Tình hình nghiên cứu môi trường lao động ngành luyện kim trong và ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 34 - 38)

nước.

1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

Đã có nhiều nghiên cứu về điều kiện lao động cũng như sức khoẻ của người lao động trong ngành luyện kim, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển. Theo các nghiên cứu này, công nhân ngành luyện kim phải làm việc trong điều kiện nóng, mức tiêu hao năng lượng cao, những thao tác lao động trong các công việc luyện cán thép từ nặng đến rất nặng, tư thế lao động không hợp lý và đặc biệt là công nhân phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như bụi, tiếng ồn, hơi chì và khí CO gây ra các bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là bệnh bụi phổi silíc, bệnh điếc nghề nghiệp là hai loại bệnh nghề nghiệp phổ biến và mang nặng tính đặc trưng nghề [40].

Từ năm 1056, Agricola đã nói tới ảnh hưởng của bụi với sức khỏe của công nhân mỏ và luyện kim. Đây có thể được xem là 1 trong những cơ sở đầu tiên cho các nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của bụi tới công nhân mỏ và luyện kim, gây ra bệnh bụi phổi nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng [35].

Năm 1992, Alert đã có nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe công nhân luyện kim. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 5,4 % số công nhân bị chết do bệnh bụi phổi - silic có hoặc không kết hợp với lao sau thời gian làm việc 5 năm [17].

Năm 2011, Jean-Pierre Grignet đã đưa ra những đánh giá về bệnh ứ sắt và bệnh bụi phổi do hít kim loại nặng của công nhân luyện kim. Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân là do hít phải bụi và khói chứa oxit Sắt, gây ra các bệnh bụi phổi bao gồm các bệnh lý hô hấp cấp tính, bán cấp và mạn tính [36].

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khoẻ và sức nghe của con người như các tác giả Roger.p, Hamemik, Robert (1998), Burns, Robinson D.m (1973) đã thấy rõ tiếng ồn gây tác động xấu lên các hệ cơ quan như tiêu hoá, thần kinh, tim mạch và đặc biệt tiếp xúc lâu dài với tiếng ổn sẽ giảm sức nghe, dần dần dẫn đến điếc nghề nghiệp. Nhiều năm qua, các tổ chức đã có cố gắng để xây dựng mức tiếng ổn cho phép trong thời gian dài, sự tranh cãi vẫn tập trung vào giới

hạn 85dBA hay 90dBA cho 8 giờ làm việc một ngày. Tùy theo mức độ phát triển công nghiệp và sự tiến bộ xã hội của từng nước mà có quy định mức tiếng ổn cho phép. Ví dụ: ở Liên Xô cũ là 85dBA, Mỹ 85 - 90dBA, ISO 90dBA [32, 39].

Năm 1991, Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe lao động Hoa kỳ (NIOSH) ước tính ở Mỹ có khoảng 7,9 triệu công nhân tiếp xúc với mức tiếng ồn trên 80 dBA và 1998 thì có hơn 9 triệu công nhân tiếp xúc với tiềng ồn hàng ngày có mức tiếng ồn trên 85dBA [37].

Năm 1993, Robert Thayer Sataloff và Joseph Sataloff đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng ồn tới hệ thần kinh, gây ra một số biểu hiện như: suy nhược thần kinh đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ … [38].

Năm 1999, Bộ Y tế công nghiệp Singapore đã có nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe công nhân luyện kim. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 659 trường hợp mới mắc bệnh điếc nghề nghiệp với tỷ lệ là 3,5% cho 10.000 người, trong đó công nhân sản xuất thép là 28/10.000 người [33].

Công nhân ngành Cơ khí –Luyện kim ngoài phải tiếp xúc với vi khí hậu nóng, tiếng ồn, bụi còn phải tiếp xúc với một số khí độc như: CO, hơi chì…

Cũng đã có nhiều nghiên cứu về nhiễm độc chì như: Deburein (1967) Wanon (1968) Grume ald (1972)... đã có các công trình nghiên cứu về nhiễm độc chì thông qua sự biến đổi về sinh hóa và huyết học, giúp phát hiện sớm bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp [1, 17].

Ngoài nguy cơ nhiễm độc chì công nhân luyện gang còn phải tiếp xúc với oxyt cacbon (CO) tuy rằng bệnh nhiễm độc CO chưa phải là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Khí CO xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp rồi nhanh chóng kết hợp với hemogiobin (Hb) của hồng cầu tạo HbCO để theo máu đi khắp cơ thể; khả năng kết hợp của CO với Hb lại mạnh hơn 200 - 300 lần của oxy (O2) với Hb, chính vì vậy mà tổ chức của cơ thể thiếu O2 do nó không được vận chuyển đến đầy đù (bình thường hàm lượng O2 trong máu dao động từ 18 - 20 % nhưng khi bị nhiễm độc do CO chiếm chỗ thì nồng độ này có thể giảm xuống dưới 18%, đôi khi chỉ còn 6-7%) [1].

