Hiện trạng các biện pháp bảo vệ môi trường lao động tại các nhà máy luyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 30 - 34)

luyện kim tại Thái Nguyên.

1.4.1. Các biện pháp quản lý môi trường lao động.

Các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên đều đã thành lập ban AT-VSMTLĐ với nhiệm vụ chính là cải thiện môi trường lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân. Các nhiệm vụ cụ thể của ban AT-VSMTLĐ như sau [5, 6, 18]:

- Kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố gây ô nhiễm môi trường lao động. Tuy nhiên, hoạt động này đang diễn ra thụ động, khi có sự cố mới tìm cách giải quyết mà chưa có quy trình giải quyết sự cố cụ thể.

- Đo đạc, kiểm tra định kỳ các thông số môi trường lao động. Hiện nay, các nhà máy đang thực hiện định kỳ đo đạc, kiểm tra các thông số môi trường lao động 1 lần trong 1 năm. Điều này, không làm rõ được ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới giá trị đo của các yếu tố môi trường lao động.

- Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện cho công nhân về an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này của ban AT-VSMTLĐ mới dừng lại ở mức độ giáo dục mà chưa thúc đẩy được công nhân tự giác và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho công nhân. Các biện pháp đang thực hiện bao gồm:

 Trang bị đồ dùng bảo hộ lao động cho công nhân. Tuy nhiên, các trang bị bảo hộ lao động của các nhà máy đã lạc hậu, đã cũ, nhiều đồ dùng bảo hộ lao động đã hỏng. Chính vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe cho công nhân bị hạn chế.

 Kiểm tra y tế định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên hoạt động này chưa sát sao, và chưa tìm ra được các biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng công nhân bị nhiễm bệnh.

 Hiện nay, các biện pháp liên quan tới vấn đề đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho công nhân chưa được chú trọng. Nhiều công nhân làm việc trong điều kiện sức khỏe không được tốt nhất.

1.4.2. Các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường lao động. lao động.

Nhằm cải thiện môi trường lao động, các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu lượng ô nhiễm phát sinh trong khu vực sản xuất. Các biện pháp đang được áp dụng bao gồm:

1.4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu nhiệt độ

Các nhà máy luyện kim đã áp dụng một số giải pháp giảm thiểu nhiệt độ môi trường lao động như sau [5, 6, 18]:

- Thông gió làm mát nhà xưởng và các khu vực sản xuất. Biện pháp thông gió bao gồm cả thông gió cục bộ và thông gió cưỡng bức.

- Bảo ôn cách nhiệt tại một số vị trí tỏa nhiều nhiệt như đường ống dẫn khí thải. Các biện pháp giảm thiệu nhiệt độ như vậy đã làm giảm đáng kể nhiệt độ cao thoát ra ngoài môi trường lao động. Tuy nhiên, các biện pháp trên được áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế, đồng thời có nhiều các biện pháp khác hiệu quả hơn trong việc giảm phát thải nhiệt độ ra ngoài môi trường có thể được áp dụng.

1.4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu bụi và hơi khí độc.

Một trong những hướng tập trung chủ yếu nhằm cải thiện môi trường lao động của các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên là giảm thiểu bụi và hơi khí độc. Các nhà máy đã áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa lượng bụi và hơi khí độc. Đặc biệt là các biện pháp được áp dụng để xử lý dòng khí thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất. Các biện pháp hiện được áp dụng bao gồm:

a) Xây dựng hệ thống kho chứa có mái che:

Hiện nay, các nhà máy thuộc công ty TNHH một thành viên kim loại màu Thái Nguyên đã xây dựng các kho chứa có mái che với mục đích chính là làm giảm thất thoát nguyên liệu. Đồng thời, biện pháp này cũng làm giảm đáng kể lượng phát thải bụi và hơi khí độc ra ngoài môi trường, do hạn chế lượng tạp chất lẫn vào trong nguyên – nhiên liệu và giảm tác động của các yêu tố vi khí hậu ảnh hưởng tới nguyên – nhiên liệu làm phát sinh bụi [18]. Tuy nhiên hiện nay, biện pháp này mới chỉ được áp dụng riêng lẻ tại một số nhà máy.

b) Xây dựng hệ thống thiết bị xử lý khí thải:

Các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên đều đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Các hệ thống này hoạt động hiệu quả tương đối cao, làm giảm gần như hoàn

toàn lượng phát thải bụi và hơi khí độc ra ngoài môi trường. Các hệ thống xử lý khí thải cụ thể tại một số nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên như sau:

Nhà máy luyện thép Lưu Xá.

