Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác quản lý nợ

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 86 - 89)

3.3.2.3 Cơ sở giải pháp

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý thuế của Cục thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2005 – 2009 ở Chương 2 cho thấy công tác quản lý nợ thực hiện chưa tốt, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn không đạt yêu cầu đề ra (yêu cầu <10%, trên thực tế tỷ lệ nợ quá hạn > 0%, tỷ lệ nợ khó thu tăng trong hai năm gần đây. Nguyên nhân:

- Bộ phận quản lý nợ chưa thực hiện các chức năng theo dõi, thông báo và đốc thu nợ thuế cho NNT đúng theo quy trình

- Cục thuế Thái Nguyên chưa thực hiện triệt để các biện pháp cưỡng chế thu hồi tiền nợ thuế, chưa tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế.

- Bộ phận quản lý thông tin NNT thực hiện không tốt để NNT bỏ địa điểm kinh doanh, mất tích.

- Bộ phận kiểm tra chưa thực hiện kiểm tra quyết toán đối với các doanh nghiệp phá sản, giải thể, chuyển đổi theo quy định. Nên các khoản nợ còn lại của đơn vị này không xác định được đối tượng nộp.

- Các ứng dụng CNTT vào quản lý nợ chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, để đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN kịp thời, không để nợ thuế dây dưa, khó thu gây thất thu tiền thuế cho NSNN cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế.

3.3.2.2 Nội dung giải pháp

*. Nội dung thực hiện

- Thực hiện quản lý theo thông tin người nộp thuế thông qua công tác theo dõi tình hình kê khai thuế hàng tháng chặt chẽ, đảm bảo công tác kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tính hợp lệ, chính xác, tính thuế đầy đủ trên các hồ sơ thuế. Qua đó phát hiện ra những NNT nào thường xuyên kê khai chậm, những NNT nào bỏ kê khai còn nợ thuế, khai thiếu thuế. Từ đó áp dụng các chế tài phạt vi phạm hành chính về nộp chậm tiền thuế và các biện pháp cưỡng chế thu hồi tiền nợ thuế kịp thời, không để phát sinh nợ khó thu không phát hiện kịp thời.

- Hàng tháng, cán bộ bộ phận quản lý nợ thực hiện rà soát các khoản nợ thuế phát sinh sắp hết hạn phải nộp ( trước 3- 5 ngày) mà NNT thuế chưa nộp, làm thông báo nhắc nhở số tiền nợ thuế và hạn phải nộp cho NNT biết. Thông báo gửi qua thư điện tử, Fax, qua đường công văn, và cũng có thể thông báo qua điện thoại. Đồng thời thực hiện rà soát, phân loại nợ quá hạn theo khoảng thời gian, từđó có các biện pháp thu kịp thời.

định được đối tượng để thu có nguyên nhân từ việc cơ quan thuế không quyết toán với các đơn vịđã phá sản, giải thể.

- Tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn như ngân hàng, kho bạc để thực hiện cưỡng chế thu các khoản nợ thuế mà NNT mở tài khoản có tiền nhưng không chịu nộp thuế. Phối hợp với cơ quan công an, tòa án điều tra khởi tố những NNT cố tình dây dưa không nộp thuế, bỏ địa điểm kinh doanh để trốn nợ thuế. Phối hợp với các cơ quan báo chí để công khai những NNT bỏ địa điểm kinh doanh, nợ dây dưa tiền thuế.

- Hoàn thiện hệ thống ứng dụng tin học vào quản lý thuế nhằm hỗ trợ công tác quản lý nợ thuế tốt hơn nữa trong việc khai thác thông tin, thống kê nợ thuế theo tình trạng nợ tốt hơn nữa. Như trong loại nợ quá hạn cần phân loại nợ quá hạn dưới 10 ngày, nợ quá hạn từ 10 – 29 ngày, nợ quá hạn từ 30 – 59 ngày, nợ quá hạn trên 60 ngày.

*. Chi phí thực hiện: không tăng ngoài kinh phí thường xuyên.

*. Tính khả thi: các quy trình, quy định phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn đã được thể chế hóa trong Luật quản lý thuế, nên cục thuế Thái Nguyên hoàn toàn có thể thực hiện giải pháp.

3.3.3.3 Kết quả kỳ vọng

Với việc thực hiện những nội dung nêu trên, kỳ vọng trong thời gian tới công tác quản lý thu thuế của cục thuế nói chung và công tác quản lý nợ thuế nói riêng sẽ có những cải thiện rõ nét:

- Tỷ lệ nợ quá han, nợ khó thu nằm trong khu vực cho phép: Chỉ tiêu Tỷ trọng

1. Tỷ lệ nợ quá hạn 5% – 7%

2. Tỷ lệ nợ khó thu 0,02% – 0,05%

- Giảm thiểu số lượng NNT không chịu nộp thuế, chây ỳ tiền nợ thuế. - Quản lý nợ thuế sẽ là công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác kế toán thuế từđó đảm bảo nhiệm vụ thu kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 86 - 89)