Đảm bảo và phát huy tác dụng của cơ sở vật chất phương tiện trong giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 134 - 140)

đoàn Quyết thắng

Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện giáo dục chính trị cho HSQ-BS là điều kiện cần thiết quan trọng để tổ chức, tiến hành hoạt động giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở. Đảm bảo đầy đủ, phù hợp; sử dụng phát huy tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giáo dục sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS tại đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay. Ngược lại nếu thiếu, không đủ phụ trợ, phục vụ cho

giáo dục, hoặc chạy theo phô trương hình thức, gây lãng phí, tốn kém cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học chính trị tại đơn vị thì không đạt hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp do chi phí lớn. Vì, trong dạy học chính trị tại đơn vị, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giáo dục có mối liên hệ gắn bó, chặt chẽ và tác động ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, hình thức phương pháp giáo dục. Để truyền đạt và lĩnh hội một nội dung bài giảng đòi hỏi phải sử dụng và kết hợp những hình thức phương pháp phù hợp trong điều kiện bảo đảm về số lượng, chất lượng cơ sở, vật chất, trang thiết bị, phương tiện tương ứng với các thao tác “dạy” của giáo viên kiêm chức và “học” của HSQ-BS theo hình thức lên lớp tập trung và các hình thức giáo dục khác. Đồng thời, việc đảm bảo đầy đủ cơ sở, vật chất, sự cải tiến và sáng tạo các phương tiện giáo dục chính trị sẽ tác động tích cực trở lại với sự hoàn thiện và sử dụng phát triển nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị cho HSQ-BS

Hiện nay, hàng năm theo định mức tiêu chuẩn cho học tập chính trị do Bộ Quốc phòng bảo đảm, mỗi HSQ-BS được cấp 05 thếp giấy trắng (loại 20 tờ), và 05 bút bi viết; hỗ trợ công tác chỉ đạo, biên soạn bài giảng, mỗi bài từ 3000 đồng đến 5000 đồng. Các cơ sở, vật chất, trang thiết bị, sách, báo… cũng được nâng lên, cấp trung đội có 2 loại báo, tạp chí; cấp đại đội có 4 loại trang bị, 14 loại vật tư, 8 loại báo và tạp chí; cấp tiểu đoàn có 6 loại trang bị, 16 loại vật tư; 16 loại báo và tạp chí phòng Hồ Chí Minh... Đây là những điều kiện

bảo đảm rất thuận lợi để nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho bộ đội và nhất là cho tổ chức, tiến hành giáo dục chính trị.

Để quản lý, sử dụng và phát huy tốt cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục chính trị, cấp ủy, chỉ huy các cấp ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng phải coi trọng hơn nữa việc tiếp nhận, quản lý kinh phí, vật tư, trang bị, phương tiện do trên cấp xuống bằng kinh phí hoặc hiện vật. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cấp phát, sử dụng đúng nguồn, đúng nội dung, chủng loại, đảm bảo số lượng và chất lượng theo từng đối tượng; gắn chặt việc đảm bảo với thường xuyên kiểm tra không để xảy ra tình trạng sử dụng sai mục đích, vi phạm nguyên tắc, để xuống cấp, mất mát nhất là về phương tiện nghe nhìn, sách, báo, vở, bút, tài liệu học tập của HSQ-BS. Vấn đề đặt ra hiện nay ở các đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng là phải xây dựng cho được hệ thống thao trường, phòng học chính trị cho HSQ-BS thống nhất, chính quy để bộ đội tham gia học tập chính trị đúng lịch huấn luyện, đảm bảo nội dung chương trình, khắc phục triệt để tình trạng bị động, tùy tiện thay đổi, hoặc cắt xén chương trình học tập mỗi khi gặp thời tiết xấu. Để tháo gỡ vấn đề trên, cần kết hợp trên, dưới cùng lo; kết hợp giữa quy hoạch xây dựng cơ bản với cải tạo, nâng cấp doanh trại, xây dựng môi trường cảnh quan... để tạo ra những khu học tập chính trị tập trung ngoài trời và phòng học quay vòng cho một đại đội đủ quân khi trời mưa (như ở Binh đoàn Cửu Long, Binh chủng pháo binh…). Chỉ huy các cấp ở đơn vị cơ sở cần phải tăng cường hơn nữa khâu chỉ đạo, phát động phong trào phát huy

sáng kiến cải tiến mô hình, học cụ phục vụ giáo dục chính trị cho HSQ-BS ngày càng đa dạng, phong phú và phát huy tác dụng tốt hơn đối với các bài giảng chính trị và các buổi học tập bổ trợ; quan tâm trích thêm kinh phí từ qũy vốn tăng gia sản xuất của đơn vị để tổ chức các hoạt động giáo dục bổ trợ như tham quan nhà truyền thống, bảo tàng, khu di tích lịch sử, các cơ sở chính trị, kinh tế tiêu biểu, các hoạt động “hành quân về nguồn”, các đợt thi tìm hiểu nâng cao kiến thức chính trị, kinh tế, xã hội cho HSQ-BS.

Phải thường xuyên quán triệt để bộ đội nhận thức rõ vai trò và giá trị của cơ sở, vật chất, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo cho giáo dục chính trị, tích cực tham gia học tập và biết cách tiếp thu nội dung bài giảng thông qua các trang thiết bị, phương tiện dạy học, đồng thời nêu cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo quản các cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện huấn luyện, học tập chính trị tốt, bền, sử dụng an toàn, tiết kiệm để giảm bớt những chi phí không cần thiết mà vẫn đạt được hiệu quả giáo dục.

