Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện dự toán thuế của cục thuế Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2009.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 40 - 49)

thuế Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2009.

2.2.2.1 Phân tích kết quả thực hiện các thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính được đánh giá qua các công tác quản lý kê khai và kế toán thuế ( chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ nộp đúng hạn, tỷ lệ nộp thuế), công tác quản lý nợ ( tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khó thu), công tác hoàn thuế ( tỷ lệ hồ sơ được giải quyết hoàn, tỷ lệ thu hồi tiền hoàn thuế).

*. Công tác quản lý kê khai và kế toán thuế:

*. Công tác quản lý kê khai: Số liệu qua bảng 6 cho thấy, trong giai đoạn 2005 – 2009 tỷ lệ hồ sơ nộp đúng hạn luôn đạt trên 95% - nhưng tỷ lệ này chưa đạt yêu cầu tổng cục đề ra ( trên 98%). Bảng 6: Tỷ lệ nộp hồ sơ đúng hạn, nộp thuế Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Yêu cầu 98% 98% 98% 98% 98% 1 Tỷ lệ hồ sơ nộp đúng hạn Thực hiện 95% 96% 96% 97% 97% Yêu cầu 90% 90% 90% 90% 90% 2 Tỷ lệ nộp thuế Thực hiện 91% 95% 93% 91% 93%

Kết quả trên cho thấy công tác quản lý kê khai thuế đã có nhiều đổi mới theo hướng độc lập, đơn giản thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kê khai. Cơ chế “ Một cửa” đi vào thực hiện từ năm 2007 – đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính của cục thuế Thái Nguyên. Bộ phận một cửa đi vào hoạt động đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người nộp thuế trong việc kê khai thuế, lập hồ sơ thuế đầy đủ, đúng quy định. Người nộp thuế không phải đi lại nhiều lần, qua nhiều bộ phận, phòng ban. Các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý kê khai thuế được triển khai thực hiện và nâng cấp thường xuyên, đặc biệt năm 2008, cục thuế Thái Nguyên đã triên khai ứng dụng công nghệ mã vạch 2 chiều và công tác quản lý kê khai ở cục thuế và tất cả các chi cục.

Tuy nhiên kết quả trên cho thấy vẫn còn một tỷ lệ nhất định người nộp thuế chưa nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn dẫn đến công tác quản lý kê khai thuế chưa đạt yêu cầu đề ra. Nguyên nhân do một số người nộp thuế cố tính không nộp hồ sơ khai thuế, nộp chậm tờ khai. Để người nộp thuế chưa tự giác nộp tờ khai theo quy định một phần do công tác tuyên truyền người nộp thuế chưa tốt, chưa đảm bảo vai trò hỗ trợ NNT biết, hiểu rõ các quy định của pháp luật thuế khi tham gia sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT. Bên cạnh đó, trên thực tế một số cán bộ làm công tác quản lý theo dõi tình kê khai của người nộp thuế còn chưa tốt, chưa bao quát hết hồ sơ phải nộp nên để tình trạng người nộp thuế không nộp tờ khai, nộp chậm tờ khai – là một trong những nguyên nhân để tình trạng người nộp thuế bỏ địa điểm kinh doanh, bỏ trốn không phát hiện kịp thời, gây thất thu tiền thuế cho NSNN. Ứng dụng tin học vào quản lý kê khai thuế còn chưa được liên kết với các ứng dụng khác trong quản lý thuế nên chưa phát huy được ưu thế hỗ trợ thống kê tình hình khai thuế của NNT cho cán bộ thuế.

*. Công tác kế toán thuế: Tỷ lệ nộp thuế giai đoạn 2005 – 2009 qua bảng 6 luôn đạt trên 90% số thuế phải nộp – đảm bảo thu kịp thời tiền thuế cho NSNN theo yêu cầu đề ra. Số liệu trên phản ánh hiệu quả công tác kế toán thuế phối hợp với các cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước, thực hiện tốt đề án hiện đại hóa thu nộp

liệu được cập nhật thường xuyên, phản ánh đúng, đủ số thuế đã thu, đáp ứng kịp thời công tác chỉ đạo điều hành thu thuế của cục thuế và các chi cục thuế.

