dụng và đa dạng hoá hình thức phương pháp giáo dục chính trị cho hạ sỹ quan- binh sỹ
* Đổi mới nội dung giáo dục chính trị cho HSQ-BS
Để nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay cần phải tích
cực đổi mới hoàn thiện nội dung giáo dục, chương trình, vận dụng và đa dạng hoá hình thức phương pháp giáo dục chính trị cho HSQ- BS, đây là một trong những biện pháp cơ bản quan trọng và có tính cấp thiết. Vì, muốn giáo dục và giáo dục có hiệu quả trước hết chủ thể phải có nội dung để giáo dục, đối tượng phải có nội dung để tiếp thu; nội dung giáo dục chính trị cho HSQ-BS được thực hiện thông qua hình thức đa dạng phong phú mới dễ đi vào lòng người, mới làm chuyển hoá phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, niềm tin, ý chí của đối tượng giáo dục… đồng thời do sự vận động, phát triển của đất nước, của quân đội và tình hình, nhiệm vụ đơn vị cơ sở, nên nội dung giáo dục chính trị cũng phải thường xuyên đổi mới, hoàn thiện, hình thức, phương pháp càng phải đa dạng phong phú mới cuốn hút, hấp dẫn bộ đội. Bên cạnh đó, thực trạng giáo dục chính trị ở Binh đoàn Quyết thắng cho thấy, đây là một trong những hạn chế nổi lên ở các đơn vị cơ sở hiện nay cần tập trung khắc phục.
Nội dung giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở hiện nay rất phong phú, đa dạng, bao gồm chương trình chung, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật mới ban hành; chương trình bổ trợ học tập chung cho các đối tượng gồm tài liệu bổ trợ và băng hình bổ trợ với các nội dung, thông tin về chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, số liệu về kinh tế, xã hội, dân tộc, tôn giáo...; chương trình học tập chính trị của chiến sĩ mới (6 bài); chương trình học tập chính trị của HSQ-BS tập A (5 bài), tập B (10
bài), tập C (6 bài); chương trình giáo dục do đơn vị tự xác định (về truyền thống, nhiệm vụ đơn vị), về tăng cường kỷ luật, về thực hiện các cuộc vận động... Nội dung giáo dục cho HSQ-BS sâu, rộng; qũy thời gian dành cho giáo dục chính trị chưa nhiều, nên việc triển khai thực hiện chương trình nội dung như thế nào để có hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết hiện nay ở các đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng.
Thực hiện đổi mới nội dung giáo dục chính trị cho HSQ-BS trong giai đoạn hiện nay, trước hết đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng phải quán triệt, thực hiện tốt phương hướng giáo dục chính trị của Tổng cục Chính trị, trong đó phải thường xuyên giữ vững tính Đảng, tính khoa học và tính chiến đấu, đồng thời quán triệt tốt phương châm: lý luận liên hệ với thực tiễn, giáo dục chính trị phải gắn liền nâng cao nhận thức với định hướng chính trị tư tưởng, hướng dẫn hành động. Việc đổi mới nội dung chương trình và biên soạn tài liệu, giáo trình, giáo án phải bám sát sự phát triển của thực tiễn, yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị trong tình hình mới, Kết cấu chương trình và tiến hành giáo dục phải bảo đảm tính hệ thống, lôgic; từ chương trình chiến sĩ mới đến chiến sĩ năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba phải kết cấu theo một hệ thống thống nhất nhằm nâng cao trình độ cho người học từ thấp đến cao, từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều... Chương trình còn được xây dựng theo hướng bồi dưỡng kiến thức
từ nông đến sâu, từ hẹp đến rộng, từ đơn giản, cơ bản đến đa dạng, phong phú và tổng hợp. Nội dung chương trình giáo dục chính trị cho HSQ-BS được Tổng cục Chính trị quy định thống nhất trong toàn quân, được đưa vào kế hoạch CTĐ, CTCT hàng năm của các đơn vị. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS cao hay thấp lại phụ thuộc trực tiếp vào việc biên soạn nội dung, chương trình đó thành hệ thống bài giảng, các chuyên đề...mà trong đó đã bổ sung tư liệu, cập nhật thông tin, kinh nghiệm thực tiễn... phù hợp với đặc điểm trình độ của từng nhóm đối tượng HSQ-BS và đặc điểm tính chất nhiệm vụ, điều kiện cơ sở vật chất của từng loại hình đơn vị cụ thể.
Đổi mới nội dung chương trình giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng hiện nay, thực chất là: bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm cả phương diện lý luận và thực tiễn, hệ thống các chủ đề trong chương trình quy định của Tổng cục Chính trị, bổ sung thêm những nội dung giáo dục theo yêu cầu của đơn vị, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ chính trị trung tâm và đối tượng đặc thù HSQ-BS của đơn vị. Trên cơ sở đó xây dựng một chương trình giáo dục chính trị cho HSQ-BS một cách hợp lý cả về nội dung, thời gian, hình thức, đối tượng... phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đơn vị mình.
