Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 65 - 67)

Hiện nay, hầu hết diện tích đất quy hoạch chung đô thị Buôn Ma Thuột được duyệt năm 1998 (5.000 ha) đã được phủ kín quy hoạch phân khu 1/2000 (chiếm khoảng 84%), đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển đô thị. Trong giai đoạn năm 2019-2020, thành phố Buôn Ma Thuột đang tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, lấy việc quản lý và xây dựng, chỉnh trang đô thị là một

55

trong những khâu đột phá để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, cây xanh… được thành phố quan tâm như: hoàn thành việc xây dựng mở rộng hệ thống đường giao thông đối ngoại, thực hiện nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ 14, 26, 27, 29, 14C, nối Quốc lộ 29 với Campuchia; hoàn chỉnh quy hoạch đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột; đầu tư nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột trở thành sân bay quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đầu tư mở rộng các tỉnh lộ từ thành phố Buôn Ma Thuột đến trung tâm các huyện: Cư M’gar (tỉnh lộ 8), Buôn Trấp (tỉnh lộ 2), Buôn Đôn (tỉnh lộ 1); xây dựng một số tuyến đường đô thị mới như đường vành đai phía Tây, đại lộ Đông – Tây, đường Ama Khê kéo dài, đường Trần Quý Cáp; cải tạo xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa trên các trục đường phố, trong các khu đô thị mới.

Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn được chú trọng. Tỷ lệ trẻ em đi mẫu giáo và học sinh đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tăng dần qua từng năm. Cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Thành phố hiện có trường Đại học Buôn Ma Thuột là trường Đại học lớn của Tây Nguyên, 04 trường Cao đẳng, 08 trường Trung cấp chuyên nghiệp và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học trên toàn thành phố. Hệ thống trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được củng cố và mở rộng cả về quy mô và ngành nghề đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.

Hệ thống cung cấp điện được tăng cường đầu tư phát triển, hệ thống thủy lợi chủ yếu là những công trình vừa và nhỏ, đang đối mặt với nguy cơ xuống cấp do không được duy tu, bảo dưỡng.

56

Mạng lưới y tế từ thành phố đến cơ sở xã, phường được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia, các chính sách y tế cho người nghèo, trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đạt kết quả tốt từng bước đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Xã hội hoá lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe ngày một mạnh mẽ hơn đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ. Toàn thành phố có 15 cơ sở y tế với 1.876 giường bệnh, 1.635 cán bộ y tế. Có 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% thôn, buôn có cán bộ y tế, 100% trạm y tế xã có đủ nhân lực và cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 65 - 67)