Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác lập dự toán thuế

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 150 - 163)

d. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác lập dự toán thuế

3.3.1.1 Cơ sởđề xuất

Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thuế, là cơ sở xác

định các mục tiêu cần thực hiện, là căn cứđể kiểm tra kết quả thực hiện. Qua phân tích thực trạng công tác quản lý thuế của Cục thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2005 – 2009 ở Chương 2 cho thấy công tác lập dự toán thuế chưa đạt yêu cầu do dự toán thuế cho khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN và dự toán thu từ sắc thuế TNCN thực hiện chưa tốt, nguyên nhân:

- Cục thuế Thái Nguyên chưa chú trọng vào khu vực ĐTNN và thuế

TNCN trong giai đoạn vừa qua.

- Công tác thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho việc lập dự toán khu vực ĐTNN và thuế TNCN chưa đầy đủ.

- Phương pháp nhận định đánh giá nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ sắc thuế TNCN chưa phù hợp

- Trình độ một số cán bộ làm công tác chuyên môn còn chưa đảm bảo yêu cầu.

Vì vậy hoàn thiện công tác lập dự toán hàng năm nhằm tính đúng, tính

đủ nguồn thu hàng năm, từđó sẽ nâng cao hiệu quả quản lý của Cục thuế Thái Nguyên

3.3.1.2 Nội dung của giải pháp

*. Đối với khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN:

Khi thu thập thông tin để lập dự toán thuế từ khối doanh nghiệp này ngoài việc thu thập số liệu về tình hình kê khai, số tiền thuế nộp NSNN, số

tiền còn nợ thuế, số tiền hoàn thuế, kết quả kinh doanh như hiện tại, cần phải bổ sung:

- Thu thập tình hình triển khai các dự án của các doanh nghiệpcó vốn

ĐTNN trên địa bàn tỉnh.

- Phân tích chi tiết số nộp NSNN của doanh nghiệp theo sắc thuế, số tiền hoàn thuếđể nhận dạng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hiện nay trên địa bàn tỉnh nộp do kết quả hoạt động kinh doanh tốt hay đang trong giai đoạn đầu tư

xây dựng ( số tiền hoàn thuế lớn, thuế TNCN chủ yếu của các nhà thầu nước ngoài).

- Phân tích khảo sát thực tế hiện nay ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là các ngành nào. Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa. Từ đó đánh giá tác động của tình hình kinh tế thế giới, biến động của tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động các doanh nghiệp. Nếu là sản phẩm xuất khẩu, các chính sách của nhà nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện tại có hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm hay hạn chế xuất khẩu để

phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước.

Với mỗi tiêu chí đưa ra nên thực hiện chấm điểm. Những phần ưu cho

điểm 1, những phần bị hạn chế cho điểm 0. Sau đó tổng hợp lại điểm để đánh giá doanh nghiệp trong năm tới sẽ gặp thuận lợi hay khó khăn, từ đó ảnh hưởng tới số nộp NSNN năm sau.

Tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá các kết quả trên để dự toán số thu năm sau chính xác.

*. Đối với thuế TNCN:

Khi thu thập thông tin để lập dự toán thuế của sắc thuế này, ngoài việc thu thập số liệu về tình hình kê khai, số tiền thuế nộp NSNN, số tiền còn nợ

thuế, số tiền hoàn thuế của các đơn vị trên địa bàn, cần bổ sung:

- Khảo sát thu nhập tiền lương tiền công thực tế của các ngành, đơn vị

trong tỉnh thông qua việc kiểm tra điểm mỗi ngành từ một đến 2 đơn vị. Từđó phát hiện được các khoản thu nhập chưa được kê khai quyết toán thu nhập cá nhân ( tiền ăn ca trả bằng tiền mặt, tiền thưởng thi đua…). Đánh giá qua các

đơn vịđược kiểm tra các khoản thu nào mà NNT thường không kê khai thuế, tỷ trọng trong tổng thu nhập là bao nhiêu. Số liệu bổ sung qua kiểm tra khảo sát cộng với sốđã kê khai làm cơ sởđể cán bộ làm công tác dự toán sẽ dự toán số lượng cá nhân đến mức nộp thuế thu nhập, phân khoảng thu nhập cho các nhóm cá nhân, từđó dự toán số thuế TNCN sát thực tế.