*. Công tác quản lý nợ:

Bảng 7: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó thu trong tổng tiền nợ thuế

Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Yêu cầu <10% <10% <10% <10% <10% 1 Tỷ lệ nợ quá hạn Thực hiện 17% 21% 20% 13% 13% Yêu cầu <0.05% <0.05% <0.05% <0.05% <0.05% 2 Tỷ lệ nợ khó thu Thực hiện 0% 0% 0% 1% 1% 3 Nợ thuế 48.325 30.795 57.411 104.340 100.857 a + Nợ khó thu 0 0 3 629 641 b + Nợ chờ xử lý 0 0 2.595 8.550 3.409 c + Nợ quá hạn 8.238 6.458 11.528 13.687 12.875 d + Nợ trong hạn 40.087 24.337 43.285 81.474 83.932 Nguồn Cục thuế Thái Nguyên

Công tác quản lý thu nợ, trong những năm qua cục thuế Thái Nguyên đã tăng cường rà soát lại tất cả các khoản nợ thuế, phí của từng doanh nghiệp, ở từng phòng thu, từng chi cục thuế quản lý. Qua rà soát, đối chiếu đã xác định đúng số thuế còn nợ, xử lý xóa nợ đối với các khoản nợ ảo, nợ do sai sót trong quá trình nhập dữ liệu; đồng thời đã phân loại được theo tình trạng nợ (nợ đúng hạn, nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ khó thu …).

Tuy nhiên qua bảng số liệu 7 cũng cho thấy, giai đoạn 2005 – 2009 tỷ lệ nợ quá hạn của cục thuế Thái Nguyên không đạt yêu cầu khi cả giai đoạn đều vượt trên 10% ( chỉ số này theo yêu cầu của tổng cục giao hàng năm dưới 10%). Kết quả trên

cho thấy bộ phận quản lý nợ thuế chưa thực hiện tốt các chức năng theo dõi, thông báo và đốc thu nợ thuế của mình.

Tỷ lệ nợ khó thu của 2005 – 2007 là 0%, phản ánh công tác theo dõi nợ thuế người nộp thuế của cục thuế Thái Nguyên rất tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ khó thu của 2 năm 2008, 2009 gia tăng và cao hơn mức cho phép của ngành, cho thấy công tác quản lý nợ 2 năm gần đây đã không đạt yêu cầu đề ra. Nguyên nhân trong những năm vừa qua, bộ phận kiểm tra đã không thực hiện kiểm tra quyết toán các khoản thu nộp NSNN với một số đơn vị dẫn đến tình trạng đơn vị đã phá sản, giải thể nhưng tiền nợ thuế vẫn còn, gây ra tình trạng nợ khó thu. Bên cạnh đó phải kể đến một nguyên nhân khác gây ra tình trạng nợ khó thu đó là bộ phận quản lý thông tin NNT không tốt để xảy ra tình trạng NNT bỏ địa điểm kinh doanh, mất tích; bộ phận quản lý nợ thuế chưa thực hiện các chức năng theo dõi, thông báo và đốc thu nợ thuế cho NNT một cách thường xuyên, kịp thời – dẫn đến không phát hiện kịp thời tình trạng người nộp thuế nợ tiền thuế bỏ địa điểm kinh doanh, mất tích (khi thông báo tiền thuế nợ NSNN không có người nhận, hoặc bị trả về ) dẫn đến nợ khó thu .

Như vậy, công tác quản lý nợ hai năm gần đây chưa đạt yêu cầu đề ra. Nguyên nhân do cán bộ chưa thực hiện các chức năng theo dõi, thông báo và đốc thu nợ thuế cho NNT đúng theo quy trình, chưa áp dụng triệt để các biện pháp cưỡng chế thu, bộ phận kiểm tra đã không thực hiện kiểm tra quyết toán các khoản thu nộp NSNN theo quy định, Bộ phận quản lý thông tin NNT thực hiện không tốt để NNT bỏ địa điểm kinh doanh, mất tích, các ứng dụng CNTT vào quản lý nợ chưa đáp ứng được yêu cầu.

*. Công tác hoàn thuế

Cùng với việc giám sát chặt chẽ hồ sơ khai thuế của NNT, cục thuế còn chỉ đạo các phòng chức năng, các chi cục thuế hướng dẫn, giải quyết kịp thời, đúng trình tự, thủ tục các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp và góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương. Kết quả hoàn thuế qua các năm được thống kê qua bảng 8:

Bảng 8: Kết quả công tác hoàn thuế

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

1 Tổng số hồ sơ đề nghị hoàn 108 115 128 181 174

2 Tổng số hồ sơ hoàn 105 113 125 179 171 3 Số tiền thuế đã hoàn 99.239 97.287 138.581 348.856 216.188 4 Số tiền thuế thu hồi hoàn 1.534 434 1.809 3.059 8.019

