Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng dự toán thuế

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 34 - 40)

Trong giai đoạn từ năm 2005 trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Thái Nguyên luôn là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xứng đáng là một trung tâm khu vực kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác lập dự toán thuế, trong giai đoạn 2005 – 2009 Cục thuế Thái Nguyên đã quan tâm tới công tác lập dự toán thuế hàng năm.

BAN LÃNH ĐẠO: CỤC TRƯỞNG VÀ 3 PHÓ CỤC TRƯỞNG Phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Phòng Kê khai và Kế toán thuế Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Phòng Kiểm tra thuế Phòng Thanh tra thuế Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ Phòng Tin học

Bộ máy giúp việc Bộ máy giúp việc

Bảng 3: Dự toán thuế giai đoạn 2005 - 2009

TT Diễn giải 2005 2006 2007 2008 2009

1 Dự toán thuế 465.000 565.320 745.350 922.500 1.207.000 2 Tỷ lệ tăng trưởng dự toán thuế (%) 114% 115% 116% 116% 114% 2 Tỷ lệ tăng trưởng dự toán thuế (%) 114% 115% 116% 116% 114% 3 GDP tỉnh Thái Nguyên (%) 8,90% 10,80% 12,16% 11,00% 9,00% 4

So sánh tỷ lệ tăng trưởng dự toán thuế với GDP (%)

157,2% 134,5% 134,0% 145,0% 159,1% Nguồn Cục thuế Thái Nguyên Nguồn Cục thuế Thái Nguyên

Dự toán thuế hàng năm được tổng hợp trên cơ sở lập dự toán thu theo khối doanh nghiệp, thu theo từng sắc thuế theo quy định.

Dự toán thuế giai đoạn 2005 – 2009 qua bảng 3, tỷ lệ tăng trưởng dự toán thuế hàng năm đều cao hơn mức tăng trưởng GDP của tỉnh Thái Nguyên, cho thấy phương pháp tính dự toán số thu đảm bảo yêu cầu.

2.2.1.1 Cơ cấu nguồn thu theo khối doanh nghiệp trong dự toán thuế

Bảng 4: Cơ cấu nguồn thu theo các khối doanh nghiệp trong dự toán thuế Cơ cấu nguồn thu dự toán xây dựng TT Nguồn thu Tỷ trọng hợp lý (%) 2005 (%) 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%) 2009 (%) 1 Thu từ khối DNNN 25 - 30 26,31 26,76 25,65 29,05 29,61 2 Thu từ khối DN có vốn ĐTNN 2-4 0,91 1,46 1,84 3,01 7,16 3

Thu từ khối công thương nghiệp - ngoài quốc doanh

15-20 17,75 21,43 20,91 24,03 17,12

4 Thu từ đất 15-20 29,52 26,22 29,01 19,48 19,09

5 Thu thuế thu nhập cá nhân 4-6 0,43 0,68 2,13 1,61 3,52 6 Thu phí, lệ phí khác 20-25 25,07 23,44 20,45 22,81 23,50

Cơ cấu nguồn thu theo khối doanh nghiệp trong dự toán thuế trong giai đoạn 2005 – 2009, được trình bày qua bảng 4 cho thấy:

Số lượng doanh nghiệp thuộc khối DNNN chiếm tỷ trọng rất bé trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, nhưng đa số các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh thu cao, hoạt động hiệu quả lại nằm trong khu vực này. Những năm 2005 – 2007, khối DNNN được dự toán chiếm tỷ trọng từ 25% – 26% trong tổng dự toán thuế của cục thuế Thái Nguyên. Năm 2008, có sự biến động mạnh của giá sắt thép( bắt đầu biến động từ cuối năm 2007, là tỉnh có thế mạnh về sản xuất kinh doanh thép với các doanh nghiệp đầu ngành như công ty gang thép Thái Nguyên, công ty cán thép Gia Sàng, tỷ lệ đã được dự toán lên trên 29%. Kết quả trên cho thấy công tác dự toán thu từ khối DNNN đã bao quát được tình hình để tính đúng, tính đủ nguồn thu trong dự toán thuế.

Số lượng các doanh nghiệp thuộc khối công thương nghiệp - ngoài quốc doanh trong những năm vừa qua ở Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ, tỷ trọng dự toán cho khu vực này từ 2005 – 2007 chiếm khoảng 17-21% trong dự toán thuế. Năm 2008, cùng với sự đi lên của giá thép kéo theo kết quả nộp thuế từ các sắc thuế GTGT tăng mạnh của các doanh nghiệp khối ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỷ trọng dự toán của khối ngoài quốc doanh tăng lên 24%. Sự suy thoái kinh tế cuối năm 2008, là các doanh nghiệp nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất đã được lường trước khi lập dự toán thu cho khối này, nên tỷ trọng dự toán thu của khối năm 2009 chỉ còn 17% trong tổng dự toán thuế. Kết quả trên cho thấy công tác dự toán thu từ khối công thương nghiệp – ngoài quốc doanh đã bao quát được tình hình để tính đúng, tính đủ nguồn thu trong dự toán thuế.

