Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 36 - 65)

dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị tại các đơn vị

Bồi dưỡng bằng hình thức tại chức nhằm nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ nói chung, năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng luôn luôn có vai trò hết sức to lớn, là một nhân tố, một khâu có ý nghĩa quyết định để đội ngũ đó đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tình hình nhiệm vụ và thực tiễn công tác giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở luôn vận động và phát triển. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở cũng thường biến

động về lượng và chất. Do vậy, mọi hoạt động bồi dưỡng tại chức ở các đơn vị chỉ có hiệu quả cao, thiết thực khi thường xuyên có sự đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị luôn luôn là một vấn đề phải tiếp tục giải quyết. Điều đó là bởi: thứ nhất, việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng trong thời gian qua ở đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; thứ hai,

nhiệm vụ giáo dục chính trị ở đơn vị luôn luôn có những đòi hỏi mới kể cả về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục và sự phát triển, thay đổi của đối tượng giáo dục chính trị; thứ ba, bản thân đội

ngũ cán bộ chính trị cũng có nguyện vọng thường xuyên được cập nhật thông tin, nâng cao trình độ về mọi mặt.

Như vậy, thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp trong bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở không có nghĩa là phế bỏ tất cả những gì đã có, mà chính là quá trình kế thừa có chọn lọc, mở rộng, bổ sung làm cho nó ngày càng phát triển sinh động, phong phú hơn, đưa tới kết quả cao hơn, sát thực tiễn hơn. Với quan niệm như vậy, việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ

chính trị tại ở các đơn vị cơ sở này là việc làm thường xuyên, liên tục, không có điểm dừng và diễn ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực, mọi lực lượng liên quan. Tiến hành đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở cần đáp ứng các yêu cầu:

Một là, phải luôn luôn bám sát chương trình nội dung giáo dục chính trị của đơn vị và những đổi mới về nội dung, hình thức phương pháp giáo dục chính trị trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Đây là một yêu cầu rất cơ bản. Việc đổi mới nội dung, hình

thức, phương pháp giáo dục chính trị và mục đích cao nhất của việc bồi dưỡng là đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục chính trị đặt ra. Nếu xa rời chương trình nội dung giáo dục chính trị và những yêu cầu đổi mới của nhiệm vụ đó thì việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị sẽ bị chệch hướng và không mang lại kết quả sát thực. Điều đáng chú ý ở đây là giữa yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị của đơn vị với đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp trong bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị có những đòi hỏi riêng, không hoàn toàn trùng khít. Cho nên, cả chủ thể và đối tượng của hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cần tiến hành tổng quát, không rơi vào rập khuôn, máy móc.

Hai là, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị phải xuất phát từ nhu cầu của đối tượng và kế thừa được thành quả, kinh nghiệm tích luỹ qua hoạt động thực tiễn. Yêu cầu quan trọng này đặt ra đối với cán bộ chủ trì đơn

vị cơ sở và cơ quan chức năng phải nắm vững tình hình thực tế và năng lực giáo dục chính trị của toàn đội ngũ và mỗi bộ phận, mỗi cán bộ chính trị. Trên cơ sở đánh giá, phân loại đó mà đưa ra được chủ trương đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị một cách sát hợp với từng đối tượng. Việc làm đó vừa có ý nghĩa là sự phát triển mới, vừa kế thừa được thành quả, kinh nghiệm của đơn vị trong thời gian qua. Nếu không có tính cụ thể trong đổi mới các mặt thì vừa gây ra sự nhàm chán, vừa lãng phí công sức và hiệu quả sẽ thấp. Bám sát yêu cầu của đối tượng để đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp cũng chính là thực hiện tốt phương châm: yếu khâu nào bồi dưỡng khâu đó, bộ phận nào yếu thì tập trung bồi dưỡng bộ phận đó.

Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị phải được xuất phát từ điều kiện thực tế, khả năng tổ chức thực hiện của đơn vị. Đây cũng là một yêu cầu rất quan trọng đòi hỏi cả chủ thể và

đối tượng phải tính toán một cách công phu, dựa trên thực lực và khả năng huy động tiềm năng của đơn vị và của mỗi cá nhân. Nếu không căn cứ từ thực tiễn, mà đề ra mục tiêu đổi mới quá cao thì sẽ không thực hiện được; quá thấp thì không huy động, phát huy hết

tiềm năng. Cả hai trường hợp đều không đưa lại kết quả cao trong đổi mới nội dung, hình thức phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị tại đơn vị.

