Tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, cơ quan chính trị, tổ chức chỉ huy, tổ chức

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 94 - 105)

ủy, tổ chức cơ sở đảng, cơ quan chính trị, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng đối với công tác giáo dục chính trị cho hạ sỹ quan- binh sỹ ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng

Tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm, đổi mới phương pháp, tác phong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức giáo dục chính trị cho HSQ-BS của cấp uỷ, tổ chức Đảng, người chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp, thực chất là nâng cao chất lưọng chủ thể giáo dục- một trong những nội dung, biện pháp hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay.

Theo Điều lệ công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức cơ sở Đảng ở đơn vị chiến đấu là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở đơn vị cơ sở. Lãnh đạo, tổ chức giáo dục chính trị cho HSQ-BS là một trong những nội dung công tác quan trọng hàng đầu của tổ chức cơ sở đảng và cơ quan chính trị tại đơn vị; là chức năng quan trọng thứ nhất của các tổ chức quần chúng. Tổ chức cơ sở đảng có đầy đủ quyền hạn và khả năng huy động mọi tổ

chức, mọi lực lượng, mọi phương tiện trong đơn vị thuộc quyền tiến hành giáo dục chính trị. Đồng thời, tổ chức, điều hành, chỉ huy quản lý giáo dục là chức trách, nhiệm vụ thường xuyên của người chỉ huy đơn vị. Mặt khác, từ thực trạng của hoạt động giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong những năm qua; từ kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở cho thấy, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị trước hết phải nâng cao chất lượng của chủ thể giáo dục, nhất là về trình độ, năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; năng lực tham mưu, chỉ đạo giáo dục của cơ quan chính trị; năng lực tổ chức giáo dục của chỉ huy các cấp; năng lực kết hợp giáo dục chính trị chung với giáo dục cho đoàn viên, thanh niên.

Yêu cầu đặt ra đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, người chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng là phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, mức độ tác động ảnh hưởng tích cực (nếu có phẩm chất, năng lực tốt, quan tâm đến giáo dục chính trị cho HSQ-BS), hoặc tiêu cực (nếu phẩm chất năng lực hạn chế, thiếu quan tâm đến giáo dục chính trị cho đối tượng này) của mình đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS trong giai đoạn hiện nay; thấy rõ tính cấp thiết của giáo dục chính trị nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực hành động thực tiễn của quân nhân trước những yêu cầu, nhiệm vụ có sự phát triển mới, trước tính chất gay go, phức tạp,

quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và việc chống “tự diễn biến” trong đơn vị. Luôn có chủ trương, biện pháp lãnh đạo tổ chức giáo dục chính trị sát thực, hiệu quả.

Để tạo sự chuyển biến tiến bộ về nhận thức, trách nhiệm, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:

*Đối với cấp uỷ, tổ chức đảng ở đơn vị cơ sở

Phải coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng ở đơn vị cơ sở Binh đoàn, trước hết là về năng lực lãnh đạo và tổ chức giáo dục chính trị cho HSQ-BS và đoàn viên thanh niên, đồng thời tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở từng chi bộ, đảng bộ, đảm bảo cấp uỷ, tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên trong đơn vị, nhất là cán bộ cấp phân đội vừa có khả năng tham gia vào các hoạt động giáo dục chính trị cho HSQ-BS tại đơn vị vừa là tấm gương tiêu biểu về “tự giáo dục”.

Cấp ủy cơ sở đảng phải quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng, trực tiếp là nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, nghị quyết của Đảng ủy Binh đoàn, sư đoàn, chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, Cục Chính trị Binh đoàn, phòng chính trị sư đoàn về giáo

dục chính trị cho HSQ-BS. Nắm vững mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, nội dung giáo dục, đối tượng HSQ-BS, thực trạng mạnh, yếu của công tác giáo dục chính trị cho HSQ-BS và thực tiễn nhiệm vụ của đơn vị, chủ động ra nghị quyết lãnh đạo, giáo dục chính trị cho HSQ-BS. Có thể ra nghị quyết lãnh đạo chuyên đề theo từng năm, từng giai đoạn huấn luyện, hoặc đưa nội dung lãnh đạo giáo dục chính trị vào nghị quyết lãnh đạo thường kỳ của đảng ủy cơ sở, các đảng ủy bộ phận và chi bộ. Nghị quyết phải đề cao tính chiến đấu, đánh giá rõ những tác động thuận lợi, khó khăn, thực trạng nguyên nhân, nhất là nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra được chủ trương biện pháp lãnh đạo phù hợp; có chỉ tiêu phấn đấu, phân công và quy rõ trách nhiệm cho từng cấp ủy viên phụ trách. Sau khi có nghị quyết phải tổ chức quán triệt, triển khai cụ thể và thực hiện chặt chẽ. Trên cơ sở lãnh đạo toàn diện, cấp ủy đảng các cấp cần tập trung lãnh đạo các khâu quan trọng như: nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy vai trò của các cấp ủy viên và của cả hệ thống tổ chức đảng trong đơn vị, đảm bảo lãnh đạo thông suốt từ trên xuống dưới, phát huy vai trò của tổ chức chỉ huy, cơ quan chính trị, đoàn thanh niên trong thực hiện nghị quyết của đảng uỷ, chi bộ.