Hiện nay nhà máy đang áp dụng hệ thống lọc bụi túi vải để làm giảm khả năng phát sinh các chất độc hại ra môi trường không khí. Tại các vị trí phát sinh chất ô nhiễm của phân xưởng lò điện, lò tinh luyện LF có lắp đặt các chụp hút lớn để hút bụi và khí thải, dẫn chúng đến hệ thống xử lý trước khi thải vào môi trường thông qua ống khói cao 23m.

Khói của các lò được qua chụp hút và đi vào các ống dẫn (nhờ sức hút của quạt gió) riêng biệt của mỗi lò đến lọc bụi túi vải, sau đó qua quạt hút thoát ra ống khói [6].

Nhà máy luyện gang.

Đối với công nghệ nấu luyện gang, khí thải cũng là nguồn nguyên liệu và nhiên liệu có giá trị và không thể để lãng phí. Nhận biết được điều đó, nhà máy luyện gang đã tận dụng khí thải lò cao như một nguồn nguyên liệu để tiết kiệm nhiên liệu đồng thời giảm thiểu sự xả thải ra môi trường các tác nhân ô nhiễm không khí [5].

Khí thải từ lò cao được đưa qua bộ lọc bụi trọng lực (dạng cyclone) để lắng sơ bộ các hạt bụi kích thước lớn sau đó qua hệ thống dập bụi ướt và lọc tĩnh điện để thu hồi toàn bộ lượng bụi. Việc làm sạch bụi nhằm các mục đích [5]:

- Tận thu lại bụi cho dây chuyền thiêu kết, bụi chứa một hàm lượng kim loại đáng kể được đưa quay lại phần thiêu kết góp phần làm giảm giá thành quặng thiêu kết.

- Làm sạch khí than trước khi đưa đi sử dụng cho các lò gió nóng, cho lò cốc, cho thiêu kết...Việc làm sạch bụi sẽ giảm bớt sự mài mòn thiết bị và hao tổn nhiệt lượng.

Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải nhà máy luyện gang [5]

Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên.

Nhà máy kẽm điện phân đã xây dựng các hệ thống xử lý bụi và khí thải tại tất cả các công đoạn phát sinh ô nhiễm. Lượng bụi phát sinh chủ yếu tại vị trí lò sấy ống quay, lò thiêu nhiều tầng và lò thiêu lớp sôi. Khí thải ô nhiễm chính của điện phân kẽm là khí SO2 được phát sinh chủ yếu tại lò thiêu lớp sôi. Các hệ thống xử lý khói bụi như sau:

- Thu bụi từ lò sấy ống quay: Ở đây sử dụng công nghệ thu bụi ướt để làm sạch khói. Khói lò được qua máy khử bụi bằng màng nước, sau khi thu bụi, khói lò đạt tiêu chuẩn thải, được quạt hút dẫn tới ống khói rồi thải ra ngoài môi trường [18]. - Thu bụi và xử lý khí từ lò thiêu lớp sôi: Khói và bụi của lò thiêu lớp sôi sinh ra, trong đó bụi là nguyên liệu cho thuỷ luyện kẽm, còn khói sau khi khử bụi có hàm lượng SO2 và SO3 cao được đưa vào sản xuất axit sunlfuric. Hiệu suất thu bụi cao thấp không những ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi kim loại mà còn ảnh hưởng đến công nghệ sản xuất axit. Ở đây sử dụng công nghệ thu hồi bụi 2 cấp do có hàm lượng bụi lớn và có giá trị sử dụng lại. Đầu tiên dòng khí thải được đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt bằng hơi nước để làm giảm nhiệt độ cao. Tiếp theo, dòng khí thải được đưa qua xyclon rồi tới lọc bụi bằng điện để thu hồi bụi. Sau đó, dòng khí được đưa tới hệ thống sản xuất axit sunfuaric [18].

- Thu bụi từ lò thiêu nhiều tầng: Thông số khói của lò thiêu nhiều tầng ổn định, nộng độ bụi cao, nhiệt độ 550oC. Thiết kế sử dụng máy làm nguội nhiệt độ khói lò từ 500oC xuống 150oC ( nhiệt độ điểm sương khí khói khoảng 65oC). Sau đó dùng

thu bụi bằng túi vải, tổng hiệu suất thu bụi là 98,5%. Khói thông qua quạt hút và ống khói thải ra ngoài, nồng độ bụi trong khói thải ra đảm bảo đạt  100 mg/m3 [18].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)