- Đặc điểm cơ thể của HS THCS có nhiều biến động quan trọng nhất là đây là giai đoạn dậy thì của HS, đánh dấu bƣớc phát triển dần dần từ thiếu niên sang độ tuổi trƣởng thành.
- Đặc điểm hoạt động học tập của HS THCS đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao, phát triển tƣ duy lý luận và tƣ duy trừu tƣợng, hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hƣớng nghề nghiệp. Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của quá trình nhận thức của HS trong hoạt động học tập.
- Đặc điểm phát triển trí tuệ: hệ thần kinh của HS THPT có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của
não phát triển. Có khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập, sáng tạo. Tƣ duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tƣ duy cũng phát triển. Tuy vậy, nhƣng nhiều khi các em chƣa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân.
- Về hoạt động giao tiếp và đời sống tình cảm ở HS THPT mang tính chất tập thể đó là điều quan trọng đối với các em đƣợc sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn – sự đồng cảm – tình bạn của các em rất bền vững, có thể vƣợt đƣợc mọi thử thách và có thể kéo dài suốt đời.
- Với hoạt động lao động: hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách của HS THPT. Hoạt động lao động đƣợc tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh thần tập thể, lòng yêu lao động. Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của các em nhƣng hiện nay các em còn định hƣớng một cách phiến diện vào việc học tập ở đại học. Đại đa số các em hƣớng vào các trƣờng đại học hơn là học nghề do đó dễ có ảnh hƣởng tiêu cực khi dự định của các em không đạt đƣợc, điều này cũng cho thấy các em không chú ý đến nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề khác nhau khi quyết định đƣờng đời. Đây là một vấn đề đặt ra cho nhà trƣờng, gia đình và các đoàn thể cần phải tìm cách giải quyết trong công tác hƣớng nghiệp [4].