- Phối hợp với ngân hàng, kho bạc để đối soát thu nhập đã kê khai và thực tế chi trả qua ngân hàng, kho bạc có đúng không.

Chi phí thực hiện: theo chi phí thường xuyên được duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính khả thi: Hàng năm Cục thuế Thái Nguyên đều tiến hành xây dựng dự toán thuế cho năm sau dựa trên việc thu thập, tổng hợp các thông tin. Giải pháp đưa ra chỉ bổ sung một số thông tin khi thu thập giúp cho việc đánh giá nhận định tình hình thu xác thực hơn.Việc thu thập bổ sung các thông tin trên hoàn toàn có thể triển khai thông qua công tác kiểm tra của cơ quan thuế, chức năng phối kết hợp với các ngành liên quan được quy định trong Luật quản lý thuế.

3.3.1.3 Kết quả kỳ vọng

Với việc thực hiện những nội dung nêu trên, kỳ vọng trong thời gian tới công tác lập dự toán thuế nói chung, lập dự toán thuế theo khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN và dự toán thuế từ sắc thuế TNCN nói riêng sẽ có những cải thiện rõ nét:

- Số liệu dự toán thuế sát với thực tế, bao quát đúng, đủ nguồn thu. Tạo

điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoàn thành dự toán.

- Kiểm soát được số lượng cá nhân nộp thuế, tình hình thu nhập các cá nhân ở các khối doanh nghiệp, ngành nghề sát thực tế, qua đó dự toán tiền thuế từ khối này sát thực tế, ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng 5%-7% trong dự

toán thuế

- Nắm bắt được tình hình kinh doanh, triển khai dự án của các doanh nghiệp khối ĐTNN, nhân định được sự biến động số nộp của khối DN này do

ảnh hưởng của của tình hình kinh tế, chính sách đến kết quả kinh doanh hay do sự lợi dụng tình thế để trốn thuế. Dự toán số thu sát thực tếđể có các biện pháp ngăn chặn tình trạng trốn thuế, thiếu thuế cho NSNN.

3.3.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quản lý kê khai và kế toán thuế

3.3.1.2 Cơ sởđề xuất

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý thuế của Cục thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2005 – 2009 ở Chương 2 cho thấy công tác quản lý kê khai – kế toán thuế thực hiện chưa tốt, thể hiện qua tỷ lệ nộp hồ sơđúng quy

- Công tác tuyên truyền người nộp thuế chưa tốt, chưa đảm bảo vai trò hỗ

trợ NNT tiếp cận thực hiện đúng các quy định của pháp luật thuế khi tham gia sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT;

- Trên thực tế một số cán bộ làm công tác quản lý theo dõi tình kê khai của người nộp thuế còn chưa tốt, chưa bao quát hết hồ sơ phải nộp nên để tình trạng người nộp thuế không nộp tờ khai, nộp chậm tờ khai – là một trong những nguyên nhân để tình trạng người nộp thuế bỏ địa điểm kinh doanh, bỏ

trốn không phát hiện kịp thời, gây thất thu tiền thuế cho NSNN;

- Ngoài ra người nộp thuế nộp muộn tờ khai một phần do việc đi lại lên cơ quan thuế nộp tờ khai đúng hạn gặp nhiều khó khăn (thời gian, khoảng cách, địa điểm).

Những tồn tại trên là nguyên nhân người nộp thuế không nộp hồ sơ, nộp chậm hồ sơ theo quy định để trốn thuế, khai thiếu thuế. Vì những lý do trên có thể khẳng định hoàn thiện công tác quản lý kê khai, kế toán thuế nhằm quản lý chính xác số lượng người nộp thuế trên địa bàn tỉnh, nắm bắt đúng tình hình kinh doanh của từng người nộp thuế từ đó thu đúng thu đủ tiền thuế cho NSNN.