Mỗi cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng cần phải tích cực tận dụng mọi điều kiện cơ sở vật chất hiện có; chủ động phối hợp, huy động được sự giúp đỡ của các cơ quan hậu cần, kỹ thuật, tham mưu đảm bảo và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mô hình học cụ cho tổ chức và tiến hành giáo dục chính trị cho HSQ-BS. Phải căn cứ vào từng chủ để bài giảng; điều kiện, hoàn cảnh chủ quan, khách quan cụ thể để lựa chọn địa điểm, sắp xếp chủng loại, sử dụng số lượng trang thiết bị, phương tiện dạy- học

cho phù hợp, sát thực. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý và sự logic giữa khối lượng nội dung truyền đạt với số lượng trang, thiết bị, phương tiện, mô hình học cụ phải sử dụng và đạt được mục đích của bài giảng. Tránh tình trạng ngại sử dụng trang thiết bị, phương tiện, hoặc sử dụng với số lượng và tần suất quá ít không thúc đẩy và tạo thuận lợi cho học tập của HSQ-BS, ảnh hưởng hạn chế đến hiệu quả giáo dục; hoặc lạm dụng sử dụng quá nhiều trang, thiết bị, phương tiện, chạy theo “phô trương hình thức”, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các thao tác giáo dục, gây lãng phí, tốn kém cơ sở vật chất, phương tiện, lực lượng của đơn vị; làm hao mòn cơ sở vật chất, phương tiện dẫn đến chi phí bỏ ra quá lớn so với “kết quả đích thực” đạt được.

Hiện nay, ở cấp đại đội, các trang, thiết bị, phương tiện nhất là báo, tạp chí, đầu băng, đĩa hình, ti vi, rađiô, catsete... có số lượng lớn và rất đa dạng về nội dung, chủng loại, tuy nhiên, việc tận dụng, phát huy những loại này vào giáo dục chính trị, giáo dục thường xuyên ở một số đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng chưa tốt, vẫn còn xảy ra hiện tượng tự đọc, tự xem, tự nghe và tập trung chủ yếu vào những thông tin giật gân, “vô bổ”... Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao hiệu quả sinh hoạt báo chí, hoạt động của các phương tiện nghe nhìn đối với giáo dục chính trị cho HSQ-BS tại đơn vị cần chú ý những vấn đề sau:

Cán bộ chính trị phải chịu trách nhiệm chính và trực tiếp tổ chức, duy trì đúng, đủ các chế độ quy định về thời gian, đọc báo, nghe đài, xem thời sự, xem phim ảnh, văn công... cho HSQ-BS. Khi tổ chức

cho bộ đội đọc sách báo, tạp chí phải lựa chọn những nội dung phù hợp, bổ ích. Trong từng thông tin, sự kiện phải định hướng để bộ đội nhận thức đầy đủ đúng đắn. Nắm chắc tâm lý, nhu cầu thông tin của HSQ-BS để khéo léo sắp xếp các nội dung sinh hoạt báo, tạo sự hứng thú và tập trung nghe đọc, tiếp thu của HSQ-BS và đạt được ý định tuyên truyền, giáo dục đặt ra. Khi tổ chức hoạt động của hệ thống đài truyền thanh phải kết hợp chặt chẽ giữa tiếp sóng các chương trình thời sự, văn nghệ với phát các bản tin nội bộ, tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; kết quả thực hiện phong trào thi đua Quyết thắng của đơn vị; trao đổi, rút kinh nghiệm về hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS; tóm tắt nội dung, hướng dẫn học tập các nội dung chính trị, truyền thống của đơn vị để củng cố nâng cao nhận thức cho bộ đội.

Giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở các đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục và gắn liền với thực tiễn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bộ đội, do vậy cùng với đầu tư, bảo đảm tốt cơ sở vật chất, trang, thiết bị, phương tiện phục vụ giáo dục, cấp ủy, chỉ huy đơn vị cơ sở cần coi trọng việc quan tâm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội; duy trì tốt từ bữa ăn, giấc ngủ đến mọi điều kiện sinh hoạt cho bộ đội; xây dựng mối quan hệ cán bộ - chiến sĩ đoàn kết thống nhất; xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, môi trường văn hoá - chính trị trong sạch, lành mạnh nhằm tạo

cho HSQ-BS tình cảm gần gũi, gắn bó với đơn vị, biết biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục kết hợp tốt “học” với “hành” để nâng cao nhận thức chính trị và tạo chuyển biến tiến bộ hành động cách mạng.

Kết luận chương 2

Giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay chịu sự tác động, ảnh hưởng sâu sắc của những vấn đề mới nổi lên cả về chính trị, tư tưởng, văn hoá, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... Cần phải có thái độ xem xét, đánh giá đúng các yếu tố tác động khách quan để có căn cứ xác định những phương hướng, yêu cầu, những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay.

Các giải pháp nêu trên có vai trò rất quan trọng những không ngang bằng nhau, đồng thời là những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất. Vì vậy, trong quá trình tiến hành cần phải thực hiện đồng bộ các nội dung, biện pháp của từng giải pháp, không tuyệt đối hoá hay xem nhẹ nội dung nào. mặt khác, mỗi đơn vị cơ sở có những nét khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức, đặc điẻm của chủ thể và đối tượng giáo dục chính trị, nên cần có sự nghiên cứu kỹ và vận dụng một cách sáng tạo để mang lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 134 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w