Tuy nhiên qua bảng 4 cho thấy, tỷ trọng dự toán từ khối doanh nghiệp ĐTNN trong cả 5 năm trong giai đoạn 2005 - 2009 không đạt yêu cầu đề ra trong dự toán thuế. Trong những năm lại đây, Thái Nguyên có rất nhiều dự án của các nhà đầu tư nước ngoài triển khai ở tỉnh( nguồn thu thuế GTGT, thuế tài nguyên…), kéo theo đó là lực lượng đông chuyên viên kỹ sư, nhà thầu nước ngoài về làm việc( nguồn thu

của thuế TNCN, thuế thu nhập nhà thầu nước ngoài), nhưng các năm 2005 – 2007 tỷ trọng dự toán thu quá thấp dưới 2% - ngưỡng sàn. Suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, chính sách hạn chế xuất khẩu quặng được đưa ra, biến động mạnh của tỷ giá ngoại tệ nhưng năm 2009 tỷ trọng sự toán thu từ khối ĐTNN không giảm mà lại tăng 7% (Tăng gấp đôi năm 2008). Kết quả trên do thấy công tác lập dự toán thu theo khối doanh nghiệp ĐTNN không đạt yêu cầu, không bao quát đúng đủ số thuế từ khối ĐTNN. Nguyên nhân, do số lượng doanh nghiệp thuộc khối này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không nhiều, công tác dự toán chưa được chú trọng số dự toán số thu năm sau dựa trên số thực hiện năm trước với một tỷ lệ tăng nhất định, mà không thực hiện thu thập đầy đủ thông tin về tình hình thực tế triển khai dự án của các doanh nghiệp này, không thực hiện phân tích các nhân tố tác động như suy thoái kinh tế, biến động giá xăng dầu, tỷ giá ngoại tệ tăng, chính sách nhà nước về hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng… có thể ảnh hưởng tới kết quả thu nộp của khu vực đầu tư nước ngoài từ đó đánh giá các rủi ro tiềm ẩn sự gia tăng, sụt giảm nguồn thu của năm sau một cách chính xác; chưa thành lập các bộ phận chuyên trách theo dõi chi tiết khối doanh nghiệp ĐTNN;

2.2.1.2 Cơ cấu nguồn thu theo sắc thuế trong dự toán thuế

Cơ cấu nguồn thu dự toán xây dựng TT Chỉ tiêu Tỷ trọng hợp lý 2005 2006 2007 2008 2009 1 Thuế TNDN 7-12 8,23% 8,79% 9,30% 13,33% 7,52% 2 Thuế GTGT 30 - 40 33,95% 36,79% 35,31% 39,31% 40,71% 3 Thuế thu nhập cá nhân 4-6 0,43% 0,68% 2,13% 1,61% 3,52% 4 Thuế khác 4-6 2,80% 4,08% 3,80% 3,45% 5,66% 5 Thu từ đất 15-20 29,52% 26,22% 29,01% 19,48% 19,09% 6 Thu phí, lệ phí khác 20-25 25,07% 23,44% 20,45% 22,81% 23,50% Cộng 100 100% 100% 100% 100% 100%

Tỷ trọng nguồn thu theo sắc thuế trong dự toán thuế được trình bày qua bảng 5 cho thấy:

Thuế GTGT là sắc thuế gián thu. Thái Nguyên là tỉnh có lợi thế giầu tài nguyên khoáng sản ( than, quặng), nên đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép có rất ít thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( do làm từ khâu khai thác đến sản xuất) nên thuế GTGT nộp lớn tỷ trọng thuế GTGT của sắc thuế GTGT trong dự toán thuế rất cao (33-35%). Năm 2008 tỷ trọng dự toán lên trên 39% do ảnh hưởng theo của sự biến động tăng giá sắt thép – sản phẩm đầu ra. Sự suy giảm kinh tế cuối năm 2008, nhưng đa số các doanh nghiệp lớn đều trụ vững, hơn nữa sự phát triển của các ngành dịch vụ, ngân hàng trên địa bàn tỉnh cuối năm 2008 cũng đóng góp vào việc dự toán tăng số nộp cũng như tỷ trọng thuế GTGT năm 2009 trong dự toán thuế. Kết quả trên cho thấy công tác dự toán thu từ sắc thuế GTGT đã bao quát được tình hình để tính đúng, tính đủ nguồn thu trong dự toán thuế.

