2.2. Kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá môi trường lao động
2.2.2. Kết quả khảo sát môi trường lao động đối với từng ngành luyện kim
Nhằm đánh giá chi tiết môi trường lao động của các nhà máy luyện kim tại Thái Nguyên, nghiên cứu tiếp tục thực hiện đánh giá các thông số môi trường lao động theo loại hình luyện kim và các công đoạn, vị trí trong dây truyền công nghệ sản xuất. Từ đó, đánh giá được trong dây truyền sản xuất công đoạn nào, vị trí nào sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới sức khỏe của công nhân.
Theo kết quả tổng hợp môi trường lao động trong 5 năm của 7 nhà máy, nghiên cứu cho thấy các thông số có tỷ lệ vượt TCVSLĐ ở mức cao và là các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, gây bệnh nghề nghiệp cho công nhân là các thông số: nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc và bụi. Do đó, trong phần này, tác giả sẽ tiến hành thực hiện đánh giá chi tiết các thông số đó.
Nghiên cứu thực hiện đánh giá cụ thể theo loại hình luyện kim và các vị trí trong quá trình sản xuất. Kết quả thu được là kết quả đánh giá tổng hợp trong 2 năm tiến hành nghiên cứu.
2.2.2.1. Môi trường lao động luyện kim màu.
Từ số liệu trong 2 năm tiến hành nghiên cứu tại 3 nhà máy luyện kim màu tại Thái Nguyên thu được kết quả với các thông số nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc, bụi toàn phần và bụi hô hấp như sau:
Hình 2.18. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ của các
nhà máy luyện kimmàu theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014 – 2015)
Hình 2.19. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ của các nhà máy luyện kim màu theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014 –
2015)
Hình 2.20. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo hơi khí độc vượt TCVSLĐ của các nhà máy luyện kim màu theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014 – 2015)
Hình 2.21. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo bụi toàn phần vượt TCVSLĐ
của các nhà máy luyện kim màu theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014
– 2015)
Hình 2.22. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo bụi hô hấp vượt TCVSLĐ của
các nhà máy luyện kim màu theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014 –
2015)
a) Nhiệt độ:
Theo hình 2.18, kết quả đo đạc chỉ ra rằng tại các nhà máy luyện kim màu tại Thái Nguyên có tỷ lệ số mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ là không lớn. Kết quả tổng hợp trong 2 năm nghiên cứu có tỷ lệ số mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ chỉ là 5/108, chiếm 5% tổng số mẫu đo nhiệt độ với mức vượt TCVSLĐ từ 1 - 2,8 oC. Đáng chú ý là, các mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ đều ở khu vực lò luyện. Bên cạnh đó tất cả các mẫu đo nhiệt độ đều cao hơn nhiệt độ bên ngoài trời tại thời điểm đo, với mức cao hơn từ 0,8 - 11,2 oC. Có thể thấy rằng, nhiệt độ trong khu vực sản xuất của các nhà máy luyện kim màu có mức vượt TCVSLĐ là không cao, nhưng lại cao hơn nhiều so với nhiệt độ ngoài trời tại thời điểm đo. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng làm việc của công nhân, đặc biệt là công nhân làm việc trong khu vực lò luyện.
b) Tiếng ồn.
Kết quả tổng hợp đo tiếng ồn trong 2 năm nghiên cứu, theo hình 2.19, chỉ ra rằng các nhà máy luyện kim màu tại Thái Nguyên có tỷ lệ số mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ là khá lớn, với tỷ lệ số mẫu đo vượt TCVSLĐ là 18/64 tổng số mẫu đo (tương đương 28%). Trong đó, các mẫu đo tiếng ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động tồn tại ở cả 3 khu vực sản xuất chính. Cụ thể, tỷ lệ số mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ lần lượt tại 3 khu vực sản xuất chình là: khu vực chuẩn bị nguyên liệu 13%, khu vực lò luyện 6% và khu vực tạo sản phẩm 9%. Các mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ có mực
vượt từ 2 - 15dBA. Điều này cho thấy, công nhân làm việc trong các nhà máy luyện kim màu của Thái Nguyên có nguy cơ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tiếng ồn tại hầu hết các khu vực sản xuất.
c) Hơi khí độc
Theo hình 2.20 cho thấy, các nhà máy luyện kim màu tại Thái Nguyên có tỷ lệ số mẫu đo hơi khí độc vượt TCVSLĐ là 17/116 tổng số mẫu đo hơi khí độc (tương đương 15%). Trong đó, các mẫu đo hơi khí độc vượt TCVSLĐ chủ yếu là ở khu vực lò luyện chiếm 11% tổng số mẫu đo, và ở khu vực tạo sản phẩm là 4% tổng số mẫu đo. Các mẫu đo hơi khí độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chủ yếu là các mẫu đo CO2 và SO2. Kết quả đo nồng độ CO2 của các mẫu vượt TCVSLĐ là từ 1083 – 1250 mg/m3 (TCVSLĐ là 900 mg/m3). Kết quả đo nồng độ SO2 của các mẫu vượt TCVSLĐ là từ 5,8 – 7,5 mg/m3 (TCVSLĐ là 5 mg/m3). Như vậy, mức độ vượt TCVSLĐ của các mẫu đo hơi khí độc là không cao, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân, đặc biệt công nhân làm việc trong khu vực lò luyện kim.
