối với các QTD, NHHTX thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động tại các báo cáo và kiểm tra sử dụng vốn vay. Hiện nay NHHTX đang triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra kết hợp với việc phân loại, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các QTD cũng nhƣ triển khai các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm, quyền hạn của NHHTX đƣợc quy định trong Thông tƣ 31/2012/TT-NHNN.

Tóm lại tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc của NHNN, NHHTX đối với các QTD trong giai đoạn hiện nay là cấp thiết nhằm nâng cao vị thế của ngƣời quản lý, đồng thời đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững của các QTD.

1.5. Bài học kinh nghiệm cho Quỹ tín dụng trên địa bàn:

- Một là, hoạt động đúng mục tiêu, các QTD ra đời vì mục tiêu tƣơng trợ giữa các thành viên và góp phần phát triển cộng đồng. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của QTD, là là kim chỉ nam, là mục đích tự thân, là động lực phát triển của các QTD. Ngay từ khi loại hình QTD hình thành, các nhà sáng lập đã đề cao quan điểm “Không vì lợi nhuận, không làm từ thiện, mà là phục vụ”.

- Hai là, xây dựng mô hình hệ thống phải đảm bảo phát huy tính liên kết chặt chẽ thông qua: Các nội dung hoạt động của hệ thống (Điều hòa vốn khả dụng; Trích lập và quản lý chung các loại quỹ; Xây dựng hệ thống quy tắc, chuẩn mực cho toàn hệ thống; …); Cơ cấu tổ chức của tổ chức có phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận; Và sự thống nhất về mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, biểu tƣợng của loại hình, ….

- Ba là, phát huy đƣợc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều phối hệ thống (QTD đầu mối) và các cơ chế liên kết. QTD đầu mối phải luôn thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn.

- Bốn là, cần phát huy vai trò, chức năng của các đơn vị hỗ trợ liên kết phát triển, trong đó quỹ an toàn hệ thống là một trong những nhân tố quyết định đối với việc đảm bảo sự an toàn cho các QTD; sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổ chức kiểm toán và quỹ an toàn giúp cho mọi quá trình hỗ trợ, theo dõi việc củng cố, chấn chỉnh hoạt động QTD đạt hiệu quả cao hơn.

- Năm là, có sự quản lý và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành đối với mọi hoạt động của QTD.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kết quả nghiên cứu đã làm rõ một số những vấn đề lý luận về:

Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, đặc điểm và vai trò của QTD trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh: Mục tiêu của QTD là “Tƣơng trợ thành viên, phát triển cộng đồng, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế địa phƣơng” dựa trên nguyên tắc tự nguyện gia nhập và ra khỏi QTD, quản lý dân chủ và bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của QTD và hợp tác và phát triển cộng đồng.

Từ việc đi sâu phân tích những quan điểm, tiêu chuẩn đánh giá; tác giả đã tổng kết đƣợc rằng QTD đƣợc coi là hoạt động và phát triển an toàn nếu duy trì đƣợc sự cân bằng giữa an toàn – sinh lời trong thời gian dài; phục vụ lợi ích của thành viên; và gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, môi trƣờng;

Chƣơng 2 của đề tài sẽ đi sâu đánh giá thực trạng và khả năng đảm bảo an toàn của các QTD trên địa bàn giai đoạn 2014- 2017, qua đó đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ tồn tại và nguyên nhân sự thiếu an toàn trong hoạt động của các QTD.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp, sản xuất nhiều lƣơng thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tƣơi. Vì thế Đồng Tháp đƣợc biết đến nhƣ một vựa lúa của cả nƣớc. Ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón. Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, bông, thuốc lá, đậu tƣơng và cây ăn trái nhƣ xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bƣởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 17 QTD đang hoạt động, trong thời gian qua hoạt động của các QTD đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể nhƣ thực tốt việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu vốn cho TV phát triển sản xuất kinh doanh. Có thể nói, nền kinh tế của tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế - xã hội ngày càng đƣợc nâng cao, đặc biệt đời sống của ngƣời dân ở vùng nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân nhất là một bộ phận ngƣời lao động không có công ăn việc làm trong lúc nông nhàn; góp phần thúc đẩy việc khôi phục, mở rộng ngành nghề và dịch chuyển cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

2.1. Đánh giá tính an toàn của QTD :

2.1.1. Tình hình hoạt động hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014-2017: đoạn 2014-2017:

- Trong quá trình hoạt động QTD đã gặp không ít khó khăn trong việc tăng trƣởng về quy mô, doanh số, lợi nhuận cũng nhƣ gây dựng lòng tin, tạo dựng thƣơng hiệu, nâng cao sức cạnh tranh với các TCTD khác trên cùng địa bàn hoạt động. Tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Chính quyền địa phƣơng, sự giám sát, giúp đỡ của NHNN chi nhánh tỉnh, hoạt động của hệ thống QTD đã, đang, từng bƣớc ổn định và phát triển, khẳng định vị trí quan trọng trong vai trò kênh dẫn vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế nông nghiệp , góp phần xoá đói giảm

nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân nông thôn theo định hƣớng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.

