Các giải pháp chung nhằm cải thiện môi trường lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 59)

3.1.1. Giải pháp quản lý.

3.1.1.1. Tăng cường hoạt động của ban An toàn - Vệ sinh Môi trường lao động.

Hiện nay, các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên đều đã xây dựng ban AT- VSMTLĐ, tuy nhiên, tình trạng chung là hoạt động của ban AT-VSMTLĐ đang còn rất hạn chế. Vì vậy, nhằm tăng cường đẩy mạnh hoạt động của ban AT-VSMTLĐ, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Thành lập các đội vệ sinh môi trường trực thuộc ban AT-VSMTLĐ, tăng cường kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện kịp thời các khu vực tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lao động. Phát hiện và ứng phó kịp thời với các sự cố gây ô nhiễm Môi trường lao động, giảm tác động xấu tới công nhân làm việc trong khu vực xảy ra sự cố đó.

- Xây dựng quy trình giải quyết sự cố Môi trường cụ thể với từng loại hình và từng vị trí sản xuất riêng.

- Tăng cường đo đạc, kiểm tra các thông số môi trường lao động trong khu vực sản xuất, để có được nhận định đúng đắn về hiện trạng môi trường lao động của nhà máy. Từ đó, đưa ra các biện pháp đúng đắn trong việc quản lý môi trường lao động của nhà máy. Hiện nay, các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên đang thực

hiện định kỳ kiểm tra môi trường lao động 1 lần trong 1 năm. Như vậy chỉ đánh giá được hiện trạng môi trường lao động tại thời điểm đo. Tác giả đề xuất thực hiện định kỳ đo đạc, kiểm tra môi trường lao động 2 lần trong 1 năm, hoặc có thể nhiều hơn. Cụ thể, thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động trong 2 mùa là mùa nóng và mùa lạnh. Qua đó, có thể đánh giá diễn biến thay đổi của các thông số môi trường lao động trong năm.

- Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn sức khỏe nghề nghiệp, như sau:

 Trang bị cho công nhân viên quần áo bảo hộ lao động, quần áo cách nhiệt, kính, mặt nạ, khẩu trang, nút bịt tai, ủng, gang tay và các dụng cụ bảo hộ lao động khác phù hợp yêu cầu vệ sinh nhằm giảm tiếp xúc với các yếu tố môi trường độc hại. Có thể sử dụng các trang bị bảo hộ lao động hiện đại như khẩu trang có van thở, mặt nạ lọc bụi hô hấp.

 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho công nhân viên. Đảm bảo công nhân việc làm việc trong điều kiện sức khỏe tốt nhất. Chú ý cấm ăn uống, hút thuốc, nói chuyện trong khu vực làm việc.

 Đảm bảo chế độ y tế, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho công nhân viên. Thực hiện kiểm tra y tế định kỳ cho cán bộ công nhân viên để phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp do các yếu tố môi trường lao động độc hại gây ra như bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp.

3.1.1.2. Tổ chức lao động hợp lí:

Để giúp công nhân có điều kiện sức khỏe tốt nhất, nhằm giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường lao động xấu trong nhà xưởng, có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Lập thời gian biểu sản xuất của các phân xưởng hợp lý nhằm giúp công nhân hạn chế tối đa mức độ tiếp xúc với các yếu tố môi trường độc hại. Có thể tiến hành: (1) bố trí xưởng gây ồn làm việc vào thời gian có số lượng công nhân làm việc ít nhất; (2) bố trí các phân xưởng sản xuất tỏa nhiều nhiệt, phát sinh nhiều bụi và hơi khí độc không cùng hoạt động đồng thời mà phân đều trong các ca lao động.

- Do công nhân thường xuyên làm việc trong những điều kiện môi trường bị ô nhiễm nên cần có thời gian nghỉ ngơi thỏa đáng để cơ thể lấy lại được cân bằng.

