Chủ động xây dựng và tận dụng các yếu tố đảm bảo cho hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 65 - 78)

hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở

Những yếu tố đảm bảo bao giờ cũng đóng vai trò to lớn trong mọi hoạt động của con người nói chung, của việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở nói riêng. Những yếu tố đảm bảo cho hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở hiện nay cần được quan tâm bao gồm:

Một là, xây dựng và duy trì môi trường học tập, rèn luyện ở đơn vị.

Nâng cao năng lực giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ tri thức, kỹ năng giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị. Sự tác động đó không đơn thuần từ phía chủ thể tổ chức hoạt động nâng cao mà còn chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường. Cùng sự tác động như nhau của chủ thể nhưng ở đâu có môi trường thuận lợi thì ở đó việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị đạt kết quả tốt hơn. Nhà giáo dục nổi tiếng M.I. Calinin cho rằng: “ ở nơi nào mà bản thân cuộc sống giúp việc giáo dục, thì công tác giáo dục con người ở đấy dễ dàng hơn ”[17, tr.179]. Vì vậy, xây dựng môi trường thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện ở đơn vị là một biện pháp quan trọng trong thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở.

Môi trường đơn vị tác động đến việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở là toàn bộ những yếu tố hợp thành khách quan, thường xuyên có ảnh hưởng tới quá trình học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ chính trị. Môi trường theo nghĩa rộng như vậy hàm chứa rất nhiều nội dung. Căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay, việc xây dựng môi trường đó cần chú trọng tập trung vào xây dựng bầu không khí chính trị lành

mạnh và tinh thần ham học tập, ham hiểu biết, trong đó có nội dung

Bầu không khí chính trị lành mạnh của đơn vị tạo cho cán bộ, chiến sĩ tâm trạng thoải mái, là động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của mọi thành viên. Thực tiễn cho thấy, ở đơn vị nào có bầu không khí dân chủ, kỷ luật, nếp sống chính quy, các mối quan hệ trong nội bộ đơn vị lành mạnh thì ở đó mỗi quân nhân nói chung, đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng thực sự hồ hởi trong thực hiện mọi nhiệm vụ, trong đó có việc học tập nâng cao năng lực mọi mặt. Ngược lại, ở những đơn vị nội bộ mất đoàn kết, các mối quan hệ giữa lãnh đạo với chỉ huy, giữa các loại cán bộ với nhau, cấp trên với cấp dưới, cán bộ với chiến sĩ trong đơn vị thiếu lành mạnh sẽ tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đơn vị. Cho nên tập trung xây dựng và thường xuyên duy trì bầu không khí chính trị lành mạnh là điều cần được đặc biệt quan tâm, là điều có ý nghĩa then chốt để đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị, trong đó có vấn đề nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở.

Tạo được bầu không khí dân chủ, kỷ luật, nếp sống chính quy là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc tạo nên sự thống nhất chính trị, tư tưởng cao trong đơn vị và làm lành mạnh hoá các mối quan hệ giữa lãnh đạo với chỉ huy, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cán bộ với chiến sĩ. Để thực hiện được điều đó thì biện pháp có hiệu quả cao là thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình. Thông qua tự phê bình và phê bình mỗi quân nhân trong đơn vị sẽ bộc lộ được suy nghĩ của mình về các vấn đề trong đơn vị, đồng

thời phát hiện những hiện tượng tiêu cực, thấy được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị bao gồm cả năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị, trên cơ sở đó mà xây dựng phương hướng khắc phục mặt yếu, phát huy những thành quả đạt được của tập thể, cá nhân. Phê bình, tự phê bình là vũ khí sắc bén để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tạo sự thống nhất chính trị, tư tưởng cũng như việc chấp hành các chế độ một cách nghiêm túc trong đơn vị. Tuy nhiên, muốn thực hiện nghiêm túc chế độ đó, tạo không khí sinh hoạt dân chủ thì trước hết lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị cơ sở cần thực sự cởi mở, chủ động trong duy trì sinh hoạt dân chủ, cung cấp đủ, chính xác những thông tin cần thiết, phát huy tốt vai trò của tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội đồng quân nhân.