d) Bụi toàn phần và bụi hô hấp
Trong 2 năm (2014-2015), luận văn thực hiên khảo sát 91 mẫu đo bụi toàn phần và 62 mẫu đo bụi hô hấp tại các nhà máy luyện kim màu. Trong đó có 4 mẫu đo bụi toàn phần vượt TCVSLĐ (chiếm 4% tổng số mẫu đo bụi toàn phần) và 6 mẫu đo bụi hô hấp vượt TCVSLĐ (chiếm 10% tổng số mẫu đo bụi hô hấp). Nồng độ bụi toàn phần của các mẫu đo vượt TCVSLĐ có giá trị vượt từ 0,2 – 0,9 mg/m3. Nồng độ bụi hô hấp của các mẫu đo vượt TCVSLĐ có giá trị vượt từ 0,05 – 0,5 mg/m3. Như vậy, giá trị nồng độ các mẫu đo bụi vượt TCVSLĐ tương đối thấp, tuy nhiên công nhân làm việc hàng ngày trong môi trường có ô nhiễm bụi sẽ có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Theo hình 2.21 và hình 2.22, các mẫu đo bụi toàn phần và bụi hô hấp vượt TCVSLĐ đều thuộc khu vực chuẩn bị nguyên liệu. Điều này cho thấy, khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân của thông số bụi toàn phần và bụi hô hấp ở khu vực chuẩn bị nguyên liệu là cao nhất.
e) Tổng hợp môi trường lao động các nhà máy luyện kim màu
Theo các đánh giá ở trên, nghiên cứu chỉ ra rằng, các thông số môi trường lao động cần chú ý và có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân làm việc trong khu vực sản xuất là nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc, bụi toàn phần và bụi hô hấp. Trong đó, các mẫu đo nhiệt độ và hơi khí độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chủ
yếu tại khu vực lò luyện. Các mẫu đo bụi toàn phần và bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chủ yếu tại khu vực chuẩn bị nguyên liệu. Các mẫu đo tiếng ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động có cả ở 3 khu vực sản xuất chính. Do vậy có thể kết luận, yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng rộng nhất tới sức khỏe công nhân là tiếng ồn, tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân ở hầu hết các vị trí làm việc. Các yếu tố khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân chủ yếu tại các vị trí sản xuất đặc thù. Khu vực chuẩn bị nguyên liệu, công nhân sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn bởi thông số bụi toàn phần và bụi hô hấp. Khu vực lò luyện, công nhân sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn bởi thông số nhiệt độ và hơi khí độc.
2.2.2.2. Môi trường lao động luyện kim đen.
Từ kết quả nghiên cứu trong 2 năm (2014-2015) tại 4 nhà máy luyện kim đen tại Thái Nguyên, thu được kết quả về các thông số nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc, bụi toàn phần và bụi hô hấp như sau:
Hình 2.23. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ của các
nhà máy luyện kim đen theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014 – 2015)
Hình 2.24. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ của các
nhà máy luyện kim đen theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014 – 2015)
Hình 2.25. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo hơi khí độc vượt TCVSLĐ của các nhà máy luyện kim đen theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014 – 2015)
Hình 2.26. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo bụi toàn phần vượt TCVSLĐ
của các nhà máy luyện kim đen theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014
– 2015)
Hình 2.27. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số mẫu đo bụi hô hấp vượt TCVSLĐ của
các nhà máy luyện kim đen theo các khu vực sản xuất trong 2 năm (2014 –
2015)
a) Nhiệt độ
Kết quả tổng hợp 2 năm chỉ ra rằng, tất cả các mẫu đo nhiệt độ tại 4 nhà máy luyện kim đen tại Thái Nguyên đều có giá trị cao hơn nhiệt độ ngoài trời tại thời điểm đo với mức vượt từ 0,5 – 7,5 o
C. Tỷ lệ số mẫu vượt TCVSLĐ là 51/129 (chiếm 39%) tổng số mẫu đo nhiệt độ. Các mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ có mức vượt từ 0,3 – 3,2
oC. Như vậy, các mẫu đo nhiệt độ tại các nhà máy luyện kim đen có tỷ lệ vượt TCVSLĐ là khá cao, với mức vượt tương đối thấp, nhưng các mẫu đo đều có giá trị cao hơn nhiệt độ ngoài trời. Theo hình 2.23, số mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ chủ yếu thuộc khu vực lò luyện và khu vực tạo sản phẩm. Cụ thể, tỷ lệ số mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ lần lượt tại các khu vực sản xuất là: khu vực chuẩn bị nguyên liệu là
2%, khu vực lò luyện là 19%, khu vực tạo sản phẩm là 18% tổng số mẫu đo nhiệt độ. Như vậy, nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ của công nhân các nhà máy luyện kim đen là rất lớn đặc biệt công nhân làm việc trong khu vực lò luyện và khu vực tạo sản phẩm.
b)Tiếng ồn.