Coi trọng lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên kiêm chức, báo cáo viên, tuyên truyền viên; đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giáo dục chính trị với các hoạt động khác của CTĐ, CTCT, công tác tư

tưởng-văn hoá như: đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng, xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng... Làm tốt công tác kiểm tra quán triệt và thực hiện nghị quyết trong toàn đảng bộ; uốn nắn kịp thời những lệch lạc về nhận thức và hành động của mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi người đối với hoạt động giáo dục chính trị cho HSQ-BS. Lãnh đạo phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghị quyết, bảo đảm thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung giáo dục chính trị; đặc biệt là đội ngũ bí thư chi bộ đại đội, bí thư đảng ủy bộ phận tiểu đoàn, các ủy viên, cán bộ, đảng viên trực tiếp tổ chức giáo dục chính trị cho HSQ-BS. Khắc phục tình trạng: Nghị quyết lãnh đạo chung chung, chủ trương, biện pháp không sát đúng, phù hợp; sau khi có nghị quyết không quán triệt kỹ và thực hiện triệt để, khoán trắng cho cơ quan chính trị và cán bộ chính trị, không phân công, quy trách nhiệm rõ ràng, đảng viên thiếu gương mẫu, kiểm tra không chặt chẽ...

*Đối với cơ quan chính trị.

Cơ quan chính trị là cơ quan tham mưu cho đảng ủy, chỉ huy và trực tiếp tổ chức, điều hành và đảm nhiệm CTĐ, CTCT trong đơn vị, trong đó giáo dục chính trị cho HSQ-BS là một nội dung cơ bản, là trung tâm định hướng điều hành tổ chức mọi hoạt động CTĐ, CTCT trong đơn vị. Hiệu quả giáo dục chính trị cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tham mưu, hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan chính trị. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị

phải phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan chính trị. Để nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS, cơ quan chính trị cần làm tốt những nội dung sau:

Trước hết phải xây dựng cơ quan chính trị vững mạnh, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Thường xuyên chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao phẩm chất năng lực cho đội ngũ trợ lý, đặc biệt là năng lực tham mưu, hướng dẫn theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra hoạt động giáo dục chính trị. Luôn nắm chắc nghị quyết của đảng ủy cơ sở, hướng dẫn của Bí thư đảng ủy, chỉ thị hướng dẫn của cấp trên và thực trạng giáo dục chính trị ở đơn vị mình, kịp thời tham mưu cho đảng ủy, chỉ huy về nội dung, chương trình, thời gian, kế hoạch giáo dục chính trị cho HSQ-BS để đảng ủy có chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, người chỉ huy có biện pháp tổ chức, quản lý, điều hành chặt chẽ, thống nhất.

Cơ quan chính trị phải trực tiếp lập kế hoạch giáo dục chính trị cho HSQ-BS. Việc lập kế hoạch phải chủ động, chính xác, khoa học, đầy đủ nội dung, thời gian, đối tượng, cơ sở vật chất đảm bảo, người phụ trách, hình thức, phương pháp sử dụng. Sau khi lập kế hoạch phải hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan tham mưu đưa chương trình giáo dục chính trị cho HSQ-BS vào kế hoạch huấn luyện, công tác chung, thống nhất của đơn vị; nhanh chóng kiện toàn các tổ giáo viên và dự kiến nội dung, phương pháp tổ chức tập huấn giáo dục chính trị cho cán bộ chính trị. Chỉ đạo, tổ chức giáo dục chính trị phải luôn bám sát kế hoạch đã phê chuẩn, duy trì đúng quy trình,

quy chế giáo dục chính trị; kết hợp chặt chẽ giáo dục chính trị với các hoạt động khác của CTĐ, CTCT, huấn luyện quân sự, hậu cần, kỹ thuật...Triển khai và quản lý tiến độ, nội dung phải chặt chẽ, đồng bộ, thông qua giao ban, hội ý, gửi các văn bản hướng dẫn, tài liệu xuống đến tiểu đoàn, đại đội, cử trợ lý cơ quan chính trị trực tiếp xuống hướng dẫn, giúp đỡ đơn vị, kết hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tránh nhầm lẫn, bỏ sót nội dung.

