- Phòng Tài chính kế hoạch chủ động tham mưu, điều hành đảm bảo cân đối ngân sách địa phương; sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung nguồn dự phòng ngân sách các cấp. Chủ động đảm bảo nguồn ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương còn dư theo quy định) và sử dụng nguồn ngân sách cấp trên bổ sung (nếu có) để thực hiện các chính sách an sinh xã hội; không để phát sinh tình trạng chậm, muộn, nợ chế độ, chính sách trên địa bàn. Trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong khi vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, địa phương phải chủ động xây dựng phương án điều hành sử dụng các nguồn lực của mình theo quy định để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương.
- Chi ngân sách nhà nước cần được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm ngay từ khâu lập dự toán đầu năm và trong quá trình thực hiện; chủ động điều hành ngân sách nhà nước linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo nguồn kinh phí. Ưu tiên dành nguồn lực cho đầu tư phát triển; triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thật sự cần thiết, đặc biệt là chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước; quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân ngay từ đầu năm, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân.
112
- UBND thành phố cần chỉ đạo UBND các xã, phường, Ban Quản lý dự án cần xây dựng lộ trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương trên cơ sở thực lực nguồn ngân sách có thể bố trí để tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, cần phải xác định rõ dự án đầu tư xây dựng nào là trọng tâm. Công tác chuẩn bị lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư cho năm sau phải đảm bảo theo quy định của Luật đầu tư công. Các công tác này phải hoàn thành trước 31/10 của năm trước để các cấp trên có cơ sở xây dựng dự toán và chủ động bố trí nguồn vốn cho từng dự án.
- Ủy ban nhân dân thành phố nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trượt giá trong công thức tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương.
- Hiện nay, vẫn còn tình trạng các dự án được thẩm định sau ngày 31/10, thậm chi sang cả năm sau nhưng vẫn lấy số công văn trước ngày 31/10 năm này để đáp ứng quy trình phê duyệt dự án đầu tư cho năm sau theo quy định của Luật đầu tư công. Triển khai hoàn chỉnh công tác bố trí và cấp phát nguồn vốn đầu tư cho các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố. Chấp hành nghiêm Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trong việc phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong năm, hạn chế cấp bổ sung kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm từng bước hạn chế và đẩy lùi cơ chế xin cho dễ nẩy sinh tiêu cực trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước.
113
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3, luận văn cũng đã đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán quản lý chi ngân sách nhà nước; phát huy vai trò kiểm tra, thanh tra công tác quản ly chi ngân sách nhà nước; tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý chi ngân sách nhà nước; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách nhà nước; mở rộng quyền tự chủ của đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước.
Do đó, việc tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, là thật sự cần thiết, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước nhằm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng ngân sách và góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.
114
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng đặc biệt không chỉ với tư cách nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vận hành bộ máy quản lý của Nhà nước, mà còn tác động đến sản xuất, tiêu dùng và ổn định vĩ mô. Chính vì thế, quản lý chi ngân sách nhà nước ngày càng được coi trọng, việc quản lý chi ngân sách nhà nước hỗ trợ Nhà nước hoạt động hiệu quả, mà còn kích thích tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội.
Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND thành phố, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị- xã hội từ thành phố cho đến xã, phường cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính.
Với những đóng góp chủ yếu của đề tài đã khái quát những nội dung chính mà luận văn đã đề cập. Hy vọng đây sẽ là những ý kiến đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Đắk Lắk nói chung với mục tiêu thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
115
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC- BNV ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
6.Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế động công tác phí, chế độ chi hội nghị, Hà Nội.
7.Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
8.Chính phủ (2016), Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước, Hà Nội.
116
9. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Nghị quyết số 09/2016/NQ- HĐND ngày 14/12/2016 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017.
10. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Nghị quyết số 07/2016/NQ- HĐND ngày 14/12/2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2017 cho ngân sách các cấp chính quyền thuộc tỉnh Đắk Lắk.
11. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2017), Nghị quyết số 30/2017/NQ- HĐND ngày 11/10/2017 về quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
12.Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2020), Nghị quyết số 21/2020/NQ- HĐND ngày 09/12/2020 về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương.
13. Lê Văn Nghĩa (2018), “Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk”, Luận án Tiến sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Văn Ngọc (2012), “Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
15.Ngô Văn Tường (2014), “Quản lý ngân sách của huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
16. Ngô Băng Tâm (2015), “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, chuyên ngành Quản
lý công,Học viện Hành chính Quốc gia.
17. PGS.TS Lê Chi Mai – TS. Nguyễn Xuân Thu (2019) “Giáo trình
117
18. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố (2017-2020), Báo cáo quyết toán ngân sách thành phố năm 2017, năm 2018, năm 2019 và năm 2020 của thành phố Buôn Ma Thuột.
19. Phan Thị Hoàng Yến (2016), “Quản lý chi thường xuyên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế phát triển, Trường Đại học Đà Nẵng.
20. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/05/2015, Hà Nội.
21. TS. Nguyễn Xuân Thu (2017) “Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà
nước” Học viện Hành chính Quốc gia.
22. Tô Thiện Hiền (2012), “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà
nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, Luận
án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
23. Trần Quang Đông (2014), “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” , Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Đại học Kinh tế.
24. Trần Thị Kim Thoa (2015), “Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
25. UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2018), Báo cáo số 411/BC- UBND ngày 17/12/2018 của thành phố Buôn Ma Thuột về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
26. UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2019), Báo cáo số 472/BC- UBND ngày 19/12/2019 của thành phố Buôn Ma Thuột về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
118
27. UBND thành phố Buôn Ma Thuột (2020), Báo cáo số 401/BC- UBND ngày 15/12/2020 của thành phố Buôn Ma Thuột về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.