Tinh thần ham học tập, ham hiểu biết của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị là nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị. Yêu cầu hiểu biết của cán bộ, chiến sĩ càng cao thì càng trở thành động lực mạnh mẽ kích thích hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị. Bởi hơn ai hết, trong phạm vi đơn vị cơ sở đội ngũ cán bộ chính trị là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm phải đáp ứng, thoả mãn yêu cầu hiểu biết của cán bộ, chiến sĩ. Do vậy, việc “kích cầu” của sự nâng cao năng lực giáo dục chính trị cần được các đơn vị đặc biệt quan tâm.

Biện pháp để xây dựng bầu không khí “xã hội học tập” ở đơn vị

cơ sở phải được tiến hành một cách đa dạng. Trước hết, đó là các biện pháp lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan chính trị thường xuyên tổ chức giáo dục, động viên cổ vũ việc không ngừng học tập vươn lên của mọi cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị phải là lực lượng thực sự đi đầu, say mê học tập làm gương sáng cho mọi quân nhân noi theo. Bên cạnh giáo dục, nêu gương, trong xây dựng môi trường của việc học tập nói chung, nâng cao năng lực giáo dục chính trị nói riêng thì biện pháp cần được quan tâm hiện nay ở các đơn vị cơ sở là vấn đề đánh giá thật chính xác kết quả học tập chính trị của các đối tượng giáo dục chính

trị. Thực tiễn cho thấy, nếu đánh giá kết quả học tập chính trị sơ sài, qua loa đại khái, không quan tâm đến chất lượng thực chất, chạy theo thành tích ảo thì chính điều đó sẽ thủ tiêu động lực học tập vươn lên của mọi quân nhân và hệ quả kéo theo là ảnh hưởng tiêu cực đến việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị. Để đánh giá đúng thực chất chất lượng giáo dục chính trị ở các đơn vị cơ sở lại phải có một loạt các biện pháp cụ thể như xây dựng động cơ đúng đắn cho cả chủ thể và đối tượng trong đánh giá, nâng cao năng lực đánh giá của lãnh đạo chỉ huy, phải sâu sát trong nắm bắt thực tiễn, cấp trên phải tăng cường kiểm tra, phúc tra kết quả giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở cũng như kết quả hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị.

Hai là, tích cực phát huy vai trò của các lực lượng tham gia hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở.

Trong những năm qua, mặc dù các lực lượng hợp thành chủ thể ở các đơn vị cơ sở đã có nhiều cố gắng trong hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị, nhưng kết quả mang lại chưa được như ý muốn. Điều đó do nhiều nguyên nhân nhưng đáng chú ý nhất là năng lực của chủ thể còn nhiều bất cập, trong lúc đó việc phát huy vai trò của nhiều lực lượng liên quan có thể tham gia thực hiện nhiệm vụ chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức. Để khai thác, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có cho việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị thì việc phát huy triệt để vai trò các lực lượng tham gia là một biện pháp quan trọng cần được các đơn vị cơ sở thực hiện. Phải chủ động dựa vào sự giúp đỡ của lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng cấp trên; của các nhà trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị của quân đội và các cơ quan chuyên môn của tổ chức đảng, chính quyền trên địa bàn đóng quân.

Đây là một công việc liên quan trực tiếp đến sự phối hợp, hiệp đồng của nhiều cấp, nhiều ngành và có không ít những khó khăn, trở ngại. Để thực hiện có hiệu quả công việc đặt ra đòi hỏi lãnh đạo chỉ huy, cơ quan chức năng của đơn vị phải lập kế hoạch cụ thể, chi tiết; phải khảo sát một cách toàn diện các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ, tìm ra

khâu yếu, điểm yếu mà tự thân đơn vị không thể giải quyết được.

Trên cơ sở đó, dựa vào sự chỉ đạo của lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng cấp trên trực tiếp của đơn vị cơ sở để tiến hành phân định các lực lượng có thể giúp đỡ từng nội dung cụ thể.

Tính khả thi hiện nay của sự phát huy vai trò của các lực lượng liên quan là các đơn vị cơ sở có thể mời cán bộ cấp trên cơ sở, giáo viên của các nhà trường, cán bộ của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan chuyên môn trong và ngoài quân đội trực tiếp lên lớp, bồi dưỡng ở các lớp tập huấn, nghiên cứu nghị quyết, sinh hoạt chuyên đề, v.v. của cán bộ chính trị đơn vị. Mặt khác, đơn vị cơ sở cần chủ động cử cán bộ thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin trong các buổi thông báo chính trị, thời sự do cấp trên và địa phương tổ chức và kịp thời quán triệt đến đội ngũ cán bộ trong đơn vị.