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.

Trong nước cũng đã có một số nghiên cứu đánh giá môi trường lao động trong ngành luyện kim.

Nguyễn Thị Toán, Lê Trung và cộng sự (1992 - 1994) nghiên cứu sức nghe của công nhân một số ngành công nghiệp cho thấy tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân luyện kim là 11,59% [1].

Năm 1992, Phùng Văn Hoàn và cộng sự nghiên cứu về vi khí hậu của các phân xưởng rèn, đúc luyện kim cho thấy nhiệt độ trong khu vực sản xuất cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 6 - 8°C [20].

Năm 1996, Bùi Quốc Khánh đo tiếng ồn tại Công ty Diezen Sông công cho thấy tiêng ồn tại xưởng rèn luôn cao trên 95dBA và các trường hợp giảm sức nghe năm 1995 là 5/5 và năm 1996 là 11/30. Nồng độ bụi tại khu vực làm khuôn vượt quá TCVSLĐ nhiều lần với hàm lượng Silíc tự do từ 12 - 40% và tỷ lệ bệnh bụi phổi silic tại xưởng Đúc năm 1995 là 25,49% và năm 1996 là 25%. Tỷ lệ có rối loạn chức năng hô hấp là 25 - 58%[2].

Năm 1999, Kết quả quan trắc và phân tích môi trường Công ty Cơ khí Hà Nội cho thấy tiếng ổn của phân xưởng cán thép là 91dBA, phân xưởng đúc nơi tháo dỡ khuôn và đầm khuôn có tiếng ồn 90 - 101 dBA; phân xưởng rèn cũng tới 90 dBA, tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân là 18%. Tuy nhiên, tình trạng điếc ở mức độ nhẹ, tổn thương cơ thể từ 5 đến 11% [7].

Năm 2001, Đặng Xuân Kết đã nghiên cứu trên 200 công nhân tại các lò luyện kim ở Thái Nguyên cho thấy có 10% mắc bệnh bụi phổi – silic, đặc biệt những công nhân có tuổi nghề trên 20 năm tỷ lệ mắc bệnh là 64% [10].

Năm 2002, Lê Trung và cộng sự cho thấy sự tiêu hao năng lượng trong một số thao tác của công nhân luyện kim khi làm việc trong môi trường nóng, như: cán thép là 2,07 Kcal/phút; luyện thép 3.21 Kcal/phút, cào gang 5,61 Kcal/phút, kéo dây thép 3,15 Kcal/phút, kéo thép phế phẩm 6,34 Kcal/phút [13].

Năm 2002, Nguyễn Thị Toán và cộng sự đã nghiên cứu điều tra cơ bản về thực trạng sức khỏe công nhân cơ khí luyện kim. Nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ khu vực cán thép cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 7 - 8 °C. Nhiệt độ khu vực luyện thép cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 6 - 13 °C. Nồng độ bụi có nơi cao hơn TCVSLĐ từ 1 - 4 lần, hàm lượng SiO2 từ 6-32%. Tiếng ồn nhiều nơi vượt TCVSLĐ từ 2 - 14 dBA [17].

Năm 2005, Bùi Quốc Khánh và các cộng sự đã có những nghiên cứu điều tra cơ bản về thực trạng điều kiện lao động, sức khỏe công nhân đúc, luyện kim và cơ khí. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ khu vực Cán thép cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 2-

4oC; nhiệt độ khu vực luyện thép cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 3-8 oC; nồng độ bụi nơi cao nhất vượt TCVSLĐ tới 2,75 lần, hàm lượng SiO2 từ 6-32%; tiếng ồn nhiều nơi vượt TCVSLĐ từ 2-17 dBA [1].

Năm 2014, Nguyễn Thị Hiền đã có nghiên cứu bước đầu khảo sát lượng mangan trong máu của công nhân luyên phôi thép tại công ty TNHH liên doanh thép Việt Hàn. Nghiên cứu cho thấy nồng độ mangan trong máu tăng dần theo độ tuổi nghề và có nồng độ trung bình đều vượt ngưỡng cho phép [16].

Qua các nghiên cứu thấy rằng, công nhân ngành luyện kim phải làm việc trong điều kiện từ nặng đến rất nặng, đặc biệt là công nhân phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như nhiệt độ cao, bụi, tiếng ồn, hơi khí độc, gây ra các bệnh nghề nghiệp đặc biệt là bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp - là hai loại bệnh nghề nghiệp phổ biến và mang nặng tính đặc trưng nghề.

Chương 2: ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG LAO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 34 - 38)