Cơ quan chính trị phải tiến hành và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt việc đăng ký thống kê theo dõi, quản lý chất lượng hiệu quả, nắm và đánh giá đúng thực trạng kết quả giáo dục; đổi mới phương pháp kiểm tra, kết hợp cả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất. Kết thúc giáo dục chính trị có thể lập đoàn kiểm tra đủ thành phần, kiểm tra chéo toàn diện giữa các đơn vị để đánh giá kết quả một cách chính xác, khách quan. Nội dung kiểm tra hướng vào cả chủ thể và đối tượng như: công tác chuẩn bị thực hành giáo dục chính trị của đội ngũ giáo viên kiêm chức, báo cáo viên, tuyên truyền viên, từ giáo án, sổ sách, đến năng lực tổ chức, tiến hành một bài giảng; việc hướng dẫn và điều hành thảo luận ở tổ; tổ chức phát động phong trào hành động sau bài học chính trị, quán triệt nghị quyết của Đảng; việc tổ chức, thực hành các hoạt động thông báo thời sự chính trị, tổ chức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, hoạt động phòng Hồ Chí Minh, phổ biến kinh nghiệm chiến đấu... kết hợp với các ngành khác hoặc trực tiếp kiểm tra đánh giá hiệu quả chuyển hoá về nhận thức, tư tưởng và hành động của HSQ-BS thông qua kết quả huấn

luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy; kết quả công tác hậu cần, kỹ thuật, tỷ lệ chiến sĩ giỏi, chất lượng đảng viên, tổ chức Đảng; đoàn viên và tổ chức Đoàn... Đánh giá hiệu quả nhất thiết phải căn cứ vào những tiêu chí cụ thể đã được thống nhất.

Khắc phục tình trạng cơ quan chính trị và đội ngũ trợ lý non kém về trình độ lý luận chính trị, chỉ đạo chung chung, nửa với; biểu hiện quan liêu, xa rời thực tiễn, tham mưu không “trúng, đúng”, làm kế hoạch mang tính đối phó, tổ chức giáo dục chạy theo thanh toán chương trình hoặc số liệu đơn thuần, phô trương hình thức, tùy tiện; buông lỏng kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo, không nắm được thực chất mặt công tác này; hiệp đồng với cơ quan tham mưu không chặt chẽ dẫn đến chồng chéo trong quá trình triển khai kế hoạch giáo dục.

* Đối với hệ thống tổ chức chỉ huy.

Hệ thống tổ chức chỉ huy ở đơn vị cơ sở là trung tâm chỉ huy thống nhất, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở đơn vị, trong đó có giáo dục chính trị. Để nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS ở đơn vị cơ sở Binh đoàn Quyết thắng trong giai đoạn hiện nay một trong những vấn đề cốt yếu là phải tạo chuyển biến về nhạn thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống tổ chức chỉ huy và đội ngũ cán bộ chỉ huy tại đơn vị, đây còn là vấn đề xuất phát từ thực trạng giáo dục chính trị ở Binh đoàn và do những yêu cầu mới về huấn luyện quan sự, chính trị đặt ra hiện nay. Để

đạt được yêu cầu trên cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:

Hệ thống tổ chức chỉ huy, trước hết là cán bộ chủ trì các cấp ở đơn vị cơ sở phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho HSQ-BS trong giai đoạn hiện nay; xác định rõ thái độ, trách nhiệm đối với hoạt động này. Tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chính trị quân sự, khoa học quản lý bộ đội; nghiên cứu nắm chắc nội dung chương trình giáo dục chính trị cho từng đối tượng HSQ-BS; quán triệt, nắm chắc chỉ lệnh huấn luyện của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, của Tư lệnh Binh đoàn, chỉ thị CTĐ, CTCT, kế hoạch, hướng dẫn giáo dục chính trị hàng năm của Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp; nghị quyết lãnh đạo của đảng ủy các cấp, nhất là nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng cấp mình, nội dung, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho từng đối tượng HSQ-BS và tình hình thực tiễn ở mỗi đơn vị. Cơ quan tham mưu, chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng về quân sự phải chủ động phối hợp với cơ quan chính trị và phó chỉ huy trưởng về chính trị đưa kế hoạch giáo dục chính trị cho HSQ- BS vào kế hoạch hoạt động chung của đơn vi. Chấp hành chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên; nghị quyết lãnh đạo và phân công của cấp ủy, theo chức trách của mình, người chỉ huy nghiên cứu kỹ kế hoạch giáo dục chính trị cho HSQ-BS, chủ động hiệp đồng với cơ quan chính trị, cán bộ chính trị để xây dựng lịch huấn luyện và tổ chức

giáo dục chính trị cho HS-BS đảm bảo thời gian, đối tượng, nội dung, huy động tối đa quân số tham gia học tập, không nhầm lẫn, bỏ sót đối tượng. Duy trì chặt chẽ chế độ sinh hoạt học tập và kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị với các hoạt động khác của đơn vị như huấn luyện quân sự, hậu cần, kỹ thuật, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, xây dựng đơn vị cơ sở VMTD, tạo nên sức mạnh tổng hợp để tổ chức giáo dục chính trị và xây dựng đơn vị. Bảo đảm chỉ huy thống nhất, điều hành hoạt động giáo dục chính trị nhịp nhàng, đồng bộ với các hoạt động và nhiệm vụ trong kế hoạch tổng thể, từ trên xuống đến phân đội. Mỗi cán bộ chỉ huy phải tích

Một phần của tài liệu ĐỀ tài KHOA học CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ (Trang 94 - 105)