Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

* Thu nhập của QTD:

- Thu nhập là khoản tiền thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh của QTD. Với QTD chủ yếu là thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn, còn lại thu khác chỉ

chiếm một tỷ lệ rất nhỏ do hoạt động của QTD chƣa thực sự đa dạng, khả năng áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động NH còn hạn chế, trình độ cán bộ cũng nhƣ khả năng vận hành công nghệ chƣa cao cộng thêm với quy mô hoạt động còn hạn chế là nguyên nhân chủ yếu của kết quả nêu trên.

- Các khoản thu nhập của QTD:

+ Thu từ hoạt động tín dụng: Tín dụng là nguồn tạo ra khoản thu nhập chủ yếu, quan trọng nhất cho QTD.

+ Thu khác bao gồm: thu từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác; …

+ Thu từ các dịch vụ hiện còn chƣa phát triển.

Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định đƣợc cơ cấu thu nhập, để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của QTD; đồng thời có thể kiểm soát đƣợc rủi ro trong kinh doanh.

* Chi phí của QTD:

- Chi phí là toàn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh.

- Các khoản chi phí của QTD:

+ Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay: đây là khoản chi phí lớn nhất từ trƣớc đến nay và sẽ là chi phí lớn nhất trong tƣơng lai và sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi.

+ Tiền lƣơng và các phúc lợi của nhân viên chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí.

- Các khoản thuế: QTD cũng phải nộp các khoản thuế nhƣ những doanh nghiệp khác nhƣ: thuế thu nhập doanh nghiệp,...

- Các chi phí khác: Bao gồm tất cả các chi phí khác không đƣợc phân loại trên đây nhƣng dù sao cũng cần thiết cho hoạt động của Ngân hàng nhƣ: Chi phí bảo hiểm; chi phí tiếp thị, quảng cáo; chi phí các cuộc thanh tra. Đặc biệt là chi phí in ấn và các thiết bị văn phòng.

* Lợi nhuận của QTD

- Lợi nhuận QTD là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lƣợc khách hàng. Lợi nhuận còn khuyến khích

nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và góp phần phát triển gia tăng các dịch vụ để đa dạng hóa hình thức hoạt động.

+ Lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trƣớc thuế = thu lãi – chi lãi + thu khác – chi khác Ngoài ra, lợi nhuận trƣớc thuế có thể đƣợc xác định nhƣ sau:

Lợi nhuận trƣớc thuế = Thu nhập từ hoạt động kinh doanh – Tổng chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng trích lập tăng trong năm + Hoàn nhập rủi ro tín dụng trong năm

+ Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng):

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trƣớc thuế - Thuế thu nhập cá nhân

+ Hệ số lợi nhuận ròng:

Là lợi nhuận sau thuế còn gọi là suất sinh lợi của thu nhập. Thể hiện cứ 1 đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng Thu nhập

+ Suất sinh lời của tài sản (ROA: Return on asset)

Thể hiện 1 đồng tài sản trong thời gian nhất định tạo ra đƣợc bao nhiêu lợi nhuận ròng. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị cuả QTD về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Do đó, hệ số này càng cao thì càng tốt.

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Còn càng thấp thì thể hiện vốn đang đƣợc sử dụng càng không hiệu quả.

+ Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity)

Thể hiện trong thời gian nhất định cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lƣờng tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các QTD.

ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

ROA và ROE thƣờng đƣợc sử dụng chung để đánh giá khả năng sinh lời chung của tổ chức tài chính, trong đó có các QTD. Theo thông lệ quốc tế, ROA > 2% là QTD đã đạt đƣợc mức độ hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)