Với quan niệm và những yêu cầu đặt ra trên đây thì việc đổi mới nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở được hiểu và triển khai trên nhiều phương diện:

Về đổi mới nội dung bồi dưỡng: Thực tiễn hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị nhiều năm qua cũng như dự báo sự phát triển tình hình mọi mặt trong thời gian tới cho thấy việc đổi mới nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở hiện nay cần tăng cường theo các nội dung sau:

- Nội dung bồi dưỡng tri thức:

+ Tri thức lý luận chính trị: Điều dễ nhận thấy điểm yếu của đội

ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở hiện nay là thiếu độ nhuần nhuyễn trong “tiến hoá” kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng nên việc vận dụng tri thức lý luận vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc đổi mới nội dung bồi dưỡng tri thức lý luận cần tiếp tục tập trung củng cố, mở rộng việc trang bị tri thức lý luận cần được thực hiện là, thông qua huấn luyện các chủ đề lý luận, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của tổ chức đảng các cấp, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, của quân đội theo chương trình học tập chính trị tại chức hàng năm của sĩ quan cũng

như việc tập huấn, hội thi giáo viên chính trị kiêm nhiệm, cần tiếp tục củng cố, mở rộng việc trang bị tri thức lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm tư tưởng của Đảng, nhất là những nội dung lý luận mới được tổng kết, phát triển như vấn đề con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoặc là những vấn đề cơ bản của nền kinh tế tri thức. Đây là một nội dung mà đa số cán bộ ở đơn vị cơ sở thấy cần thiết phải tăng cường bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ chính trị. Với câu hỏi: “Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở, cần tập trung vào các biện pháp nào?” thì biện pháp “nâng cao tri thức chính trị, xã hội, khoa học cho cán bộ chính trị” có tới 77,91% số cán bộ được điều tra lựa chọn [ Xem phụ lục 8.5]. Trong quá trình mở rộng tri thức lý luận phải tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng khả năng sử dụng tri thức lý luận vào giải quyết các vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Đây là điều hết sức quan trọng làm cho việc bồi dưỡng lý luận luôn luôn có những điểm mới mà nguồn gốc của nó không chỉ là do sự bổ sung cập nhật thông tin, những kết quả nghiên cứu mới mà quan trọng còn là đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn luôn có sự vận động phát triển mới. Vì vậy, việc bổ sung tri thức lý luận và dùng lý luận để soi sáng sự phát triển phong phú sinh động của thực tiễn tự thân nó đã hàm chứa sự đổi mới xét về góc độ nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở. Tăng cường cập nhật thông tin, gắn chặt lý luận với thực tiễn đơn vị là hướng đi rất phù hợp với yêu cầu, khả năng thực hiện trong việc

đổi mới nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở.

+ Tri thức quân sự: Trong không ít cán bộ các cấp ở đơn vị cơ sở

binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực vẫn còn tồn tại nhận thức xem nhẹ việc bồi dưỡng tri thức quân sự đối với đội ngũ cán bộ chính trị trong nâng cao năng lực giáo dục chính trị. Đây là một tư tưởng lệch lạc, chưa thấm nhuần đầy đủ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc”; và quan điểm của Đảng: Chính trị ở đây là chính trị trong lĩnh vực quân sự. Trên thực tế việc chưa coi trọng đúng mức bồi dưỡng tri thức quân sự cho đội ngũ cán bộ chính trị đã làm cho khả năng thuyết phục của họ trong giáo dục chính trị bị hạn chế rất lớn, hơn nữa còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức, chỉ huy bộ đội thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu. Cho nên, việc đổi mới nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cần phải chú trọng đưa vào chương trình nội dung lượng kiến thức quân sự tương xứng, phù hợp với đối tượng, sát với sự phát triển hiện nay. Nội dung đưa vào chương trình giáo dục đó có thể là sự phát triển về khoa học, nghệ thuật, kỹ thuật quân sự hiện đại; là phương thức tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện vũ khí công nghệ cao; vấn đề chống bạo loạn, lật đổ, v.v.. Quá trình bổ sung những tri thức quân sự mới cần đặc biệt chú ý gắn với yêu cầu, tình hình đơn vị, tình hình địa bàn đóng quân. Có như thế thì hoạt động giáo dục chính trị của cán bộ chính trị trong các hình thức

giáo dục chính trị mới gắn kết với nhiệm vụ chính trị của đơn vị một cách nhuần nhuyễn, khắc phục được tình trạng lý luận chung chung, kém sức thuyết phục.

