Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 –

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 79 - 82)

3.3.1.1 Cơ sởđề xuất

Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thuế, là cơ sở xác định các mục tiêu cần thực hiện, là căn cứđể kiểm tra kết quả thực hiện. Qua phân tích thực trạng công tác quản lý thuế của Cục thuế Thái Nguyên trong giai đoạn 2005 – 2009 ở Chương 2 cho thấy công tác lập dự toán thuế chưa đạt yêu cầu do dự toán thuế cho khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN và dự toán thu từ sắc thuế TNCN thực hiện chưa tốt, nguyên nhân:

- Cục thuế Thái Nguyên chưa chú trọng vào khu vực ĐTNN và thuế TNCN trong giai đoạn vừa qua.

- Công tác thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho việc lập dự toán khu vực ĐTNN và thuế TNCN chưa đầy đủ.

- Phương pháp nhận định đánh giá nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ sắc thuế TNCN chưa phù hợp

- Trình độ một số cán bộ làm công tác chuyên môn còn chưa đảm bảo yêu cầu.

Vì vậy hoàn thiện công tác lập dự toán hàng năm nhằm tính đúng, tính đủ nguồn thu hàng năm, từđó sẽ nâng cao hiệu quả quản lý của Cục thuế Thái Nguyên

3.3.1.2 Nội dung của giải pháp

*. Đối với khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN:

Khi thu thập thông tin để lập dự toán thuế từ khối doanh nghiệp này ngoài việc thu thập số liệu về tình hình kê khai, số tiền thuế nộp NSNN, số tiền còn nợ thuế, số tiền hoàn thuế, kết quả kinh doanh như hiện tại, cần phải bổ sung:

- Thu thập tình hình triển khai các dự án của các doanh nghiệpcó vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh.

- Phân tích chi tiết số nộp NSNN của doanh nghiệp theo sắc thuế, số tiền hoàn thuếđể nhận dạng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hiện nay trên địa bàn tỉnh nộp do kết quả hoạt động kinh doanh tốt hay đang trong giai đoạn đầu tư

xây dựng ( số tiền hoàn thuế lớn, thuế TNCN chủ yếu của các nhà thầu nước ngoài).

- Phân tích khảo sát thực tế hiện nay ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là các ngành nào. Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa. Từ đó đánh giá tác động của tình hình kinh tế thế giới, biến động của tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động các doanh nghiệp. Nếu là sản phẩm xuất khẩu, các chính sách của nhà nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện tại có hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm hay hạn chế xuất khẩu để phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước.

Với mỗi tiêu chí đưa ra nên thực hiện chấm điểm. Những phần ưu cho điểm 1, những phần bị hạn chế cho điểm 0. Sau đó tổng hợp lại điểm để đánh giá doanh nghiệp trong năm tới sẽ gặp thuận lợi hay khó khăn, từ đó ảnh hưởng tới số nộp NSNN năm sau.

Tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá các kết quả trên để dự toán số thu năm sau chính xác.

*. Đối với thuế TNCN:

Khi thu thập thông tin để lập dự toán thuế của sắc thuế này, ngoài việc thu thập số liệu về tình hình kê khai, số tiền thuế nộp NSNN, số tiền còn nợ thuế, số tiền hoàn thuế của các đơn vị trên địa bàn, cần bổ sung:

- Khảo sát thu nhập tiền lương tiền công thực tế của các ngành, đơn vị trong tỉnh thông qua việc kiểm tra điểm mỗi ngành từ một đến 2 đơn vị. Từđó phát hiện được các khoản thu nhập chưa được kê khai quyết toán thu nhập cá nhân ( tiền ăn ca trả bằng tiền mặt, tiền thưởng thi đua…). Đánh giá qua các đơn vịđược kiểm tra các khoản thu nào mà NNT thường không kê khai thuế, tỷ trọng trong tổng thu nhập là bao nhiêu. Số liệu bổ sung qua kiểm tra khảo sát cộng với sốđã kê khai làm cơ sởđể cán bộ làm công tác dự toán sẽ dự toán số lượng cá nhân đến mức nộp thuế thu nhập, phân khoảng thu nhập cho các nhóm cá nhân, từđó dự toán số thuế TNCN sát thực tế.

Chi phí thực hiện: theo chi phí thường xuyên được duyệt.

Tính khả thi: Hàng năm Cục thuế Thái Nguyên đều tiến hành xây dựng dự toán thuế cho năm sau dựa trên việc thu thập, tổng hợp các thông tin. Giải pháp đưa ra chỉ bổ sung một số thông tin khi thu thập giúp cho việc đánh giá nhận định tình hình thu xác thực hơn.Việc thu thập bổ sung các thông tin trên hoàn toàn có thể triển khai thông qua công tác kiểm tra của cơ quan thuế, chức năng phối kết hợp với các ngành liên quan được quy định trong Luật quản lý thuế.

3.3.1.3 Kết quả kỳ vọng

Với việc thực hiện những nội dung nêu trên, kỳ vọng trong thời gian tới công tác lập dự toán thuế nói chung, lập dự toán thuế theo khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN và dự toán thuế từ sắc thuế TNCN nói riêng sẽ có những cải thiện rõ nét:

- Số liệu dự toán thuế sát với thực tế, bao quát đúng, đủ nguồn thu. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoàn thành dự toán.

- Kiểm soát được số lượng cá nhân nộp thuế, tình hình thu nhập các cá nhân ở các khối doanh nghiệp, ngành nghề sát thực tế, qua đó dự toán tiền thuế từ khối này sát thực tế, ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng 5%-7% trong dự toán thuế

- Nắm bắt được tình hình kinh doanh, triển khai dự án của các doanh nghiệp khối ĐTNN, nhân định được sự biến động số nộp của khối DN này do ảnh hưởng của của tình hình kinh tế, chính sách đến kết quả kinh doanh hay do sự lợi dụng tình thế để trốn thuế. Dự toán số thu sát thực tếđể có các biện pháp ngăn chặn tình trạng trốn thuế, thiếu thuế cho NSNN.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế của cục thuế thái nguyên (Trang 79 - 82)