Theo kết quả tổng hợp số liệu trong 2 năm 2014 – 2015, luận văn thực hiện khảo sát 140 mẫu đo tiếng ồn tại các nhà máy luyện kim đen, trong đó có 24 mẫu vượt TCVSLĐ (chiếm 17%) với mức vượt từ 1 – 9 dBA. Theo hình 2.24 chỉ ra rằng, tỷ lệ số mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ lần lượt tại 3 khu vực sản xuất chình là: khu vực chuẩn bị nguyên liệu 1%, khu vực lò luyện 6% và khu vực tạo sản phẩm 10%. Điều này cho thấy, công nhân làm việc trong các nhà máy luyện kim đen của Thái Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng lớn bởi tiếng ồn đặc biệt tại khu vực lò luyện và tạo sản phẩm.
c) Hơi khí độc.
Kết quả tổng hợp cho thấy, tại 4 nhà máy luyện kim đen tại Thái Nguyên có tỷ lệ số mẫu đo hơi khí độc vượt TCVSLĐ là 15/175 chiếm 11% tổng số mẫu đo hơi khí độc. Trong đó, các mẫu đo hơi khí độc vượt TCVSLĐ chủ yếu là ở khu vực lò luyện và khu vực tạo sản phẩm. Cụ thể, tỷ lệ số mẫu đo hơi khí độc lần lượt tại các khu vực sản xuất như sau: khu vực lò luyện chiếm 5% tổng số mẫu đo, và ở khu vực tạo sản phẩm là 3% tổng số mẫu đo. Các mẫu đo hơi khí độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chủ yếu là các mẫu đo CO2 có nồng độ vượt TCVSLĐ từ 85 – 479 mg/m3. Qua đó cho thấy, các công nhân làm việc trong khu vực lò luyện và khu vực tạo sản phẩm là có nguy cơ cao nhất chịu ảnh hưởng bởi các hơi khí độc.
d) Bụi toàn phần và bụi hô hấp
Kết quả tổng hợp đo bụi tại các nhà máy luyện kim đen Thái Nguyên cho thấy: - Tỷ lệ số mẫu bụi toàn phần vượt TCVSLĐ là 17/158 (chiếm 11%) tổng số mẫu
đo, với mức từ 0,18 – 10,35 mg/m3. Đặc biệt các mẫu bụi có chứa silic vượt TCVSLĐ từ 2 – 3 lần.
- Tỷ lệ số mẫu đo bụi hô hấp vượt TCVSLĐ là 19/61 (chiếm 31%) tổng số mẫu đo, với mức vượt TCVSLĐ từ 0,36 – 5,34 mg/m3. Các mẫu bụi hô hấp có chứa silic vượt TCVSLĐ tới 2 lần.
Kết quả tổng hợp cũng cho thấy, các mẫu đo bụi vượt TCVSLĐ chủ yếu tập trung tại khu vực chuẩn bị nguyên liệu và khu vực lò luyện. Bụi hô hấp là loại bụi gây ảnh hưởng trực tiếp tới cơ quan hô hấp của công nhân có tỷ lệ vượt TCVSLĐ lần lượt là 8% tại khu vực chuẩn bị nguyên liệu và 23% tại khu vực lò luyện.
Với kết quả trên cho thấy, khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân của thông số bụi toàn phần và bụi hô hấp là rất lớn đặc biệt tại khu vực lò luyện.
e) Tổng hợp môi trường lao động các nhà máy luyện kim đen
Theo các đánh giá ở trên, cho thấy, hầu hết các thông số môi trường lao động, bao gồm các thông số nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc, bụi toàn phần và bụi hô hấp đều có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân làm việc trong khu vực sản xuất. Trong đó, các mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSLĐ chủ yếu tại khu vực lò luyện và khu vực tạo sản phẩm. Các mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ chủ yếu tại khu vực lò luyện và tạo sản phẩm. Các mẫu đo hơi khí độc, bụi toàn phần và bụi hô hấp vượt TCVSLĐ chủ yếu tại khu vực chuẩn bị nguyên liệu và khu vực lò luyện. Do vậy có thể kết luận:
- Khu vực chuẩn bị nguyên liệu: sức khỏe công nhân chịu ảnh hưởng lớn hơn bởi yếu tố bụi toàn phần và bụi hô hấp.
- Khu vực lò luyện: sức khỏe công nhân chịu ảnh hưởng bởi hầu hết các yếu tố môi trường lao động chính như nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc, bụi toàn phần và bụi hô hấp.
- Khu vực tạo sản phẩm: sức khỏe công nhân chịu ảnh hưởng lớn hơn bởi yếu tố nhiệt độ và tiếng ồn.