Tổng hợp kết quả mong đợi của các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 163 - 168)

d. Phương pháp nghiên cứu

3.3.5Tổng hợp kết quả mong đợi của các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý

Với việc thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp nêu trên, ngành thuế Thái Nguyên phấn đấu đảm bảo được các chỉ tiêu hiệu quả sau đây trong giai đoạn 2010 – 2015:

- Công tác lập dự toán thu NSNN tính toán cho số liệu bao quát đúng, đủ các nguồn thu, đảm bảo công tác tham mưu cho việc ra các quyết định quản lý thuế phù hợp.

- Đạt tốc độ tăng số thu NSNN hàng năm trung bình 20% và đạt số thu 2.000 tỷđồng vào năm 2012.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đơn giản các thủ tục hành chính thuế

theo hướng gọn nhẹ tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện được tự tính, tự

khai, tự nộp thuế của NNT.

- Tỷ lệ hồ sơ khai thuếđúng hạn đạt 99%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng nợ: 7% - 10%, tiến tới xóa hẳn các khoản nợ khó thu trong tổng nợ hàng năm của cục thuế Thái Nguyên.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thông qua số lượng NNT

được thanh tra kiểm tra hàng năm từ 20% trở nên và lựa chọn đúng các đối tượng cần thanh tra, kiểm tra. Kết quả thanh tra kiểm tra đưa ra các hình thức xử phạt đối với các trường hợp không tuân thủ và gian lận thuế đồng thời qua đó ngăn chặn, thuyết phục được những trường hợp có nguy cơ tiềm ẩn của hành vi trốn thuế thấy

được rằng không tuân thủ và gian lận thuế khi bị phát hiện sẽ chịu các hình thức xử

phạt thích đáng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

- Nâng cao nhận thức của công dân nói chung, người nộp thuế nói riêng, phát huy tính tự giác, chủ động của người nộp thuế trong việc thực hiện pháp luật thuế. Từđó giảm thất thu ngân sách hàng năm do việc trốn thuế, lậu thuế.

3.4 Tóm tắt chương 3

Thực tế Công tác quản lý thuế của cục thuế Thái Nguyên Thái Nguyên qua giai đoạn 2005 - 2009 (phân tích chương 2) cho thấy, công tác quản lý thuế của cục thuế Thái Nguyến từng bước cải cách, hiện đại hoá các thủ tục hành chính thuế theo hướng gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, bước đầu đã áp dụng

công nghệ thông tin vào quản lý thuế nhưng công tác quản lý thuế chưa được những kết quả như mong muốn do công tác dự toán thuế ở một số khu vực, sắc thuế chưa

đạt yêu cầu, triển khai thực hiện qua các khâu quản lý kê khai kế toán thuế, quản lý nợ chưa đạt yêu cầu đề ra, công tác thanh tra, kiểm tra chưa đảm bảo vai trò hậu kiểm, răn đe NNT tuân thủ pháp luật thuế …Để góp phần tháo gỡ một phần các vấn

đề nêu ra, luận văn kiến nghị bốn giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế tính Thái Nguyên:

*. Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác lập dự toán: Nội dung thực hiện:

+ Bổ sung thu thập thông tin, khảo sát thực tế, đánh giá tác động của tình hình kinh tế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách thuế tới tình hình nộp NSNN của khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Nhằm dự toán đúng, đủ nguồn thu của khối này.

+ Khảo sát thu nhập các thực tế các cá nhân theo từng ngành nghề, phân nhóm thu nhập từđó dự toán đúng, đủ nguồn thu theo sắc thuế này.

*. Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác kê khai và kế toán thuế: Nội dung thực hiện:

+ Triển khai thực hiện kê khai điện tử.

+ Mở rộng đối tượng tuyên truyền, phương pháp tuyên truyền. + Thực hiện nghiêm túc các chế tài phạt

- Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác quản lý nợ

Nội dung thực hiện:

+ Giám sát tình hình kê khai hàng tháng, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ thuế của NNT nhằm phát hiện những NNT nào kê khai chậm, bỏ kê khai còn nợ thuế để áp dụng các biện pháp thu và chế tài phạt vi phạm hành chính.