Nội dung chương trình giáo dục chính trị là cái tương đối ổn định nhưng không bất biến. Gắn với sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những bước chuyển giai
đoạn của nhiệm vụ cách mạng mà trung tâm là nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nội dung giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở phải thường xuyên đổi mới, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp, thiết thực. Trong giai đoạn hiện nay, việc cụ thể hoá nội dung chương trình giáo dục chính trị cho HSQ-BS vào thực tiễn đơn vị và xây dựng nội dung giáo dục chính trị tự xác định ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng cần quán triệt và thực hiện tốt những yêu cầu cơ bản sau:
Trước hết, nội dung giáo dục phải tập trung quán triệt sâu sắc
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VII, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng uỷ Quân sự Trung ương; các nghị quyết của Đảng ủy Binh đoàn, Sư đoàn và Đảng ủy Trung đoàn. Bám sát mục tiêu cơ bản của công tác tư tưởng là kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, quán triệt sâu sắc tư duy, quan điểm đổi mới của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, về nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, về củng cố quốc phòng, an ninh, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình hình mới vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của Binh đoàn, các sư đoàn và trung đoàn.
Hai là, giáo dục cho HSQ-BS nhận thức sâu sắc, nâng cao trách
nhiệm chính trị thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của từng trung đoàn và toàn Binh đoàn với những phát triển và yêu cầu mới,
gắn với từng phương án, tình huống và đối tượng tác chiến cụ thể; coi trọng giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí, quyết tâm chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, phòng, chống có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù nghịch, phản động trên địa bàn đóng quân; giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, kỷ luật của quân nhân.
Ba là, giáo dục cho HSQ-BS nắm vững truyền thống của dân tộc,
của Đảng, của quân đội và đơn vị; những thành tựu trong giai đoạn cách mạng mới, giáo dục yêu nước XHCN, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc, ý chí quyết chiến, Quyết thắng, biết vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vượt lên những hạn chế về tư tưởng của “chính bản thân mình” nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Cần khắc phục triệt để tình trạng dập khuôn máy móc nội dung, biện pháp giáo dục theo chương trình cơ bản; lặp đi lặp lại, xa rời thực tiễn nội dung chương trình tự xác định gây lãng phí thời gian, lực lượng, phương tiện, lại không đạt được mục đích yêu cầu giáo dục.
*Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục chính trị cho HSQ-
BS
Sau khi có nội dung chương trình giáo dục đúng đắn, đầy đủ, sát thực thì việc sử dụng hình thức, phương pháp giáo dục có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hiệu quả giáo dục. Hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp tạo được sự tập trung chú ý và thực sự cuốn
hút, hấp dẫn người học thì chất lượng, hiệu quả học tập chính trị sẽ cao, ngược lại hình thức, phương pháp lặp đi lặp lại gây nhàm chán khó truyền đạt và tiếp nhận nội dung, thậm chí gây nên tâm lý ngại học tập chính trị trong HSQ-BS thì chất lượng, hiệu quả giáo dục sẽ thấp hoặc không có hiệu quả. Việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục chính trị tại đơn vị hiện nay cần quán triệt và vận dụng tốt yêu cầu: “Thực hiện phương pháp giáo dục tổng hợp, áp dụng linh hoạt mọi hình thức, phương tiện theo hướng giáo dục “mở” có tổ chức theo định hướng nhằm mục tiêu, nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn” [38]
Theo Quy chế giáo dục chính trị của Tổng cục Chính trị, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị trong quân đội hiện nay rất đa dạng, phong phú. Mỗi hình thức, phương pháp đều có vai trò, vị trí, yêu cầu và cách làm cụ thể, do vậy chủ thể giáo dục cần nhận thức rõ sự cần thiết phải đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục, lãnh đạo và chỉ đạo việc lựa chọn, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp cho phù hợp với nội dung giáo dục và đặc điểm tâm lý, sở trường, sở đoản của đối tượng HSQ-BS trong học tập chính trị. Phải xây dựng kế hoạch thực hiện từng hình thức giáo dục hoặc kết hợp các hình thức giáo dục cụ thể, chặt chẽ, khoa học với sự hài hoà giữa nội dung và hình thức phương pháp, giữa không gian và thời gian; sự thống nhất và logíc giữa hoạt động dạy và học. Một nội dung cần phải tính toán để sử dụng nhiều hình thức, đồng thời một hình thức có thể chuyển tải được nhiều nội dung, chỉ có như
vậy mới khắc phục được tình trạng khô khan, đơn điệu về nội dung, hình thức đang tồn tại trong giáo dục chính trị tại các đơn vị cơ sở hiện nay.
