Biện pháp giảm thiểu nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 65 - 66)

a) Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị:

Sắp xếp các nhà xưởng thường phát sinh lượng nhiệt lớn trên mặt bằng xí nghiệp phải hợp lý sao cho sự thông gió tự nhiên là tốt nhất, nên sắp xếp xen kẽ phân xưởng nóng và phân xưởng mát. Biện pháp này ít có tính khả thi do việc bố trí lại vị trí các nhà xưởng là rất phức tạp và tốn kém, tuy nhiên nếu thực hiện đươc thì sẽ làm hạn chế tương đối hiệu quả các ảnh hưởng của nhiệt độ tới sức khỏe công nhân.

Chú ý hướng gió chủ đạo trong năm khi bố trí phân xưởng nóng, tránh nóng, tránh nắng Mặt trời chiếu vào phân xưởng qua các cửa. Xung quanh các phân xưởng nóng phải thoáng gió. Có thể cần bố trí các thiết bị nhiệt vào một khu vực xa nơi làm việc của công nhân. Biện pháp này có thể thực hiện bằng việc xây dựng các tường chắn hoặc trồng cây xanh phía có ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà xưởng.

b) Thông gió nhà xưởng:

Tăng cường sử dụng hệ thống thông gió tại các nhà xưởng, các vị trí có mức độ tỏa nhiệt lớn. Có thể:

- Sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức: dùng quạt hút tại vị trí các thiết bị tỏa nhiều nhiệt.

- Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên: bố trí hệ thống cửa thoát trên mái, bầu hút gió để giảm nhiệt độ trong toàn bộ không gian nhà xưởng.

c) Làm nguội môi trường không khí trong khu vực sản xuất:

Để làm giảm nhiệt độ không khí trong không gian khu vực sản xuất có thể áp dụng các biện pháp phun nước hạt mịn để làm mát, làm ẩm không khí, quần áo người lao động, ngoài ra còn tác dụng làm sạch bụi trong không khí. Cần chú ý đảm bảo: nước

để phun phải sử dụng nước sạch, các giọt nước phun ra phải đảm bảo độ mịn và phân tán đều trên toàn bộ không gian nhà xưởng.

d) Giảm sự thoát nhiệt ra ngoài môi trường.

- Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm nhiệt độ cao trong các nhà xưởng có thiết bị toả nhiệt lớn là bảo ôn làm giảm sự thất thoát nhiệt vào môi trường. Để đạt mục đích có thể áp dụng các biện pháp tăng cường cách nhiệt cho các thiết bị toả nhiệt như sau:

 Dùng những vật liệu có tính cách nhiệt cao như samốt, samốt nhẹ, diatomit...

 Làm lớp cách nhiệt dày hơn nhưng không quá mức vì làm tăng thêm trọng lượng thiết bị.

 Dùng các màn chắn nhiệt mà thực chất là gương phản xạ nhiệt bên trong thiết bị nhiệt, nhờ đó làm giảm nhiệt độ bề mặt ngoài thiết bị.

- Các cửa sổ quan sát hoạt động của thiết bị là nơi nhiệt thất thoát nhiều ra ngoài môi trường, cho nên diện tích cửa sổ phải là tối thiểu, những lúc không cần thiết nên đóng kín.

- Sử dụng màn chắn nhiệt bên ngoài vỏ thiết bị phát sinh lượng nhiệt lớn. Có thể lựa chọn áp dụng 2 phương pháp màn chắn nhiệt như sau:

 Sử dụng màn chắn nước cách ly nguồn nhiệt với xung quanh. Màn chắn nước bố trí trước cửa lò và xung quanh vỏ thiết bị tỏa nhiệt lớn. Màn chắn nước dày khoảng 2mm có thể hấp thụ khoảng 80-90% năng lượng bức xạ.

 Sử dung màn chắn kim loại không những chắn bức xạ nhiệt mà còn ngăn ngừa tia lửa và các vẩy thép bong ra khi nguội kim loại, sắt thép… Màn chắn kim loại thường được chế tạo bằng sắt tráng kẽm, tôn trắng, nhôm, lá nhôm mỏng. Kết cấu màn chắn có thể một lớp và có thể nhiều lớp, ở giữa hai lớp có nước lưu chuyển để làm giảm nhiệt rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động của một số nhà máy luyện kim tại thái nguyên (Trang 65 - 66)