3.3.1.2 Nội dung của giải pháp

- Trong cuốn “Thế giới phẳng” – Thomas L. Friedman đã mô tả các công việc như kế toán, tư vấn… mà người Ấn Độ có thể làm cho các công ty của Mỹ ngay trên đất Ấn chứ không cần sang Mỹ làm việc, hãng hàng công giá rẻ Jestar có thể thuê những bà nội trợ làm đại lý bán vé cho mình mà không phải mở các đại lý của mình… tất cả các công việc trên đều được thực hiện thông qua việc kết nối máy tính với mạng internet. Khi các máy tính được kết nối internet mọi người có thể giao dịch với nhau mà không có sự giới hạn về không gian và thời gian.

Trong những năm gần đây, mạng internet ở Thái Nguyên đã trở nên thông dụng và đa số các doanh nghiệp đều kết nối để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng người nộp thuế

nộp muộn tờ khai do việc đi lại, cục thuế Thái Nguyên nên triển khai thực hiện nộp tờ khai điện tử – nhận tờ khai qua mạng internet.

Để thực hiện việc thực hiện kê khai điện tử, cục thuế Thái Nguyên tiến hành cấp cho mỗi người nộp thuế thuế một địa chỉ mail riêng mình ( sử dụng mã số thuế của NNT + .tng@gdt.vn). Đồng thời yêu cầu NNT đăng ký mẫu chữ ký điện tử của người chịu trách nhiệm trước pháp luật được ký trên tờ

khai thuế với cục thuế Thái Nguyên – cơ sởđể kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của hồ sơ khai thuế khi nhận tờ khai thuế theo quy định. Bên cạnh đó cục thuế Thái Nguyên thông báo rộng rãi địa chỉ mail nhận tờ khai của mình cho NNT biết. Hàng tháng, NNT sửđụng địa chỉ mail được cấp để gửi báo cáo của

đơn vị mình về hòm thư của cục thuế, thay vì phải lên trực tiếp cơ quan quản lý thuếđể nộp.

- Mở rộng đối tượng tuyên truyền pháp luật thuế: Bên cạnh việc tuyên truyền trực tiếp đến các doanh nghiệp thông các buổi mời tập huấn, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, cục thuế Thái Nguyên cần mở rộng tuyên truyền vào khối sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về các quy định thủ tục, chính sách thuế, cách tính thuế đang áp dụng thông qua các buổi học ngoại khóa. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế trên truyền hình địa phương mà đội chơi thuộc nhiều thành phần nhằm thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của mọi người tới các quy định, thủ tục và cách tính các sắc thuế khác nhau, từđó nâng cao nhận thức về pháp pháp luật thuế. Đặc biệt cần tích cực tuyên truyền tới các sinh viên khối kinh tế tài chính – các sinh viên sau này sẽ là những nhân viên làm công tác kế toán cho doanh nghiệp.

- Tăng cường khai thác thông tin từ các ứng dụng thuếđang áp dụng để

thống kê tình hình NNT đã nộp tờ khai, từ đó kịp thời phát hiện những NNT nào không nộp tờ khai chuyển bộ phận theo dõi thông tin NNT kiểm tra nguyên nhân NNT không nộp tờ khai, lý do nộp tờ khai muộn ngăn ngừa tình trạng NNT bỏđịa điểm kinh doanh, bỏ trốn gây thất thu tiền thuế cho NSNN.

- Thực hiện nghiêm túc chế tài phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp nộp hồ sơ chậm từ 1 ngày trở lên nhằm đảm bảo việc tuân thủ

pháp luật thuế của các cá nhân và tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*. Chi phí thực hiện giải pháp: việc thực hiện cấp địa chỉ mail cho NNT thuộc cục thuế Thái Nguyên quản lý thực hiện theo mã số thuế đã cấp cho NNT cộng với đuôi ngành thuế trên trang web Tổng cục thuế đang hoạt động không tốn chi phí tạo địa chỉ mail. Chi phí phát sinh ở đây chỉ là chi phí văn phòng phẩm: giấy in + mực in thông báo địa chỉ mail của người nộp thuế và

địa chỉ mail của cục thuế Thái Nguyên nhận tờ khai theo quy định. Tính đến cuối năm 2009, tổng số NNT hoạt động theo Luật Doanh nghiệp khoảng 5000, tương đương tốn khoảng 10gram giấy A4 x 50.000 đ/gram = 500.000 đ; mực in hết 01 hộp: 1.700.000 ; tổng chi phí thực hiện: 2.200.000 đ