Chấp hành nghiêm túc Quy chế của Tổng cục Chính trị về các hình thức, phương pháp giáo dục chính trị, đồng thời gắn với những đặc điểm đối tượng, nhiệm vụ cụ thể, giáo dục chính trị cho HSQ- BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng hiện nay cần chú trọng vận dụng, đổi mới kết hợp thực hiện tốt các hình thức phương pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng huấn luyện chính trị theo chương trình cơ bản
Đây là hình thức giáo dục chính trị cơ bản, quan trọng cho HSQ- BS ở đơn vị cơ sở, giữ vị trí chủ đạo trong xây dựng phẩm chất chính trị, tinh thần cho bộ đội, trang bị kiến thức toàn diện, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp luận khoa học và bồi dưỡng tình cảm cách mạng, đạo đức và năng lực trình độ cho bộ đội. Là một hình thức huấn luyện nên cần tuân thủ các quy trình sau:
Bài giảng, thường được tiến hành mở đầu của một quá trình huấn
luyện, có vai trò định hướng cho các hình thức huấn luyện khác;
Tự học, được sử dụng thường xuyên trong quá trình học tập,
giúp HSQ-BS củng cố, mở rộng những kiến thức đã học, chuẩn bị cho các hình thức học tập tiếp theo;
Thảo luận, thường được sử dụng sau bài giảng, nhằm củng cố
mở rộng và vận dụng kiến thức đã học;
Kiểm tra, là hình thức bắt buộc trong giáo dục cho HSQ-BS nhằm
nắm thông tin ngược và đánh giá kết quả, hiệu quả về nhận thức của người học.
Để thực hiện tốt quy trình huấn luyện này đòi hỏi cấp ủy đảng, người chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị cho HSQ-BS, đưa số lượng, nội dung, biện pháp tổ chức bài giảng chính trị vào trong kế hoạch huấn luyện từng giai đoạn theo từng đối tượng cụ thể, chủ động tiến hành tập huấn, bồi dưỡng về nội dung chương trình cho cán bộ, tổ chức thực hiện kế hoạch và bài giảng chính trị hàng tuần đúng theo lịch huấn luyện, kế hoạch CTĐ, CTCT, đảm bảo đúng quy chế giáo dục về tổ chức lớp học, phân tổ thảo luận, phân công giáo viên lên lớp, cán bộ theo bám huấn luyện, duy trì đảm bảo quân số và lễ tiết tác phong chính quy trong học tập... Có kế hoạch học bù, học vét để mọi đối tượng HSQ-BS trong đơn vị đều được học tập theo nội dung, chương trình quy định. Cán bộ, giáo viên phải thường xuyên quan sát, nhắc nhở, động viên, tiếp thu và giải đáp những vấn đề vướng mắc, định hướng nhận thức, duy trì thảo luận, kiểm tra đánh giá, sơ tổng kết rút kinh nghiệm...
Để khắc phục khâu yếu về tổ chức thảo luận chính trị cho HSQ- BS, cơ quan chính trị và chỉ huy cấp tiểu đoàn, đại đội và tương
đương cần nhận thức đúng đắn vai trò, đặc điểm của thảo luận chính trị- hình thức huấn luyện sau bài giảng, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm thông qua thực hành các buổi thảo luận mẫu, qua kiểm tra chéo giáo dục chính trị..., thống nhất cách thức, biện pháp tiến hành phù hợp với đặc điểm đối tượng và điều kiện đơn vị. Mỗi bài giảng cần gắn với xây dựng kế hoạch thảo luận chi tiết, trong đó nội dung thảo luận phải đi vào những vấn đề trọng tâm, cơ bản thiết thực phù hợp với mục đích, yêu cầu bài giảng. Tập trung vào những nội dung khó, nội dung có liên quan nhiều đến tư tưởng, nhiệm vụ, chức trách của quân nhân, hoặc những nội dung mà quá trình lên lớp chưa có điều kiện làm rõ, nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ trách nhiệm và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, chức trách cho quân nhân. Phương pháp tiến hành phải đúng quy trình và vận dụng nhuần nhuyễn các hình thức, biện pháp để hướng dẫn, gợi ý, kích thích tính tích cực, độc lập suy nghĩ và sự mạnh dạn trình bày, tranh luận các vấn đề học tập của quân nhân, gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường tính định hướng, tính phê phán trong thảo luận. Phải lựa chọn hình thức thảo luận cho phù hợp với nội dung và trình độ của quân nhân, với điều kiện về đặc điểm nhiệm vụ đơn vị, vật chất bảo đảm... Phải chuẩn bị thảo luận chu đáo tỷ mỷ, trong đó giáo viên hướng dẫn trước cho HSQ-BS những vấn đề, những câu hỏi cần tập trung nghiên cứu, thảo luận; chuẩn bị đầy đủ tài liệu băng, đĩa hình bổ trợ và các vật chất bảo đảm. Bồi dưỡng và hướng dẫn các trung đội trưởng, tổ trưởng học tập duy trì thảo luận về nội dung, cách thức duy trì thảo luận, nhất là cách điều khiển, gợi ý tạo
ra diễn biến sổi nổi có tập trung thông qua phân công phát biểu trung tâm và khéo léo đưa ra những câu hỏi “đóng” và “mở” tạo sự hưng phấn tích cực tự tin cho HSQ-BS.Trong thảo luận tránh không để xảy ra tình trạng áp đặt, căng thẳng hoặc lan man đi xa nội dung trọng tâm, sa vào những vấn đề vụn vặt, những câu chữ, từ ngữ không cần thiết... Đồng thời giải đáp định hướng kịp thời những ý