Phương hướng, yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho hạ sỹ quan binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 87 - 94)

chính trị cho hạ sỹ quan- binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục chính trị cho HSQ-BS là một yêu cầu cấp thiết của công tác tư tưởng-văn hoá và CTĐ, CTCT ở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề có tính quy luật về hoạt động dạy học quân sự, về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn; về vai trò của nhân tố chính trị tinh thần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN trong tình hình mới; từ kinh nghiệm tiến hành công tác tư tưởng-văn hoá trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,

chống Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong xây dựng quân đội từ năm 1975 đến nay; quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 214/CT- ĐUQSTW về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng trong quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”; quán triệt phương hướng công tác tư tưởng-văn hoá của Đảng trong quân đội các năm 2004, 2005; căn cứ đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong tình hình mới, phương hướng cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay là:

Phát huy vai trò của mọi tổ chức, mọi lực lượng, phương tiện trong Binh đoàn, trước hết là cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, cán bộ chỉ huy, mọi cán bộ, đảng viên và ban chấp hành các tổ chức quần chúng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức, tiến hành giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị cho HSQ-BS theo hướng "giáo dục mở"; tập trung quán triệt sâu sắc những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm tư tưởng của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng bộ Quân đội; Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X của Đảng. Tập trung xây dựng cho HSQ-BS thật sự vững vàng, kiên định, nhạy bén về chính trị, có năng lực tiến công địch trên mặt trận tư tưởng, có ý chí quyết tâm phấn đấu, vượt lên mọi khó khăn gian khổ, mọi thử thách ác liệt, sẵn sàng nhận và

hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, tình thương yêu đồng chí, đồng đội. Bồi dưỡng và phát triển phẩm chất tốt đẹp "Bộ đội Cụ Hồ". Kiên định đấu tranh với mọi quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động; vô hiệu hoá mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, âm mưu "phi chính trị hoá quân đội" của các thế lực thù địch; ngăn chặn không để xảy ra "tự diễn biến", giảm sút niềm tin, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu trong HSQ-BS; khắc phục chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng trung bình chủ nghĩa vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội. Giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở phải góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của đơn vị, trước hết là chất lương chính trị tư tưởng làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của đơn vị trong tình hình mới. Giáo dục chính trị cho HSQ-BS cần tiếp tục quan tâm về mọi mặt, bảo đảm chi phí hợp lý, tiết kiệm, bám sát nhiệm vụ, sát thực tiễn, sát đối tượng HSQ-BS tạo sự chuyển biến toàn diện vững chắc cả về nhận thức trách nhiệm chính trị và hành động cách mạng của HSQ-BS.

Quán triệt phương hướng trên, để nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là, giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ

Đảng ủy Binh đoàn đến từng chi bộ; tiến hành đồng bộ thống nhất, giữ vững định hướng tư tưởng chính trị của Đảng, bám sát đối tượng HSQ-BS và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong tình hình mới.

Nhận thức và ý thức chính trị không hình thành một cách tự phát mà nó là kết quả của quá trình tác động tự giác. Muốn giáo dục chính trị trở thành một hoạt động tự giác của HSQ-BS, trước hết phải giúp họ tự nhận thức được: giáo dục chính trị không chỉ góp phần hình thành, phát triển trình độ chính trị, ý chí chiến đấu, nhân cách quân nhân theo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn cách mạng, từng nhiệm vụ, tình huống chiến đấu mà điều quan trọng là từ những kiến thức chính trị và những phẩm chất tốt được hình thành trong thời gian tại ngũ, trực tiếp thực hiện chức trách "người cầm súng"; những trải nghiệm cuộc sống được “rèn đúc” trong môi trường văn hoá quân sự sẽ là cơ sở hết sức thuận lợi để họ tiếp tục phấn đấu, phát triển trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khi trở về địa phương. Vì vậy, giáo dục chính trị cho HSQ-BS phải đặt

dưới sự lãnh đạo chặt chẽ từ Đảng ủy Binh đoàn đến các chi bộ, nhất là phát huy vai trò cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ chỉ huy ở cơ sở, đồng thời phải luôn quán triệt sâu sắc định hướng, quan điểm tư tưởng của Đảng, của Đảng uỷ Quân sự Trung ương; vận dụng đúng đắn sáng tạo vào thực tiễn nhiệm vụ chính trị ở đơn vị, bám sát đặc điểm, trình độ, khả năng nhận thức, tâm lý của đối tượng HSQ-BS để xác định mục tiêu,

phương hướng nội dung giáo dục đúng đắn, sát thực, triển khai đồng bộ, thồng nhất và có hiệu quả.

Hai là, giáo dục chính trị cho HSQ-BS tại đơn vị cơ sở Binh đoàn

Quyết thắng phải tập trung nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức sẵn sàng chiến đấu và ý chí, quyết tâm chiến đấu của bộ đội trong mọi tình huống, mọi nhiệm vụ.

