Định hướng phát triển để hoàn thiện công tác quản lý thuế cho cục thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2010

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 75 - 78)

thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2015

Nền kinh tế quốc dân đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển với tốc độ cao, các thành phần kinh tế, các hình thức kinh doanh, số lượng người nộp thuế đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng, đa dạng và phức tạp. Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng lớn và mang tính thương mại ngày càng được tin học học hóa, điện tử hóa, làm cho nhiệm vụ quản lý ngày càng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi về công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý thuế nói riêng phải được hiện đại hóa cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thuế là công cụ có tính cưỡng chế dùng để phân phối thu nhập nhập. Đây là công cụ tinh tế và nhạy cảm, liên quan đến lợi ích của các chủ thể kinh tế - xã hội và có tác động sâu rộng đến hầu hết các mặt của nền kinh tế. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để tác động vào nền kinh tế thông qua việc xác định đúng nguyên tắc và phương pháp đánh thuế làm sao để thực hiện công bằng, đạt hiệu quả về kinh tế, chi phí hành chính thấp và tính linh hoạt cao; thông qua việc hình thành cơ cấu thuế giữa các loại, các sắc thuế nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp; thông qua việc xác định mức thuế hợp lý vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN vừa giảm bớt tình trạng suy giảm tiêu dùng vào đầu tư; thôngqua việc xác định đúng đối tượng chịu thuế trong lĩnh vực sản xuất hay lưu thông, tiêu dùng hay thu nhập để xác định cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu. Do vậy công tác quản lý thuế giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế

đoạn hiện nay, tỉnh Thái Nguyên giữ vai trò là trung tâm kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ hội nhập và phát triển kinh tế của vùng cũng như cả nước. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả quản lý thuế của Cục thuế Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thu NSNN tỉnh hàng năm đúng với thực tế càng trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết.

Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt, cùng với việc hoàn thiện và xây dựng mới các luật về chính sách thuế. Luật quản lý thuếđã được ban hành để khắc phục các hạn chế trên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 22/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Việc ban hành Luật quản lý thuế nhằm đáp ứng các mục tiêu: thiết lập khung pháp lý chung, áp dụng thống nhất trong quá trình thực thi tất cả chính sách thuế, khắc phục được tình trạng chia cắt tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế, tạo nền tảng cho việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp, bao gồm các chương trình sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế. - Tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế, thu hồi nợ thuế.

- Cải cách bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thuế.

- Phát triển ứng dụng tin học, thông tin điện tử hiệu quả vào công tác quản lý thuế.

- Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan quản lý thuế các cấp.

Cùng với Cục thuế các địa phương khác trong cả nước, Cục thuế Thái Nguyên đang tích cực đổi mới nhằm thực hiện những chương trình hành động lớn nói trên của ngành thuế cả nước. Riêng đối với cục thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 -2015 định hướng và một số nguyên tắc cơ bản hoàn thiện thực hiện quản lý thuế là:

- Thứ nhất: cần điều chỉnh công tác lập dự toán thuế hàng năm nhằm bao quát được nguồn thu đúng, thu đủ, đảm bảo tính bọc lót giữa các sắc thuế, các loại thuế với nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất, gắn bó, chính xác. Khi lập dự toán từng sắc thuế phải đảm bảo chính xác, dễ thực hiện và hiệu quả. Thường xuyên theo dõi sát với tình hình phát triển kinh tế -xã hội và những nhân tốảnh hưởng làm tăng, giảm thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

- Thứ hai: Phải hoàn thiện cơ chế thu, cải cách hành chính trong việc hành thu phù hợp với phương thức “ Tự khai, tự tính, tự nộp thuế” của người nộp thuế. Đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính – hiện đại hóa hành thuế theo hướng đơn giản, thuận tiện và giảm phiền hà cho người nộp thuế.

- Thứ ba: Các chi cục, phòng chức năng tăng cường các biện pháp quản lý để đảm bảo công tác thu đúng, thu đủ, không để dây dưa nợ thuế, trốn thuế. Đặc biệt tập trung các biện pháp quản lý thu ngoài quốc doanh và các khoản thu liên quan đến đất đai, là những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng thiếu thuế.

- Thứ tư: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế theo hướng: Thu thập thông tin về người nộp thuế, đánh giá, phân loại theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế để có các biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ và hướng dẫn; Đối với các người nộp thuế có dấu hiệu kê khai thiếu thuế, trốn thuế, nợ thuế kéo dài thi phải phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, giải thích về bản chất, ý nghĩa của Luật thuế và trách nhiệm của công dân đối với nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ, quyền hạn và các biện pháp thực hiện của cơ quan thuế khi phát hiện người nộp thuế khai thiếu thuế, trốn thuế và nợ thuế.

Căn cứ vào thực tế tình hình thực hiện công tác quản lý thuế của cục thuế Thái Nguyên ( đã phân tích ở chương 2), tôi nhận thấy trước mắt, cục thuế Thái Nguyên cần làm tốt một số công việc sau đây:

- Hoàn thiện công tác lập dự toán: Thu thập bổ sung số liệu liên quan phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu của NSNN trên địa bàn, làm rõ những khoản thu còn thất thoát, các

nguồn thu còn tiềm năng của khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN, sắc thuế TNCN.

- Nâng cao chất lượng thực hiện các thủ tục hành chính thuế trong quá trình thực hiện dự toán thuế thông qua việc hoàn thiện công tác kê khai kế toán thuế, hoàng thiện công tác quản lý nợ thuế và hoàn thiện công tác hoàn thuế.

- Nhận diện được những thủ đoạn trốn thuế của người nộp thuế để có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, chống thất thu cho NSNN thông qua việc tăng cường giám sát việc kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thuếđáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 75 - 78)