cho HS
Xã hội có ảnh hƣởng theo chiều hƣớng cả tích cực và tiêu cực đối với nhận thức và hành vi của HS. Ngày 22/7/2008, Bộ trƣởng GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai đoạn 2008-2013 trong đó chỉ rõ mục tiêu: “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng để xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng và đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả” tại Chỉ thị số 40 2008 CT-BGDĐT.
Yếu tố gia đình có tác động trực tiếp đền việc thực hiện giáo dục SKSS. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều bậc phụ huynh do áp lực công việc, áp lực của cuộc sống nên chƣa thực sự quan tâm đến cuộc sống của con cái. Lứa tuổi HS THCS là lứa tuổi có nhiều sự thay đổi nhất là những thay đổi về cơ thể. Nhiều vấn đề băn khoăn, vƣớng mắc về SKSS con cái không biết chia sẻ với ai. Thậm chí, có bậc phụ huynh vẫn giữ tƣ duy cũ né tránh giáo dục chủ đề này cho con cái trong gia đình; có ngƣời còn cho rằng việc giáo dục giới tính, SKSS cho con cái là “vẽ đƣờng cho hƣơu chạy”. Ngay chính bản thân các bậc phụ huynh vẫn còn có những hạn chế nhất định về kiến thức, về phƣơng pháp giáo dục SKSS nên thƣờng có tâm lý e ngại khi trao đổi với con cái về vấn đề SKSS.
Yếu tố bạn bè có sự tác động nhất định tới thái độ, hành vi của HS. Về mặt tâm sinh lý, HS THCS có nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân, thích thể hiện bản thân trƣớc bạn bè nên rất dễ bị kích động, bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt cho sức khỏe cũng nhƣ SKSS. Trong quá trình hoạch định chính sách giáo dục SKSS, các nhà quản lý giáo dục cần nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này.