Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 61 - 65)

3.1.2.1. Giải pháp sản xuất sạch hơn.

Đây là giải pháp mang tính chủ động phòng ngừa ô nhiễm. Việc áp dụng các biện pháp sản xuất sách hơn trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất luyện kim, sẽ phòng ngừa, giảm thiểu tối đa mức độ phát thải ô nhiễm trong tất cả các khu vực. Các biện pháp sản xuất sạch hơn được tập trung nhiều hơn vào các khu vực phát sinh ô nhiễm đặc thù. Tác giả đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn cho ngành luyện kim như sau:

a) Tăng cường quản lý nội vi.

Qua thời gian thực hiện nghiên cứu tại các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên, tác giả nhận thấy có rất nhiều cơ hội để cải thiện môi trường lao động bằng việc tăng cường quản lý nội vi của các nhà máy. Có thể áp dụng các biện pháp như sau:

- Xây dựng hệ thống kho chứa có mái che, tường bao đồng thời thực hiện phân vùng quản lý các khu vực quản lý nguyên liệu. Biện pháp này làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới nguyên liệu và sản phẩm, đồng thời làm hạn chế tình trạng nguyên liệu và nhiên liệu bị lẫn tạp chất từ bên ngoài. Việc làm này sẽ làm giảm phát sinh các yếu tố gây ô nhiễm môi trường lao động. Cụ thể làm giảm đáng

kể lượng bụi và hơi khí độc phát sinh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho sản xuất do nguyên liệu và nhiên liệu lẫn ít tạp chất.

- Thực hiện bê tông hóa các khu vực, đặc biệt là đường giao thông trong khu vực nhà máy. Việc làm này sẽ làm giảm đáng kể lượng bụi phát sinh do quá trình di chuyển của các phương tiện giao thông. Đồng thời cũng làm hạn chế nguyên liệu và nhiên liệu bị lẫn tạp chất từ bên ngoài và làm giảm tình trạng thất thoát nguyên – nhiên liệu.

- Thực hiện tăng cường bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh nhà xưởng và thiết bị nhằm đảm bảo môi trường lao động tốt hơn trong khu vực sản xuất.

b) Giải pháp loại bỏ tạp chất trong nguyên liệu.

Nếu thành phần nguyên liệu được đưa vào quá trình Luyện kim chứa nhiều tạp chất thì sẽ phát sinh nhiều chất thải. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là bằng cách nào đó tách các chất có khả năng gây ô nhiễm trong quá trình luyện kim ra khỏi nguyên liệu trước khi đưa nguyên liệu vào quá trính sản xuất. Có hai phương án:

 Thứ nhất là sử dụng các phương pháp tuyển khoáng riêng rẽ hoặc kết hợp. Kết quả là làm giàu các cấu tử có ích của nguyên liệu đồng thời làm giảm nồng độ các chất độc có trong nguyên liệu

 Thứ hai là phương pháp xử lý nhiệt, còn gọi là thiêu kết. Phương pháp này thường kết hợp với biện pháp xử lý thu hồi lại chất thải vào mục đích có lợi. Ví dụ, khi thiêu loại bỏ lưu huỳnh ở dạng SO2 thì đồng thời kết hợp thu lại SO2 để sản xuất axit sunphuaric. Việc thu hồi triệt để SO2 và nguy cơ gây ô nhiễm đến đâu phụ thuộc vào kỹ thuật áp dụng trong quá trình thu hồi này.

Trong 2 phương án tuyển khoáng và thiêu kết, phương pháp nào tốt hơn còn cần phải có những so sánh cụ thể trong từng điều kiện về kỹ thuật, mức độ trang bị máy móc thiết bị và hiệu quả kinh tế mang lại.

c) Tự động hóa cho quá trình sản xuất và giám sát.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, đồng thời giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, một trong những biện pháp sản xuất sạch hơn hiệu quả nhất là áp dụng tự động hóa toàn bộ công nghệ sản xuất hoặc một phần các khu vực sản xuất có khả năng phát sinh ô nhiễm lớn gây nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe công nhân. Có thể áp dụng:

- Tự động hóa quá trình cấp nguyên - nhiên liệu vào lò. Qua đó, làm giảm nguy cơ ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ cao, bụi và hơi khí độc ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân.

- Tự động hóa quá trình tháo dỡ sản phẩm sẽ làm giảm nguy cơ ảnh hưởng tới công nhân bởi nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc.

- Tự động hóa trong quá trình tháo dỡ xỉ lò sẽ làm giảm nguy cơ ảnh hưởng tới công nhân bởi yếu tố nhiệt độ, bụi và hơi khí độc.

- Tự động hóa quá trình giám sát hoạt động của lò nhằm làm giảm nguy cơ ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc tới công nhân.

