QUYẾT THẮNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ và phương hướng, yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho hạ sỹ quan - binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay
2.1.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho hạ sỹ quan-binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay
Những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp, vừa mở ra cho nước ta những cơ hội mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đặt ra nhiều thách thức mới. Trong đó, tình hình chính trị, quân sự thế giới sẽ có nhiều biến động, bất ổn. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng cố còn xảy ra ở nhiều nơi. Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh Irắc, các thế lực hiếu chiến tiếp tục thực hiện chiến lược “đánh đòn phủ đầu” lợi dụng tấn công chống lại “chủ nghĩa khủng bố”, ra sức lộng hành, đe doạ hoà bình, ổn định, chủ quyền của các quốc gia dân tộc. Chúng tiếp tục làm nóng thêm các điểm nóng của thế giới như: Trung đông, Iran, bán đảo Triều Tiên và Châu Phi. Chúng vừa đe doạ dùng vũ lực, vừa xoa dịu bằng các miếng mồi viện trợ... Trong nước,
qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, 4 nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng nước ta, nhằm từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN trên đất nước ta. Những đặc điểm, tình hình trên đã và đang phát triển, tác động, làm nảy sinh nhiều vấn đề đối với công tác giáo dục chính trị trong quân đội nói chung, giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở-Binh đoàn Quyết thắng nói riêng. Nhìn nhận một cách tổng quát, trong giai đoạn hiện nay có một số vấn đề đặt ra như sau:
Một là, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trên lĩnh
vực tư tưởng-văn hoá tiếp tục diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp tác động ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức chính trị, tư tưởng của HSQ-BS.
Những năm tới, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc tiếp tục diễn ra gay gắt. Tính chất cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản càng trở nên quyết liệt và phức tạp hơn. Mặt trận nóng bỏng của cuộc đấu tranh này là đấu tranh về tư tưởng. Chủ nghĩa đế quốc đứng đấu là Mỹ đẩy mạnh chiến lược
"diễn biến hoà bình" chống phá cách mạng Việt Nam toàn diện và triệt để hơn. Trong đó lấy "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng làm mũi đột phá, làm cầu nối để thực hiện âm mưu can thiệp chế độ, lật đổ XHCN ở nước ta. Chúng tập trung các đòn tấn công nhằm phá vỡ niềm tin, làm cho xã hội hỗn loạn về mặt lý luận, tư tưởng, mất phương hướng chính trị, tạo ra khoảng trống về chính trị, tinh thần để dễ dàng cho sự xâm nhập các quan điểm, tư tưởng tư sản, gây chia rẽ nội bộ tạo điều kiện cho các hoạt động gây rối, bạo loạn chính trị. Các thế lực thù nghịch tiếp tục mở nhiều chiến dịch "tổng công kích" nhằm xuyên tạc học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, kích động mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo... Các lực lượng chính trị cơ hội, phản động ra sức tận dụng những "giá trị" của chủ nghĩa tư bản, bác bỏ, phủ nhận CNXH, phủ nhận vai trò lãnh đạo, phân hoá, cô lập Đảng Cộng sản, tập hợp lực lượng chống đối CNXH từ bên trong, khi có thời cơ thì gây bạo loạn lật đổ, xoá bỏ chế độ XHCN.
Đối với lực lượng vũ trang ta, các thế lực thù địch ráo riết thực hiện âm mưu "phi chính trị hoá" Quân đội, ra sức tuyên truyền cái gọi là "quân đội đứng ngoài chính trị", "quân đội phi giai cấp" nhằm làm cho Quân đội mất phương hướng, mục tiêu lý tưởng chiến đấu. Chúng triệt để lợi dụng những yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, về khả năng, trình độ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, về thực lực vũ khí trang bị của ta, về chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội của quân nhân... để phá hoại gây tư
tưởng hoang mang, làm ly gián nội bộ, băng hoại mối quan hệ cán- binh, đồng chí, đồng đội, đoàn kết quân dân, làm mờ nhạt hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ".