Thuế TNDN là thuế đánh trên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Thuế TNDN được dự toán hàng năm chiếm tỷ trọng 8% – 9% trong dự toán thuế. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép khi có sự biến động tăng giá từ quý 3 năm 2007, bên cạnh đó năm 2008 là năm du lịch tỉnh Thái Nguyên, kỳ vọng số thuế TNDN sẽ tăng cao từ kết quả của các ngành sắt thép, dịch vụ đem lại, tỷ trọng dự toán của thuế TNDN năm 2008 tăng lên 13%. Suy thoái kinh tế cuối năm 2008, làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản được sẽ ảnh hưởng đến số nộp thuế TNDN vào năm 2009, từ đó dự toán tỷ trọng thu từ sắc thuế này chiếm khoảng 7,5% trong dự toán thuế. Kết quả trên cho thấy công tác dự toán thu từ sắc thuế TNDN đã bao quát được tình hình để tính đúng, tính đủ nguồn thu trong dự toán thuế.

Tuy nhiên qua bảng 5 cho thấy tỷ trọng thu thuế TNCN trong cả giai đoạn 2005 – 2009 được cục thuế Thái Nguyên xây dựng chưa hợp lý.

*. Đối với thuế TNCN là một sắc thuế đánh trên thu nhập của mỗi cá nhân đến mức chịu thuế. Trong giai đoạn 2005-2008 thuế TNCN của cục thuế Thái Nguyên chủ yếu thu từ các dự án có chuyên gia nước ngoài làm việc, thu của các nhà thầu

nước ngoài không hoạt động theo luật Doanh nghiệp Việt Nam. Nên dự toán thu của sắc thuế chiếm tỷ trọng khoảng 1%-2% trong dự toán thuế. Năm 2009 khi luật thuế TNCN, hộ kinh doanh cá thể chuyển từ hình thức nộp thuế TNDN sang nộp thuế TNCN, số liệu dự toán của sắc thuế TNCN tăng lên chiếm khoảng 3,5%. Tuy nhiên đối chiếu kết quả này với cơ cấu hợp lý thấy tỷ trọng trên vẫn chưa đạt yêu cầu. Kết quả trên cho thấy công tác dự toán sắc thuế này của cục thuế Thái Nguyên còn chưa bao quát được đầy đủ thu nhập của cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, số lượng người có thu nhập đến ngưỡng nộp thuế, từ đó dự toán chưa đúng tiền thuế của thuế TNCN của các cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tổng dự toán thuế.

Nguyên nhân trong suốt giai đoạn 2005 – 2009 cục thuế Thái Nguyên chưa chú trọng đến sắc thuế TNCN ( năm 2008 trở về trước sắc thuế này có tên là thuế thu nhập cao). Công tác thu thập thông tin về các khoản thu nhập liên quan đến cá nhân không đầy đủ ( một phần do từ năm 2007 trở về trước các khoản tiền lương, tiền công của cá nhân đều được thanh toán bằng tiền mặt rất khó kiểm soát; mặt khác do cơ quan thuế chưa thành lập bộ phận theo dõi chuyên sâu về mảng thu nhập cá nhân, chưa có các ứng dụng tin học hỗ trợ theo dõi quản lý thuế TNCN tại cơ quan thuế) nên khi dự toán đã không đánh giá đúng tình hình thu nhập của các cá nhân trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Công tác cấp MST cá nhân còn chậm; Chưa có ứng dụng tin học hỗ trợ việc theo dõi tình hình hình kê khai thuế TNCN; trình độ chuyên môn một số cán bộ làm công tác dự toán chưa đạt yêu cầu.

2.2.1.3 Đánh giá chung về công tác lập dự toán thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tổng quan giai đoạn 2005 – 2009 công tác dự toán thuế của cục thuế Thái Nguyên đã đáp ứng được yêu cầu quản lý, phương pháp tính. Tuy nhiên qua phân tích chi tiết cơ cấu dự toán thu theo khối doanh nghiệp và cơ cấu thu theo sắc thuế cho thấy, số dự toán thu theo khối doanh nghiệp ĐTNN và số dự toán thu của sắc thuế TNCN chưa tính đúng, tính đủ.

Nguyên nhân, Thu thập thông tin không đầy đủ liên quan đến hoạt động của khối các doanh nghiệp ĐTNN, chưa bao quát được số lượng NNT cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng như liên quan đến sắc thuế TNCN, chưa thành lập các bộ phận chuyên trách theo dõi chi tiết khối ĐTNN, chưa có ứng dụng tin học hỗ trợ việc theo dõi tình hình hình kê khai riêng sắc thuế TNCN. Công tác cấp MST cá nhân còn chậm ( đối với các khối DNNN, DN ngoài quốc doanh đã có bộ phận theo dõi chuyên sâu, thuế TNDN, thuế GTGT, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đã có các ứng dụng tin học hỗ trợ việc kê khai, tính thuế).

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 34 - 40)