3.1.2.2. Giải pháp xử lý ô nhiễm.

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu tại các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên, tác giả nhận có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật để thực hiện cải thiện môi trường lao động tại cả 3 khu vực làm việc là khu vực chuẩn bị nguyên liệu, khu vực các lò luyện kim và khu vực tạo sản phẩm.

a) Giải pháp cho khu vực chuẩn bị nguyên liệu và khu vực tạo sản phẩm.

Theo kết quả nghiên cứu trong chương 2, vấn đề gây ô nhiễm môi trường lao động đối với khu vực chuẩn bị nguyên liệu và khu vực tạo sản phẩm của các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên là nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc. Để cải thiện các thông số môi trường lao động trên, tác giả đề xuất một số hướng giải pháp như sau:

 Thực hiện các biện pháp tăng cường thông thoáng nhà xưởng, như sử dụng quạt thông gió, chụp hút, kết cấu nhà xưởng có cửa mái tạo thông gió tự nhiên để cải thiện tình trạng nhiệt độ cao, giảm thiểu lượng bụi và hơi khí độc trong không gian nhà xưởng.

 Trang bị quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, khẩu trang, kính bảo vệ mắt, nút bịt tai và các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác để thay thế cho các dụng cụ bảo hộ lao động đã cũ, hỏng, nhằm ngăn cản và hạn chế các ảnh hưởng của các yếu tố độc hại.

 Tại các vị trí có nhiệt độ cao và tiếng ồn lớn, nên sử dụng hệ thống tự động để điều khiển quá trình sản xuất, nhằm giảm lượng công nhân làm việc trực tiếp tại các vị trí đó, ngăn cản nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe công nhân. b) Giải pháp cho khu vực lò luyện kim:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nhân làm việc tại khu vực lò luyện kim có nguy cơ chịu ảnh hưởng tới sức khỏe rất lớn bởi các yếu tố môi trường lao động xấu. Để cải thiện môi trường lao động tại khu vực lò luyện, tác giả đề xuất một số hướng giải pháp như sau:

- Giải pháp đối với quá trình luyện kim:

Trong quá trình luyện kim sẽ phát sinh nhiều chất ô nhiêm môi trường lao động. Nội dung của phương pháp này là ngay trong quá trình luyện kim, các chất là nguồn gây ô nhiễm sẽ bị giữ lại hoặc chuyển hóa sang một chất bền vững hơn. Điều đó sẽ hạn chế sự phát tán chất ô nhiễm vào môi trường lao động, nơi công nhân làm việc.

- Giải pháp xử lý chất ô nhiễm trong quá trình luyện kim.

Các chất ô nhiễm được sinh ra trong quá trình Luyện kim, nếu không được xử lý sẽ thoát ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Nội dung của giải pháp này là xử lý các chất gây ô nhiễm phát sinh trong quá trình luyện kim để ngăn chặn chúng phát tán ra ngoài môi trường. Một vài hướng điển hình của giải pháp này như sau:

 Dùng quạt hút để thu hồi bụi và khí ô nhiễm ở các thiết bị phát sinh ô nhiễm và ở trong không gian khu vực sản xuất, sau đó đưa tới thiết bị xử lý bụi và khí ô nhiễm.

 Sử dụng các phương pháp xử lý ô nhiễm để loại bỏ hoặc giảm thiểu ô nhiễm trong vùng làm việc của công nhân. Có thể sử dụng thiết bị xyclon, thiết bị lọc bụi túi vải, thiết bị lọc bụi kiểu ướt, thiết bị lọc bụi tĩnh điện hay các thiết bị lọc bụi khác để loại bỏ bụi. Có thể sử dụng thiết bị hấp thụ, hấp phụ để đồng thời loại bỏ bụi và hơi khí độc hại.

 Sau khi qua thiết bị xử lý khí, đảm bảo QCVN với khí thải công nghiệp, khí thải được đưa qua ống khói cao, nhằm phát tán lượng khí ô nhiễm còn lại đi xa.

 Sử dụng các phương pháp bảo ôn, cách nhiệt để giảm nhiệt độ thoát ra ngoài môi trường lao động trong các nhà máy. Đồng thời, tăng cường thông thoáng nhà xưởng bằng cách lắp quạt thông gió, chụp hút, kết cấu nhà xưởng có cửa mái hay các biện pháp khác nhằm cải thiện tình trạng nhiệt độ cao trong nhà xưởng.

 Cần áp dụng các biện pháp tự động hoà, cơ khí hoá, điều khiển và quan sát từ xa trong các phân xưởng phát sinh lượng nhiệt rất lớn và lượng hơi khí độc lớn nhờ đó sẽ làm giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho công nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 61 - 65)