+ Thông báo nhắc nhở NNT về thời hạn nộp thuếđúng hạn.

+ Phối hợp vơi cơ quan liên quan để thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi tiền nợ thuế.

*. Giải pháp 4: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

+ Đảm bảo thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ thuế tại cơ quan thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra NNT theo phương pháp đánh giá rủi ro.

+ Xử lý nghiêm các trường hợp phát hiện trốn thuế, thiếu thuế. + Xây dựng kho dữ liệu thông tin NNT môt cách đầy đủ khoa học.

+ Xây dựng lực lượng cán bộđủ về số lượng và trình độ chuyên môn phục vụ

công tác thanh tra.

Tổng chi phí thực hiện các giải pháp trên dự kiến khoảng 462.200.000 đ ( Bốn trăm sáu mươi hai triệu, hai trăm nghìn đồng chẵn)

Thực hiện đồng thời những giải pháp trên tác giả kỳ vọng công tác quản lý thuế của cục thuế Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015 sẽđạt được:

- Tốc độ tăng số thu NSNN hàng năm trung bình 20%, Vượt dự toán hàng năm từ 5% - 7% và đạt số thu 2.000 tỷđồng vào năm 2012.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đơn giản các thủ tục hành chính thuế

theo hướng gọn nhẹ tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện được tự tính, tự

khai, tự nộp thuế của NNT.

- Tỷ lệ hồ sơ khai thuếđúng hạn đạt 99%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng nợ: 7% - 10%, tiến tới xóa hẳn các khoản nợ khó thu trong tổng nợ hàng năm của cục thuế Thái Nguyên.

KẾT LUẬN

Cục thuế Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế có chức năng thực hiện công tác quản lý thuế trên địa bản tỉnh Thái Nguyên

Công tác quản lý thuế của cục thuế Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2009 cho thấy, cục thuế Thái Nguyên từng bước cải cách, hiện đại hoá các thủ tục hành chính thuế theo hướng gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, bước đầu đã áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế nhưng công tác quản lý thuế chưa

được những kết quả như mong muốn do công tác dự toán thuếở khối doanh nghiệp

ĐTNN, thuế TNCN chưa đạt yêu cầu, triển khai thực hiện quản lý kê khai kế toán thuế, quản lý nợ chưa đạt yêu cầu đề ra, công tác thanh tra, kiểm tra chưa đảm bảo vai trò hậu kiểm, răn đe NNT …Để thực hiện được các mục tiêu cục thuế Thái Nguyên đề ra cho công tác quản lý thuế cho giai đoạn 2010 – 2015:

- Thu đúng, thu đủ, huy động kịp thời nguồn thu cho ngân sách, chăm lo nuôi dưỡng phát triển nguồn thu:

- Quản lý thuế phải thực sự phát huy vai trò của thuế trong nền kinh tế thị

trường.

- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế

Tác giả chọn đề tài:Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của Cục thuế Thái Nguyên

Với những nôi dung đã trình bày ở từng chương của luận văn, tác giả đã cố

gắng thực hiện các mục tiêu, yêu cầu của đề tài với những vấn đề sau :

Chương 1: Tác giả đã cố gắng hệ thống hóa nội dung, vị trí và vai trò của thuế, một số sắc thuế đang áp dụng ở Việt Nam, vai trò quản lý thuế trong nền kinh tế. Phương pháp phân tích và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lý thuế.

Chương 2: Tác giả đã phân tích thực trạng tình hình thực hiện công tác quản lý thuế của cục thuế Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2009 trên cả ba khâu : lập dự toán thuế, thực hiện dự toán thuế và kiểm tra, đánh giá dự toán thuế

- Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác lập dự toán

- Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác kê khai và kế toán thuế

- Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác quản lý nợ

- Giải pháp 4: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với giới hạn về thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, tác giả đã cố

gắng nghiên cứu tham khảo nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất định trong khi viết luận văn. Tác giả kính mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc đểđề tài được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin trân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, TS. BÙI XUÂN HỒI và các thầy, cô giáo trong khoa KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ, trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và bạn bè trong quá trình thực hiện viết luận văn này.

Thái Nguyên, Tháng 10 năm 2010 Học viên thực hiện

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 163 - 168)