Qua thời gian thực hiện nghiên cứu tại các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên, tác giả nhận thấy công nhân viên tại các nhà máy này vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về tác động của ô nhiễm môi trường lao động tới sức khỏe và vẫn còn thái độ chủ quan với việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nhằm tăng cường nhận thức của công nhân viên, tác giả đề xuất giải pháp như sau:

- Giáo dục, đào tạo công nhân viên quy trình sản xuất của nhà máy, tổ chức các khóa huấn luyện về an toàn vệ sinh môi trường để công nhân có được hiểu biết đúng đắn về hiện trạng môi trường lao động của nhà máy và tác động nguy hiểm của điều kiện môi trường lao động không đảm bảo với sức khỏe bản thân. Qua đó giúp công nhân viên có ý thức trách nhiệm hơn trong việc giảm thiểu phát thải ô nhiễm và hạn chế tới mức tối đa các tác động của điều kiện môi trường lao động xấu tới sức khỏe các công nhân viên.

- Khuyến khích công nhân viên sáng tạo, tìm tòi các phương thức mới nhằm cải thiện môi trường lao động của nhà máy. Đồng thời, khen thưởng những giải pháp có tính khả thi trong việc cải thiện môi trường lao động.

3.1.2. Giải pháp kỹ thuật.

3.1.2.1. Giải pháp sản xuất sạch hơn.

Đây là giải pháp mang tính chủ động phòng ngừa ô nhiễm. Việc áp dụng các biện pháp sản xuất sách hơn trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất luyện kim, sẽ phòng ngừa, giảm thiểu tối đa mức độ phát thải ô nhiễm trong tất cả các khu vực. Các biện pháp sản xuất sạch hơn được tập trung nhiều hơn vào các khu vực phát sinh ô nhiễm đặc thù. Tác giả đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn cho ngành luyện kim như sau:

a) Tăng cường quản lý nội vi.

Qua thời gian thực hiện nghiên cứu tại các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên, tác giả nhận thấy có rất nhiều cơ hội để cải thiện môi trường lao động bằng việc tăng cường quản lý nội vi của các nhà máy. Có thể áp dụng các biện pháp như sau:

- Xây dựng hệ thống kho chứa có mái che, tường bao đồng thời thực hiện phân vùng quản lý các khu vực quản lý nguyên liệu. Biện pháp này làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới nguyên liệu và sản phẩm, đồng thời làm hạn chế tình trạng nguyên liệu và nhiên liệu bị lẫn tạp chất từ bên ngoài. Việc làm này sẽ làm giảm phát sinh các yếu tố gây ô nhiễm môi trường lao động. Cụ thể làm giảm đáng

kể lượng bụi và hơi khí độc phát sinh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho sản xuất do nguyên liệu và nhiên liệu lẫn ít tạp chất.

- Thực hiện bê tông hóa các khu vực, đặc biệt là đường giao thông trong khu vực nhà máy. Việc làm này sẽ làm giảm đáng kể lượng bụi phát sinh do quá trình di chuyển của các phương tiện giao thông. Đồng thời cũng làm hạn chế nguyên liệu và nhiên liệu bị lẫn tạp chất từ bên ngoài và làm giảm tình trạng thất thoát nguyên – nhiên liệu.

- Thực hiện tăng cường bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh nhà xưởng và thiết bị nhằm đảm bảo môi trường lao động tốt hơn trong khu vực sản xuất.

b) Giải pháp loại bỏ tạp chất trong nguyên liệu.

Nếu thành phần nguyên liệu được đưa vào quá trình Luyện kim chứa nhiều tạp chất thì sẽ phát sinh nhiều chất thải. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là bằng cách nào đó tách các chất có khả năng gây ô nhiễm trong quá trình luyện kim ra khỏi nguyên liệu trước khi đưa nguyên liệu vào quá trính sản xuất. Có hai phương án:

 Thứ nhất là sử dụng các phương pháp tuyển khoáng riêng rẽ hoặc kết hợp. Kết quả là làm giàu các cấu tử có ích của nguyên liệu đồng thời làm giảm nồng độ các chất độc có trong nguyên liệu

 Thứ hai là phương pháp xử lý nhiệt, còn gọi là thiêu kết. Phương pháp này thường kết hợp với biện pháp xử lý thu hồi lại chất thải vào mục đích có lợi. Ví dụ, khi thiêu loại bỏ lưu huỳnh ở dạng SO2 thì đồng thời kết hợp thu lại SO2 để sản xuất axit sunphuaric. Việc thu hồi triệt để SO2 và nguy cơ gây ô nhiễm đến đâu phụ thuộc vào kỹ thuật áp dụng trong quá trình thu hồi này.

