nước.
nước. nghiên cứu này, công nhân ngành luyện kim phải làm việc trong điều kiện nóng, mức tiêu hao năng lượng cao, những thao tác lao động trong các công việc luyện cán thép từ nặng đến rất nặng, tư thế lao động không hợp lý và đặc biệt là công nhân phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như bụi, tiếng ồn, hơi chì và khí CO gây ra các bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là bệnh bụi phổi silíc, bệnh điếc nghề nghiệp là hai loại bệnh nghề nghiệp phổ biến và mang nặng tính đặc trưng nghề [40].
Từ năm 1056, Agricola đã nói tới ảnh hưởng của bụi với sức khỏe của công nhân mỏ và luyện kim. Đây có thể được xem là 1 trong những cơ sở đầu tiên cho các nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của bụi tới công nhân mỏ và luyện kim, gây ra bệnh bụi phổi nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng [35].
Năm 1992, Alert đã có nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe công nhân luyện kim. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 5,4 % số công nhân bị chết do bệnh bụi phổi - silic có hoặc không kết hợp với lao sau thời gian làm việc 5 năm [17].
Năm 2011, Jean-Pierre Grignet đã đưa ra những đánh giá về bệnh ứ sắt và bệnh bụi phổi do hít kim loại nặng của công nhân luyện kim. Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân là do hít phải bụi và khói chứa oxit Sắt, gây ra các bệnh bụi phổi bao gồm các bệnh lý hô hấp cấp tính, bán cấp và mạn tính [36].
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khoẻ và sức nghe của con người như các tác giả Roger.p, Hamemik, Robert (1998), Burns, Robinson D.m (1973) đã thấy rõ tiếng ồn gây tác động xấu lên các hệ cơ quan như tiêu hoá, thần kinh, tim mạch và đặc biệt tiếp xúc lâu dài với tiếng ổn sẽ giảm sức nghe, dần dần dẫn đến điếc nghề nghiệp. Nhiều năm qua, các tổ chức đã có cố gắng để xây dựng mức tiếng ổn cho phép trong thời gian dài, sự tranh cãi vẫn tập trung vào giới