Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 66 - 67)

Công tác phòng chống tiếng ồn phải được nghiên cứu tỉ mỉ từ khi lập quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy tới khi xây dựng các xưởng sản xuất, từ khi thiết kế quy trình công nghệ của nhà máy đến chế tạo và lắp đặt từng máy móc cụ thể. Việc chống ồn phải thực hiện ngay cả trong quá trình sản xuất, dưới đây là một số biện pháp cơ bản chống tiếng ồn.

- Ngay từ khi xây dựng, cần quy hoạch nhà xưởng thích hợp nhằm hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi của nhà xưởng, nhà máy và ngăn chặn tiếng ồn lan truyền ra các vùng xung quanh. Tạo khoảng cách đảm bảo hạn chế tiếng ốn của các xưởng phát sinh tiếng ồn với các phân xưởng khác và khu vực nhà hành chính.

- Tăng cường trồng nhiều cây xanh ngăn cách các khu nhà xưởng sản xuất và khu nhà hành chính, nhằm hạn chế sự lan truyền của tiếng ồn đồng thời cũng có thể làm sạch không khí.

b) Giảm tiếng ồn tại các vị trí phát sinh.

Đây là biện pháp chống tiếng ồn chủ yếu, có thể thực hiện theo các biện pháp sau :

- Hiện đại hoá thiết bị, hoàn thành qui trình công nghệ:

 Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng, tránh hiện tượng cộng hưởng.

 Thay thép bằng chất dẻo, tecxtolit, fibrolit, hoặc có thể mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoặc dùng các lớp đệm làm giảm tiếng vang của các chi tiết máy móc khi va chạm.

- Biện pháp chống tiếng ồn trong sản xuất có hiệu quả nhất là tự động hóa toàn bộ quy trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)