Bản lĩnh chính trị là biểu hiện tập trung nhất của phẩm chất chính trị quân nhân; thể hiện rõ nét bản chất quan điểm, lập trường giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, bản chất truyền thống quân đội... của người quân nhân. Đây là những yếu tố chủ yếu do "giáo dục mà nên". Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới với sự tác động đa dạng phức tạp đến tư tưởng, nhận thức quân nhân đòi hỏi giáo dục cho HSQ-BS phải tập trung nâng cao sự kiên định, vững vàng cho quân nhân trước mọi tình huống, diễn biến phức tạp; không dao động lập trường chính trị, không rời bỏ vị trí chiến đấu trước mọi sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, của sự chống phá quyết liệt của kẻ thù đối với lực lượng vũ trang nhân dân; trước tính chất ác liệt, phá hủy lớn của chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc HSQ- BS luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ba là, giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng phải đạt được tính cơ bản, thiết thực, nâng cao tính đa dạng, phong phú, sinh động; thật sự cuốn hút, hấp dẫn bộ đội; trực

tiếp nâng cao nhận thức chính trị gắn với tạo chuyển biến tiến bộ về hành động cách mạng.

Để cuốn hút, hấp dẫn được bộ đội từ trong mỗi bài giảng chính trị cho đến toàn bộ chương trình, giáo dục chính trị cho HSQ-BS phải có sức thuyết phục cao. Muốn giáo dục chính trị có sức thuyết phục, cảm hoá cao phải triển khai đồng bộ, toàn diện, sáng tạo, linh hoạt và sát thực các khâu các bước từ xác định chủ trương phương hướng đến chuẩn bị mọi mặt và tổ chức giáo dục… Tuy nhiên, đối với các đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng hiện nay, có ba vấn đề mấu chốt, cấp thiết cần tập trung giải quyết đó là: nâng cao chất lượng chủ thể mà trọng tâm là đội ngũ cán bộ chính trị, giáo viên kiêm chức; tích cực cụ thể hoá, bổ sung và hoàn thiện nội dung giáo dục từ chương trình chung đến từng bài giảng và hoạt động giáo dục; tích cực đổi mới đa dạng hoá hình thức, phương pháp giáo dục chính trị sát với nhu cầu nhận thức, nhu cầu văn hoá tinh thần và chức trách nhiệm vụ HSQ-BS. Giáo dục phải đi sâu vào tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của HSQ-BS nhất là những nội dung cụ thể, ít nhiều có thắc mắc băn khoăn, do dự hoặc do nhận thức còn hạn chế... để giúp họ hiểu rõ vấn đề, đi đến đồng cảm, thông suốt, ủng hộ và tự nguyện tiếp nhận chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, từ đó quyết tâm, tự giác thực hiện và tuyên truyền giáo dục, vận động người khác cùng thực hiện. Để đạt đựoc yêu cầu trên, đòi hỏi chủ thể giáo dục phải được xây dựng có phẩm chất, năng lực toàn diện, có bước chuyển biến tiến bộ rõ rệt về nhận thức,

trách nhiệm đối với công tác giáo dục chính trị cho HSQ-BS; nội dung giáo dục phải được triển khai cơ bản, cụ thể hoá thiết thực hơn đối với đơn vị và đối tượng HSQ-BS; hình thức, phương pháp giáo dục phải khác phục tình trạng dập khuôn máy móc, lặp đi lặp lại nhàm chán…

Bốn là, giáo dục chính trị cho HSQ- BS phải tập trung khắc phục

được những hạn chế, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cơ sở hiện nay, góp phần đẩy mạnh xây dựng đơn vị VMTD.

Hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS là một thể thống nhất của hiệu quả tinh thần và hiệu quả thực tiễn và được thể hiện trên ba mức độ từ thấp đến cao, theo con đường tri thức - niềm tin - hành động thực tiễn. Mức độ hành động thực tiễn (tính tích cực) là trình độ cao nhất của hiệu quả giáo dục. Việc tham gia tích cực, tự giác vào việc khắc phục những hạn chế, yếu kém; đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong đơn vị vừa thể hiện tính tích cực trong thực hiện lao động quân sự, vừa thể hiện tính tích cực, xã hội XHCN. Thực tiễn ở Binh đoàn Quyết thắng hiện nay, bên cạnh những thành tích, ưu điểm nổi bật, vẫn còn một số hạn chế yếu kém là ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xây dựng đơn vị. Những hạn chế yếu kém này hầu hết có liên quan hoặc rơi vào đối tượng HSQ-BS nhất là về trình độ chính quy, ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết: giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng phải tập trung

vào khắc phục đi đến dứt điểm những hạn chế, yếu kém nổi lên, góp phần đẩy mạnh xây dựng đơn vị VMTD.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w