Ba là, chủ động góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị của các nhà trường.

Đội ngũ cán bộ chính trị của đất nước ta hiện nay đều đã được qua đào tạo tại các nhà trường và trong thời gian tới sẽ tiếp tục bổ sung thêm từ nguồn đào tạo đó. Do vậy, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác đảng, công tác chính trị, trong đó có nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở luôn luôn chịu sự tác động trực tiếp của chất lượng đào tạo cán bộ chính trị của các nhà trường. Vì vậy, việc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều chỉnh những bất cập trong công tác đào tạo cán bộ chính trị là khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng

cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở. Đây là điều mà các đơn vị cơ sở nói chung, đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực có nhiều thuận lợi để phát huy vai trò của mình. Bởi không ai có thể hiểu sâu sắc chất lượng đào tạo của các nhà trường bằng chính các đơn vị cơ sở - nơi sử dụng nhiều sản phẩm đào tạo của các nhà trường. Thực tiễn những năm qua cho thấy, đội ngũ cán bộ chính trị được đào tạo ở các nhà trường khi về các đơn vị cơ sở công tác bên cạnh điểm mạnh khá cơ bản thì cũng bộc lộ không ít những hạn chế, khiếm khuyết, nhất là năng lực giáo dục, thuyết phục các đối tượng giáo dục ở đơn vị cơ sở. Do vậy, từ phía đơn vị cơ sở cần có những đề xuất xác đáng, có căn cứ khoa học để các nhà trường chú trọng hơn nữa trong thực hiện mục tiêu đào tạo đối tượng trở thành "nhà giáo dục" đặng không ngừng cung cấp cho đơn vị cơ sở những “sản phẩm” có chất lượng cao. Để có những đề xuất chính xác thì bản thân các đơn vị cơ sở mà trực tiếp là cấp uỷ, người chỉ huy các cấp, chủ trì cơ quan chức năng phải thường xuyên tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở, cung cấp cho cơ quan cấp trên, cho các nhà trường những thông tin về nhu cầu, đặc điểm của công tác giáo dục chính trị ở các đơn vị. Cần thiết phải có những đề xuất với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những vấn đề bất cập trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp cơ sở của các nhà trường hiện nay như kiến nghị về đổi mới chương trình nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị nói chung, trong đó có đào tạo bồi dưỡng

năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ đó. Đây là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Bởi việc làm đó không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường mà còn có ý nghĩa trực tiếp đối với việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị của cán bộ chính trị cấp cơ sở.

Bên cạnh cung cấp thông tin, đề xuất với cấp trên về điều chỉnh những bất cập trong công tác đào tạo cán bộ chính trị của các nhà trường, đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực với tư cách là nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ chính trị của quân đội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng việc cử tuyển các quân nhân đi học tập ở các nhà trường.

Mặt khác, đơn vị cơ sở còn có vai trò rất quan trọng trong tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị thông qua các đợt thực tập, thực tế của học viên của các nhà trường. Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chính trị nói riêng, các đơn vị cơ sở cần có yêu cầu cao, tổ chức chặt chẽ việc thực tập, thực tế của

học viên, góp sức cùng các nhà trường nâng cao hơn nữa chất lượng

đào tạo cán bộ, trong đó có đào tạo năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội nói chung. Cần triệt để khắc phục tình trạng "khép kín", ngại bị xáo trộn, không tạo điều kiện cho học viên đi sâu rèn luyện tay nghề trong quá trình thực tập, thực tế ở đơn vị.

Bốn là, tận dụng triệt để và tăng cường tạo thêm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở.

Cơ sở vật chất đảm bảo là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở. Trong những năm qua, cùng với nguồn kinh phí trên cấp, các đơn vị cơ sở cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tạo thêm nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động nâng cao năng lực giáo dục chính trị ở đơn vị. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một khó khăn rất lớn của tất cả các đơn vị cơ sở. Đó là sự thiếu thốn về kinh phí, tài liệu, nguồn thông tin, các phương tiện vật chất cần thiết khác. Để khắc phục trình trạng đó thì điều cơ bản là phải có sự hỗ trợ của các cấp trên cơ sở. Vai trò của đơn vị cơ sở ở lĩnh vực này chủ yếu chỉ

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w