Chi phí tuyên truyền hỗ trợ: Dự kiến mở 12 buổi học ngoại khóa/ năm, chi phí 5.000.000 đ/buổi học, chi phí tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế

cho khối sinh viên 200.000.000đ. Cộng chi phí tuyên truyền: 260.000.000. Tổng chi phí thực hiện 262.200.000 đ

*. Tính khả thi: Internet ngày nay đã trở nên thông dụng, đa số các doanh nghiệp đều kết nối mạng internet phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Việc áp dụng kê khai thuếđiện tử hoàn toàn có thể thực hiện được với những NNT đã kết nối mạng internet tại đơn vị của mình. Khi áp dụng hình thức kê khai điện từ NNT không mất thời gian đi lại lên cơ quan thuế để nộp tờ khai, thay vào đó tiếp tục làm việc của mình tại đơn vị. Đối với những NNT chưa kết nối mạng internet, cục thuế Thái Nguyên tiếp tục nhận tờ khai trực tiếp tại bộ phận một cửa.

Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT của cục thuế Thái Nguyên hoàn toàn có thể thực hiện các nội dung trên thông qua việc phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bản tỉnh.

Với việc thực hiện những nội dung nêu trên, kỳ vọng trong thời gian tới công tác quản lý thu thuế của cục thuế nói chung và công tác quản lý kê khai, kế toán thuế nói riêng sẽ có những cải thiện rõ nét:

- Giảm số lượng NNT nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ cục thuế Thái Nguyên. Từđó giảm công việc nhận tờ khai thuế cho bộ phận Một cửa, cán bộ bộ phận Một cửa sẽ có nhiều thời gian hơn cho các công tác khác như tư vấn pháp luật thuế cho NNT, cung cấp các thông tin tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế cho NNT…

- Khi NNT nộp tờ khai điện tử, khi nhận tờ khai cán bộ thuếở bộ phận kiểm tra có thể kiểm tra ngay tính đúng pháp luật, kiểm tra sai sót số học của hồ sơ khai thuế ngay trên máy tính mà không phải mất thời gian ngồi đợi bộ

phận một cửa chuyển sang. Đồng thời qua đó cán bộ quản lý thuế cũng theo dõi, nắm bắt kịp thời những mã số thuế của người nộp thuế nào hay nộp chậm

để nhắc nhở, mã số thuế của người nộp thuế nào không nộp một cách kịp thời

để báo cáo lãnh đạo có các phương án xử lý.

- Kê khai điện tử giảm lý do kê khai muộn do việc đi lại, mở rộng đối tượng tuyên truyền tăng ý thức tuân thủ quy định pháp luật của NNT, giúp cho công tác quản lý thông tin NNT ngày càng chặt chẽ, tỷ lệ người nộp thuế đúng hạn tiến tới sẽđạt 100%.

3.3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác quản lý nợ

3.3.2.3 Cơ sở giải pháp

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý thuế của Cục thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2005 – 2009 ở Chương 2 cho thấy công tác quản lý nợ

thực hiện chưa tốt, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn không đạt yêu cầu đề ra (yêu cầu <10%, trên thực tế tỷ lệ nợ quá hạn > 0%, tỷ lệ nợ khó thu tăng trong hai năm gần đây. Nguyên nhân:

- Bộ phận quản lý nợ chưa thực hiện các chức năng theo dõi, thông báo và đốc thu nợ thuế cho NNT đúng theo quy trình

- Cục thuế Thái Nguyên chưa thực hiện triệt để các biện pháp cưỡng chế

thu hồi tiền nợ thuế, chưa tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế.

- Bộ phận quản lý thông tin NNT thực hiện không tốt để NNT bỏ địa

điểm kinh doanh, mất tích.

- Bộ phận kiểm tra chưa thực hiện kiểm tra quyết toán đối với các doanh nghiệp phá sản, giải thể, chuyển đổi theo quy định. Nên các khoản nợ còn lại của đơn vị này không xác định được đối tượng nộp.

- Các ứng dụng CNTT vào quản lý nợ chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, để đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN kịp thời, không để nợ thuế

dây dưa, khó thu gây thất thu tiền thuế cho NSNN cần thiết phải hoàn thiện

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 150 - 163)