Cùng với đẩy mạnh "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, Mỹ sẵn sàng tạo cớ can thiệp vũ trang, phát động chiến tranh tấn công bất cứ quốc gia nào; đặc biệt là các nước đang phát triển, các nước XHCN còn lại. Tình hình trên sẽ tác động sâu sắc đến tình cảm, niềm tin vào lý tưởng và con đường đi lên CNXH, đòi hỏi giáo dục chính trị cho HSQ-BS phải tập trung nâng cao nhãn quan chính trị toàn diện, sắc sảo, nhạy cảm, nhận định đánh giá đúng tình hình, xác định tốt trách nhiệm quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, có niềm tin vào thắng lợi của cách mạng XHCN, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Đồng thời nâng cao tính chiến đấu trên lĩnh vực tư tưởng, kiên quyết đấu tranh với mọi quan điểm, tư tưởng phản động, thù địch; khắc phục kịp thời mọi biểu hiện nhận thức hành động sai trái, tiêu cực.
Hai là, sự phát triển của yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới trực tiếp đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở.
Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) của Đảng đã xác định mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là: Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích
quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới trực tiếp đặt ra những yêu cầu cao hơn về nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đồng thời phát triển thêm nhiều nhiệm vụ mới ở các đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng nhằm phát huy tốt chức năng của quân đội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng XHCN, đồng thời trực tiếp đòi hỏi phải xây dựng quân đội "thực sự vững vàng, kiên định, nhạy bén về chính trị, có năng lực tiến công địch trên mặt trận chính trị, tư tưởng" [22] luôn luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VII cũng đã chỉ ra những nội dung cơ bản xây dựng quân đội về chính trị trong tình hình mới đó là: Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị của quân đội, nhất là trong sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện; phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng "thế trận lòng dân". Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng-văn hoá, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng chính trị trong quân đội, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc mà Đại hội IX của Đảng đã khẳng định. Đấu tranh
kiên quyết chống những quan điểm sai trái, vô hiệu hoá mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình", phi chính trị hoá quân đội của các thế lực thù nghịch; bồi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới. Chống mọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, mơ hồ, mất cảnh giác, cá nhân chủ nghĩa, tha hoá về đạo đức lối sống, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội. Xây dựng quân đội về chính trị đòi hỏi phải phát huy hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội trong mọi hoàn cảnh... Tất cả những nội dung trên phải được thực hiện tốt từ cơ sở trở lên với phương châm hướng mạnh hoạt động CTĐ, CTCT về cơ sở. Để xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị đòi hỏi phải xây dựng từng đơn vị cơ sở, từng quân nhân vững mạnh về chính trị, nhất là HSQ-BS đối tượng đông đảo ở cơ sở. Và một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng chính trị ở đơn vị là phải tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục chính trị cho HSQ-BS, nhất là giáo dục đường lối, chính sách, pháp luật và giáo dục, rèn luyện quản lý đạo đức lối sống quân nhân. Cần tăng cường giáo dục bồi dưỡng và rèn luyện để hình thành vững chắc những đức tính của "Anh bộ đội Cụ Hồ" trong HSQ-BS.
Ba là, yêu cầu xây dựng nhân tố chính trị-tinh thần của quân đội
khí công nghệ cao đặt ra đòi hỏi nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS.
Chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao là cuộc chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc tiến hành có sử dụng vũ khí công nghệ cao và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong chỉ huy, điều phối lực lượng, cùng các phương thức tác chiến thích ứng nhằm xâm lược và chống lại các nước có chủ quyền.
