Đặc điểm của quản lý chi ngân sáchnhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 32)

- Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng

20

nhiệm vụ của cấp huyện. Tuy nhiên, Luật Ngân sách nhà nước cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương; HĐND cấp tỉnh, thành phố quyết định tỷ lệ % điều tiết giữa ngân sách cấp tỉnh, thành phố với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Do đó, quy mô ngân sách và khả năng tự cân đối của ngân sách cấp huyện hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi của cấp tỉnh đối với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã cũng như quy định tỷ lệ % điều tiết ngân sách giữa ngân sách cấp tỉnh đối với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Ngân sách cấp huyện có tự cân đối được hay không phụ thuộc một phần vào sự phân chia về ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương trong tỷ lệ điều tiết và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi do HĐND, UBND cấp huyện quyết định.

- UBND huyện không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi của ngân sách cấp huyện do cấp tỉnh (HĐND &UBND tỉnh) quyết định. Trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương cũng như những nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định (với thời gian 5 năm theo luật ngân sách quy định). Vấn đề này đặt ra yêu cầu là các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng chính sách chế độ thu, chi ngân sách tham mưu việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp huyện phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính đầy đủ để tham mưu cho quan có thẩm quyền của cấp tỉnh quyết định, tránh yếu tố cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Đồng thời, phân cấp phải trên quan điểm tăng quyền chủ động của ngân sách cấp huyện và cấp xã để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Quy mô ngân sách cấp huyện thường không ổn định qua các giai đoạn. Đối với nguồn thu của ngân sách cấp huyện thường chủ yếu là các

21

khoản thu về thuế, phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất và thu khác. Trong đó, thu từ thuế và phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng chiếm tỷ trọng từ 70-80% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, từ thực tế thấy rằng khoản thu thuế được giao chủ yếu là các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực ngoài quốc doanh của các doanh nghiệp loại nhỏ, đặc biệt ở thời điểm kinh tế suy thoái là rất khó thực hiện. Những khoản thu này có quy mô số thu không lớn, nhưng chi phí phải bỏ ra cho công tác thu không nhỏ và đó cũng là những vấn đề còn bất cập đối với việc phân cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 32)