Trong 2 phương án tuyển khoáng và thiêu kết, phương pháp nào tốt hơn còn cần phải có những so sánh cụ thể trong từng điều kiện về kỹ thuật, mức độ trang bị máy móc thiết bị và hiệu quả kinh tế mang lại.

c) Tự động hóa cho quá trình sản xuất và giám sát.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, đồng thời giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, một trong những biện pháp sản xuất sạch hơn hiệu quả nhất là áp dụng tự động hóa toàn bộ công nghệ sản xuất hoặc một phần các khu vực sản xuất có khả năng phát sinh ô nhiễm lớn gây nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe công nhân. Có thể áp dụng:

- Tự động hóa quá trình cấp nguyên - nhiên liệu vào lò. Qua đó, làm giảm nguy cơ ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ cao, bụi và hơi khí độc ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân.

- Tự động hóa quá trình tháo dỡ sản phẩm sẽ làm giảm nguy cơ ảnh hưởng tới công nhân bởi nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc.

- Tự động hóa trong quá trình tháo dỡ xỉ lò sẽ làm giảm nguy cơ ảnh hưởng tới công nhân bởi yếu tố nhiệt độ, bụi và hơi khí độc.

- Tự động hóa quá trình giám sát hoạt động của lò nhằm làm giảm nguy cơ ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc tới công nhân.

3.1.2.2. Giải pháp xử lý ô nhiễm.

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu tại các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên, tác giả nhận có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật để thực hiện cải thiện môi trường lao động tại cả 3 khu vực làm việc là khu vực chuẩn bị nguyên liệu, khu vực các lò luyện kim và khu vực tạo sản phẩm.

a) Giải pháp cho khu vực chuẩn bị nguyên liệu và khu vực tạo sản phẩm.

Theo kết quả nghiên cứu trong chương 2, vấn đề gây ô nhiễm môi trường lao động đối với khu vực chuẩn bị nguyên liệu và khu vực tạo sản phẩm của các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên là nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc. Để cải thiện các thông số môi trường lao động trên, tác giả đề xuất một số hướng giải pháp như sau:

 Thực hiện các biện pháp tăng cường thông thoáng nhà xưởng, như sử dụng quạt thông gió, chụp hút, kết cấu nhà xưởng có cửa mái tạo thông gió tự nhiên để cải thiện tình trạng nhiệt độ cao, giảm thiểu lượng bụi và hơi khí độc trong không gian nhà xưởng.

 Trang bị quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, khẩu trang, kính bảo vệ mắt, nút bịt tai và các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác để thay thế cho các dụng cụ bảo hộ lao động đã cũ, hỏng, nhằm ngăn cản và hạn chế các ảnh hưởng của các yếu tố độc hại.

 Tại các vị trí có nhiệt độ cao và tiếng ồn lớn, nên sử dụng hệ thống tự động để điều khiển quá trình sản xuất, nhằm giảm lượng công nhân làm việc trực tiếp tại các vị trí đó, ngăn cản nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe công nhân. b) Giải pháp cho khu vực lò luyện kim:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nhân làm việc tại khu vực lò luyện kim có nguy cơ chịu ảnh hưởng tới sức khỏe rất lớn bởi các yếu tố môi trường lao động xấu. Để cải thiện môi trường lao động tại khu vực lò luyện, tác giả đề xuất một số hướng giải pháp như sau:

- Giải pháp đối với quá trình luyện kim:

Trong quá trình luyện kim sẽ phát sinh nhiều chất ô nhiêm môi trường lao động. Nội dung của phương pháp này là ngay trong quá trình luyện kim, các chất là nguồn gây ô nhiễm sẽ bị giữ lại hoặc chuyển hóa sang một chất bền vững hơn. Điều đó sẽ hạn chế sự phát tán chất ô nhiễm vào môi trường lao động, nơi công nhân làm việc.