Đối với nước ta, trong những năm tới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù nghịch sẽ kết hợp chặt chẽ giữa đẩy mạnh hơn nữa chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ chống phá độc lập dân tộc và CNXH, đồng thời, chúng sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao đối với nước ta. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, phản nhân đạo được kẻ địch ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới nhất vào hoạt động quân sự, tiến hành chiến tranh. Do đó, về quy mô và tính chất ác liệt, tàn khốc của nó vượt xa chiến tranh phá hoại bằng B52 của Mỹ ở nước ta năm 1972. Chỉ trong thời gian ngắn, chiến tranh sẽ phá hủy nhiều cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và quân sự của đối phương. Dưới áp lực của cuộc tấn công bằng hoả lực của vũ khí công nghệ cao có thể diễn ra sự khủng hoảng mất phương hướng và dao động mạnh về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, chiến sỹ, nhất là HSQ-BS những người trực tiếp cầm súng chiến đấu trên tuyến đầu. Sự kết hợp giữa tấn công về hoả lực mạnh với tấn công về chính trị tư tưởng của địch có thể làm cho một số HSQ-BS xuất hiện những sai lầm nhận
thức, thái độ về chiến tranh, về kẻ thù, bi quan trước tương quan so sánh lực lượng và vũ khí trang bị giữa ta và địch; thiếu tin tưởng vào sức mạnh và khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang, của chiến tranh nhân dân; hoặc quá khiếp sợ trước uy lực vũ khí công nghệ cao, giảm khả năng tự vệ, sức chiến đấu dẫn đến mất sức chiến đấu cục bộ ở một số nơi. Chiến tranh càng kéo dài, cường độ tăng, sự tàn phá, hy sinh càng nhiều, nếu cuộc chiến đấu chống trả của ta không đạt hiệu quả cao thì sự hoang mang, lo sợ sẽ gia tăng, sẽ có một bộ phận HSQ-BS suy sụp, mất niềm tin, giảm sút ý chí chiến đấu, thoái thác nhiệm vụ. Đây là chiều hướng tác động tiêu cực, nguy hiểm đến chính trị tinh thần của quân đội và từng đơn vị khi phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc.
Để xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần cho quân đội và từng đơn vị đáp ứng yêu cầu đối phó thắng lợi với chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, xây dựng phẩm chất chính trị tinh thần cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở nhằm trực tiếp nâng cao nhận thức tư tưởng, củng cố niềm tin và rèn luyện ý chí chiến đấu cho bộ đội. Phải xây dựng được bản lĩnh chính trị vững vàng, tự tin, không bị bất ngờ, lúng túng khi chiến tranh xảy ra, nêu cao tinh thần dám đánh, biết đánh, quyết chiến, quyết thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của các thế lực thù địch.
Bốn là, nội dung chương trình giáo dục chính trị tại đơn vị tiếp
tục đổi mới phát triển, trực tiếp đặt ra yêu cầu cao về hiệu quả giáo dục cho HSQ-BS.
Do vận động, phát triển của thực tiễn nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở và nhu cầu nhận thức của HSQ-BS, theo chỉ đạo của Tổng cục Chính trị nội dung, chương trình giáo dục chính trị trong thời gian tới sẽ tiếp tục được đổi mới toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu các khối kiến thức; cả nội dung cơ bản và nội dung bổ trợ tương ứng với từng cấp độ: chương trình học tập chung hàng năm cho HSQ-BS, chương trình của chiến sĩ mới, chiến sĩ năm thứ nhất, chiến sĩ năm thứ hai, chiến sĩ năm thứ ba... "kết cấu nội dung chương trình tiếp tục được đổi mới hoàn thiện theo hướng giáo dục mở. Rõ nét nhất là việc đổi mới kết cấu chương trình HSQ-BS theo bậc thang tri thức, phù hợp với quá trình phát triển nhận thức và đặc thù môi trường giáo dục quân sự" [38]. Đồng thời năm 2005 là năm sẽ diễn ra Đại hội Đảng nhiệm kỳ các cấp trong quân đội tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Tại Đại hội nhiệm kỳ Đảng bộ các đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng sẽ tập trung tổng kết đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trên từng lĩnh vực trong nhiệm kỳ đã qua, thảo luận và thông qua phương hướng lãnh đạo nhiệm kỳ mới. Trong đó, việc lãnh đạo tư tưởng và giáo dục chính trị là một trong những nội dung trọng tâm của Đại hội. Đặc biệt, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng sẽ tập trung giải quyết sáng rõ và thiết thực hơn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, như: về phát triển kinh tế thị trường XHCN và các thành phần kinh tế, về đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong thời kỳ quá độ, về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới... Để tạo