+ Các tri thức khoa học xã hội và tự nhiên cần thiết khác: Việc

đổi mới nội dung bồi dưỡng tri thức còn cần được quan tâm mở rộng hiểu biết trên một phương diện rộng các kiến thức khoa học khác như lịch sử truyền thống của dân tộc, của cách mạng, của Đảng, của quân đội; các kiến thức kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là lĩnh vực tin học. Vì trong quá trình giáo dục chính trị thì đây là hệ thống tri thức có ý nghĩa “phương tiện” không thể thiếu được của người cán bộ chính trị. Tính thuyết phục của các bài giảng chính trị sẽ tăng lên rất nhiều khi những cán bộ chính trị chuyên sâu về lý luận chính trị có hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực của khoa học, của đời sống xã hội.

+ Tri thức kinh nghiệm: Đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở

binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực hiện nay hầu hết trưởng thành trong điều kiện thời bình. Cùng với thời gian số cán bộ trải nghiệm trong chiến tranh đến nay không nhiều. Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân mà trong thời gian đào tạo của họ, việc trang bị tri thức kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị, kinh nghiệm giáo dục chính trị của các thế hệ cha anh trong quân đội ta, nhất là những kinh nghiệm được đúc kết bằng xương máu qua thực tiễn chiến đấu, hiện cũng không nhiều. Vì thế, đội ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở này hiện nay, nhất là ở cấp phân đội có sự thiếu hụt

kinh nghiệm thực tiễn giáo dục chính trị trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Đây là một nguyên nhân làm cho hoạt động giáo dục chính trị của cán bộ chính trị tính thuyết phục không cao, kém sinh động hấp dẫn. Do vậy, việc tăng cường trang bị cho đội ngũ cán bộ chính trị này vốn tri thức phong phú về kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị, kinh nghiệm giáo dục chính trị trong lịch sử chiến đấu, và cả xây dựng quân đội trong thời bình là một khâu quan trọng của sự đổi mới, mở rộng nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở.

+ Tri thức thực tiễn: Việc bồi dưỡng tri thức thực tiễn trước hết được kết hợp một cách hữu cơ trong nội dung bồi dưỡng tri thức lý luận, tri thức kinh nghiệm. Nhưng điều đó không thay thế hoàn toàn nhiệm vụ trang bị cho đội ngũ cán bộ chính trị những kiến thức thực tiễn trong những chương trình, nội dung mang tính hệ thống. Muốn vậy, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng các đơn vị cơ sở phải có kế hoạch biên soạn các nội dung nhằm cung cấp các kiến thức thực tiễn đáp ứng sát yêu cầu của từng thời kỳ, nhất là thực tiễn của đơn vị, thực tiễn địa bàn đóng quân. Thực tiễn vốn luôn biến động, hơn nữa bản thân đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở cũng luôn có sự thay đổi do vậy việc bổ sung tri thức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chính trị phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Điều quan trọng là phải biết căn cứ vào tình hình cụ thể mà có sự bố trí nội dung bồi dưỡng thật sát hợp với từng đối tượng.

Song song với đổi mới nội dung bồi dưỡng tri thức, việc tiếp tục đổi mới nội dung bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo giáo dục chính trị đối với đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở phải được coi là một vấn đề quan trọng trong đổi mới nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị. Những năm qua việc đổi mới nội dung bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cũng như việc tiến hành trên thực tế còn thiếu toàn diện. Nhiều đơn vị chỉ thiên về bồi dưỡng một số kỹ năng trong hình thức giáo dục lý luận chính trị như kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng thuyết trình mà chưa quan tâm đầy đủ đến toàn bộ quy trình của hình thức giáo dục này. Điều đó thể hiện ở nhiều khía cạnh như chưa chú ý đúng mức việc bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo tổ chức đối tượng học tập, kỹ năng, kỹ xảo

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 36 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w