Yêu cầu >98% >98% >98% >98% >98% 5 Tỷ lệ giải quyết

hồ sơ hoàn thuế Thực hiện 97% 98% 98% 99% 98%

6 Tỷ lệ thu hồi tiền hoàn thuế 2% 0% 1% 1% 4%

Nguồn Cục thuế Thái Nguyên

Số liệu trên biểu 8 cho thấy, giai đoạn 2005 – 2009 công tác thực hiện hoàn thuế của cục thuế Thái Nguyên đã làm rất tốt để tháo gỡ các khó khăn về tài chính cho người nộp thuế, thể hiện qua tỷ lệ giải quyết hồ sơ hoàn thuế qua các năm đạt tỷ lệ rất cao: từ 97% - 99%. Mỗi năm chỉ còn lại 2 đến 3 bộ hồ sơ đề nghị hoàn nhưng chưa được hoàn có thể do hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, hoặc hồ sơ đề nghị hoàn nhưng người nộp thuế không thuộc đối tượng được hoàn theo quy định.

Tuy nhiên chất lượng hoàn thuế qua các năm gần như không được cải thiện, ngược lại có xu hướng giảm đi, thể hiện tỷ lệ thu hồi tiền hoàn thuế qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ thu hồi hoàn thuế là 4% ( cao gấp đôi năm 2005), Số tiền thu hồi hoàn là 8 tỷ cao hơn 5 lần so với năm 2005. Như vậy sau 5 năm chất lượng hoàn thuế không cải thiện mà còn giảm đi, gây thất thu tiền thuế cho NSNN. Nguyên nhân do ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng các hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để khai thuế GTGT được khấu trừ đầu vào, giả dạng xuất khẩu để được hưởng thuế xuất ưu đãi, cố tình tìm cách biến tướng tên gọi đúng của mặt hàng để áp dụng sai mức thuế suất thuế GTGT mặt hàng của mình…Để xảy ra tình trạng

trên về phía cục thuế Thái Nguyên đã làm không tốt khâu thẩm định hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, kiểm tra tờ khai thuế GTGT đầu vào kỹ để phát hiện những hóa đơn không hợp lệ, hóa đơn có dấu hiệu nghi vấn gửi đi xác minh để loại tiền thuế khấu trừ, kiểm tra tờ khai thuế GTGT đầu ra cẩn thận để phát hiện ra các hóa đơn đã viết, không hủy nhưng cũng không được kê khai, từ đó tăng thuế GTGT đầu ra kết hợp lại sẽ giảm tiền thuế được hoàn ngay từ khâu thẩm định hồ sơ hoàn thuế. Bên cạnh đó mặc dù cục thuế Thái Nguyên đã triển khai tương đối nhiều ứng dụng để quản lý thông tin người nộp thuế, tuy nhiên giữa các ứng dụng này lại chưa liên kết với nhau, chưa kết nối trực tuyến 64 cục thuế để tạo thông tin đa chiều, nên các thông tin về doanh nghiệp bỏ trốn, hóa đơn không có giá trị sử dụng nếu không gửi xác minh đi các cục thuế khác thì tại thời điểm người nộp thuế kê khai không thể phát hiện ngay – đây là điểm yếu quan trọng của các cấp cơ quan quản lý thuế nói chung và cục thuế Thái Nguyên nói riêng. Tạo sơ hở cho các người nộp thuế có cơ hội rút tiền thuế từ NSNN ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy công tác hoàn thuế giai đoạn 2005 – 2009 của cục thuế Thái Nguyên chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân do khâu thẩm định hồ sơ hoàn thuế của bộ phận chuyên môn thực hiện chưa tốt, các ứng dụng CNTT chưa được liên kết với nhau, chưa kết nối trực tuyến hỗ trợ cho công tác kiểm tra thông tin NNT liên quan đến các hóa đơn kê khai đề nghị hoàn, NNT ngày càng có sử dụng nhiều biện pháp tinh vi để rút tiền NSNN ra thông qua việc khai thiếu thuế đầu ra, sai thuế suất, khấu trừ thuế của các hóa đơn bất hợp pháp… làm tăng số tiền thuế được hoàn.

2.2.2.2 Phân tích kết quả thực hiện giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuếđối với người nộp thuế

Song song với công tác tuyên truyền – hỗ trợ, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế với NSNN của người nộp thuế được cục thuế chú trọng và thực hiện theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.