- Giải pháp xử lý chất ô nhiễm trong quá trình luyện kim.

Các chất ô nhiễm được sinh ra trong quá trình Luyện kim, nếu không được xử lý sẽ thoát ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Nội dung của giải pháp này là xử lý các chất gây ô nhiễm phát sinh trong quá trình luyện kim để ngăn chặn chúng phát tán ra ngoài môi trường. Một vài hướng điển hình của giải pháp này như sau:

 Dùng quạt hút để thu hồi bụi và khí ô nhiễm ở các thiết bị phát sinh ô nhiễm và ở trong không gian khu vực sản xuất, sau đó đưa tới thiết bị xử lý bụi và khí ô nhiễm.

 Sử dụng các phương pháp xử lý ô nhiễm để loại bỏ hoặc giảm thiểu ô nhiễm trong vùng làm việc của công nhân. Có thể sử dụng thiết bị xyclon, thiết bị lọc bụi túi vải, thiết bị lọc bụi kiểu ướt, thiết bị lọc bụi tĩnh điện hay các thiết bị lọc bụi khác để loại bỏ bụi. Có thể sử dụng thiết bị hấp thụ, hấp phụ để đồng thời loại bỏ bụi và hơi khí độc hại.

 Sau khi qua thiết bị xử lý khí, đảm bảo QCVN với khí thải công nghiệp, khí thải được đưa qua ống khói cao, nhằm phát tán lượng khí ô nhiễm còn lại đi xa.

 Sử dụng các phương pháp bảo ôn, cách nhiệt để giảm nhiệt độ thoát ra ngoài môi trường lao động trong các nhà máy. Đồng thời, tăng cường thông thoáng nhà xưởng bằng cách lắp quạt thông gió, chụp hút, kết cấu nhà xưởng có cửa mái hay các biện pháp khác nhằm cải thiện tình trạng nhiệt độ cao trong nhà xưởng.

 Cần áp dụng các biện pháp tự động hoà, cơ khí hoá, điều khiển và quan sát từ xa trong các phân xưởng phát sinh lượng nhiệt rất lớn và lượng hơi khí độc lớn nhờ đó sẽ làm giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho công nhân.

3.2. Biện pháp cải thiện từng yếu tố môi trường lao động.

Theo kết quả trong chương 2, cho thấy các yếu tố môi trường lao động có khả năng gây ảnh hưởng lớn nhất tới sức khỏe công nhân làm việc tại các nhà máy luyện kim bao gồm: nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc và bụi. Để giảm thiểu phát thải các yếu tố trên, nhằm cải thiện môi trường lao động, tác giả đề xuất các giải pháp ứng với từng yếu tố cụ thể như sau:

3.2.1. Biện pháp giảm thiểu nhiệt độ.

a) Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị:

Sắp xếp các nhà xưởng thường phát sinh lượng nhiệt lớn trên mặt bằng xí nghiệp phải hợp lý sao cho sự thông gió tự nhiên là tốt nhất, nên sắp xếp xen kẽ phân xưởng nóng và phân xưởng mát. Biện pháp này ít có tính khả thi do việc bố trí lại vị trí các nhà xưởng là rất phức tạp và tốn kém, tuy nhiên nếu thực hiện đươc thì sẽ làm hạn chế tương đối hiệu quả các ảnh hưởng của nhiệt độ tới sức khỏe công nhân.

Chú ý hướng gió chủ đạo trong năm khi bố trí phân xưởng nóng, tránh nóng, tránh nắng Mặt trời chiếu vào phân xưởng qua các cửa. Xung quanh các phân xưởng nóng phải thoáng gió. Có thể cần bố trí các thiết bị nhiệt vào một khu vực xa nơi làm việc của công nhân. Biện pháp này có thể thực hiện bằng việc xây dựng các tường chắn hoặc trồng cây xanh phía có ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà xưởng.

b) Thông gió nhà xưởng:

Tăng cường sử dụng hệ thống thông gió tại các nhà xưởng, các vị trí có mức độ tỏa nhiệt lớn. Có thể:

- Sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức: dùng quạt hút tại vị trí các thiết bị tỏa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 59)