- Tính đến 31/12/2017, hoạt động của hệ thống QTD ổn định và tăng trƣởng tốt: quy mô hoạt động tăng nhanh, tổng nguồn vốn đạt 709.247 triệu đồng tăng 187.241 triệu đồng và tỷ lệ tăng 35,86% so với năm 2014, trong đó nguồn vốn huy động là 565.029 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 79,67% tổng nguồn vốn; tổng dƣ nợ đạt 614.668 triệu đồng, tăng trƣởng tín dụng tăng 42,31% so với năm 2014, các QTD hoạt động tƣơng đối hiệu quả, kết quả kinh doanh đều có lãi, không có QTD đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Các QTD có chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí.

- Nhân sự QTD ổn định và hầu hết đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định, tổng số nhân sự các QTD là 198 ngƣời (không bao gồm nhân viên bảo vệ, tạp vụ), trong đó đã qua đào tạo nghiệp vụ QTD 186 ngƣời, chƣa qua đào tạo nghiệp vụ QTD 12 ngƣời.

- Hệ thống các QTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp những năm qua đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, duy trì và mở rộng với phƣơng châm: Nâng cao hiệu quả và an toàn tín dụng gắn liền với mở rộng qui mô hoạt động.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của hệ thống QTD giai đoạn 2014-2017 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 1. Tổng nguồn vốn 522.006 562.893 628.836 709.247 - Tổng số vốn huy động 421.897 469.386 513.684 565.029 - Vốn điều lệ 19.860 20.347 21.607 22.949 2. Tổng dƣ nợ 431.931 464.263 530.309 614.668 3. Nợ xấu 6.157 6.510 6.582 5.354 - Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,43 1,40 1,24 0,87 Nguồn: Báo cáo giám sát của NHNN–ĐT giai đoạn 2014-2017

Từ bảng 2.1 cho thấy:

- Vốn điều lệ của 17 QTD là 22.949 triệu đồng, so với năm 2014 tăng 3.089 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,24% tổng nguồn vốn; tất cả các QTD trên địa bàn có vốn

điều lệ cao hơn mức vốn pháp định (100 triệu đồng) theo quy định của NHNN VN. Vốn điều lệ của QTD luôn tăng qua các năm để đảm bảo tăng năng lực tài chính, tăng khả năng an toàn trong hoạt động và khả năng cung ứng vốn vay cho khách hàng.

- Vốn huy động: Các QTD chủ yếu huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cƣ. Vốn huy động tăng đều qua các năm với tốc độ tƣơng đối phù hợp với tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Đến 31/12/2017, vốn huy động đạt 565.029 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 79,67 %/ tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ QTD đã thực hiện tốt hình thức tuyên truyền, tạo uy tín niềm tin để ngƣời dân đến gửi tiền. Vì vậy, các QTD đã giữ ổn định, cân đối đƣợc nguồn vốn huy động để cho vay đảm bảo an toàn trong hoạt động.

- Dƣ nợ cho vay: các QTD thực hiện cho vay đối với TV, giúp các TV có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp, nông thôn; góp phần có hiệu quả vào việc duy trì ổn định an ninh trật tự xã hội trong khu vực và trên địa bàn.

- Chất lƣợng tín dụng của các QTD trên địa bàn khá tốt, nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp (0,87%) trong tổng dƣ nợ. Tỷ lệ này đang đƣợc kiểm soát hiệu quả, mặc dù có một số QTD có xu hƣớng tăng nợ xấu nhƣng vẫn ở mức an toàn.

2.1.2. Khả năng đảm bảo an toàn của các QTD trên địa bàn: 2.1.2.1. Về công tác thành viên QTD: 2.1.2.1. Về công tác thành viên QTD:

- Toàn tỉnh Đồng Tháp có 17 QTD hoạt động trên địa bàn 44/135 xã, phƣờng, thị trấn, trong tỉnh, trong đó:

+ Về năm đƣợc thành lập 10 QTD đƣợc thành lập năm 1995, 06 QTD thành lập năm 1996 và 01 QTD đƣợc thành lập năm 2007.

+ Về địa bàn hoạt động: 03 QTD có địa bàn hoạt động tại 4 xã; 05 QTD có địa bàn hoạt động tại 3 xã; 08 QTD có địa bàn hoạt động tại 2 xã và 01 QTD có địa bàn hoạt động tại 01 xã.

Chính những con số trên đã đánh dấu một bƣớc trƣởng thành của mô hình QTD, coi đây nhƣ một pháp nhân kinh tế hợp tác, hạch toán độc lập và chỉ có thể

phát triển trong một môi trƣờng pháp lý an toàn, lành mạnh phù hợp với mô hình QTD có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)