Bảng 9: Kết quả thanh tra, kiểm tra TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Yêu cầu 1 Tỷ lệ hồ sơ được kiểm tra Thực hiện 96% 97% 98% 98% 98% Yêu cầu 2 Tỷ lệ NNT được thanh

tra, kiểm tra Thực hiện 16% 19% 19% 19% 7%

3

Tỷ lệ truy thu thuế trên DN được ttra, ktra (tỷ đồng)

0,01 0,02 0,02 0,14 0,09

a Số lượng đơn vị thanh

tra, kiểm tra 235 284 314 376 334 b Số tiền truy thu sau thanh

tra, kiểm tra (tỷ đồng) 1,45 4,63 5,35 53,12 29,81 Nguồn cục thuế Thái Nguyên

Định kỳ, các phòng ban chức năng thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế tại cơ quan thuế. Kết quả trên bảng số liệu 9 cho thấy công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế tại cơ quan thuế.không đạt yêu cầu, thông qua tỷ lệ hồ sơ được kiểm tra của cục thuế Thái Nguyên trong suốt giai đoạn 2005 – 2009 chỉ đạt 96% - 98%. ( theo yêu cầu quản lý, 100% hồ sơ nộp phải được kiểm tra tại cơ quan thuế). Đây là một trong những nguyên nhân để xảy ra trình trạng người nộp thuế khai sai, khai man, trốn thuế phải nộp hoặc tăng tiền thuế được hoàn không được phát hiện kịp thời tại thời điểm kê khai, gây thất thu tiền thuế cho NSNN.

Trong những năm vừa qua, cục thuế Thái Nguyên tập trung thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp những địa bàn còn thất thu tiền thuế, các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT và trốn thuế, các doanh nghiệp lớn trọng điểm của tỉnh.

Qua bảng 9 - kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2005 – 2009 cho thấy tỷ lệ người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra hàng năm rất ít so với tổng số người nộp

thuế đang hoạt động trên địa bàn. Năm 2006 thanh tra, kiểm tra được 16%, các năm 2007 – 2008 tỷ lệ người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra đạt 19%, năm 2009, tỷ lệ giảm xuống còn 7%. Các số liệu trên cho thấy số lượng người nộp thuế tăng mạnh hàng năm, nhưng số lượng người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra tăng rất chậm. Nguyên nhân do hiện tại cục thuế Thái Nguyên còn thiếu cán bộ làm việc, công tác kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế chưa được cán bộ thuế làm đúng theo quy định.

Tỷ lệ truy thu qua các năm 2005 – 2007 hầu như không tăng ( khoảng 20 triệu/đơn vị kiểm tra), năm 2008 tỷ lệ đã tăng lên 140 triệu/ đơn vị được thanh kiểm tra, năm 2009 tỷ lệ 90 triệu / đơn vị được thanh kiểm tra.Nguyên nhân làm tỷ lệ truy thu tiền thuế 2 năm 2008 và 2009 của cục thuế Thái Nguyên là do trong 2 năm này cục thuế Thái Nguyên đã tiến hành thành tra các doanh nghiệp trong điểm, có số thu lớn trên địa bàn tỉnh như công ty gang thép Thái Nguyên truy thu hơn 20 tỷ, Công ty Luyện Kim Màu Thái Nguyên truy thu hơn 11 tỷ, công ty Thái Hưng truy thu gần 2 tỷ…Như vậy, tỷ lệ truy thu tiền thuế tăng do truy thu lớn ở một vài đơn vị được thanh tra kiểm tra chứ không phải đồng đều các đơn vị đã thanh kiểm tra. Toàn bộ giai đoạn 2005 – 2009, ngoài các cuộc thanh tra doanh nghiệp trọng điểm đem lại kết quả truy thu lớn tiền thuế thất thu cho ngân sách nhà nước, các cuộc thanh tra còn lại qua các năm chất lượng chưa được cải thiện.

Như vậy công tác thanh tra, kiểm tra của cục thuế Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2009 chưa đảm bảo được vai trò hậu kiểm, thông qua kiểm tra để nâng cao ý thức của người nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ pháp luật thuế của mình đúng quy định.

Nguyên nhân:

- Do thiếu thông tin của đối tượng nộp thuế nên công tác thực hiện phân tích thông tin của đối tượng nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm còn chưa sát với tình hình tài chính của đối tượng nộp thuế, chưa sát với tình

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 40 - 49)